Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn từ 250 m2 trở lên, tiêu chuẩn là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm thương mại intimex (Trang 34)

tiêu chuẩn là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp.

4. Vai trò của siêu thị trong hệ thống bán lẻ.

Siêu thị là một trong những cửa hàng bán lẻ, nên vị trí của nó là trung gian cuối cùng trong kênh phân phối hàng hóa. Siêu thị trực tiếp bán hàng phục vụ nhu tiêu dùng của mọi người. Ở vị trí đó, siêu thị có vai trò rất quan trọng đối với người sản xuất và người tiêu dùng.

Đối với người sản xuất: Siêu thị hoạt động như một đại lý mua hàng. Siêu thị phải nghiên cứu nguồn hàng, lựa chọn hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Đối với người tiêu dùng: Siêu thị là nhà cung cấp, là người trực tiếp phục vụ, thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần. Để làm tốt vai trò này, siêu thị phải nghiên cứu, phát hiện nhu cầu của khách hàng, tìm và bán hàng hóa ở những thời gian, địa điểm và theo cách thức mà khách hàng mong muốn, đồng thời phải chủ động hướng dẫn nhu cầu, phát hiện và kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.

Với vị trí cận kề người tiêu dùng, siêu thị có vai trò thông tin, cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Siêu thị giúp nhà sản xuất thu thập những ý kiến phản hồi của người tiêu dùng về chất lượng, giá cả, mẫu mã hàng hóa để nhà sản xuất cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp nhà sản xuất quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng.

Sự xuất hiện của siêu thị đã làm tăng mức độ cạnh tranh trong hệ thống bán lẻ. Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và phương thức bán hàng tự phục vụ, tiến bộ văn minh, hoạt động của siêu thị đã có tác dụng thúc đẩy các loại hình bán lẻ khác phải đổi mới phong cách phục vụ khách hàng.

Siêu thị cũng giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hóa: trong khi người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều loại hàng hóa với khối lượng nhỏ, nhưng người sản xuất để đảm bảo lợi nhuận phải sản xuất

một hoặc một số hàng hóa với khối lượng lớn để đạt hiệu quả sản xuất. Do đó, hệ thống siêu thị giải quyết tốt sự khác biệt giữa sản xuất quy mô lớn và tiêu dùng đa dạng khối lượng nhỏ bằng cách mua từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, cung cấp cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm.

Siêu thị còn giúp giải quyết sự khác biệt về không gian giữa sản xuất và thời gian tiêu dùng không trùng khớp. Sản xuất thường không xảy ra cùng thời gian với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nên hải dự trữ hàng hóa. Sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng được các siêu thị giải quyết một phần sự khác biệt này.

Siêu thị đôi khi còn đóng vai trò chức năng tài chính, cung cấp tiền mặt và tín dụng cần thiết cho hoạt động sản xuất hàng hóa. Ví dụ: siêu thị Metro đã cung cấp tài chính cho các hộ nông dân sản xuất rau, sau đó mua lại để bán trong siêu thị.

Siêu thị còn đóng vai trò như người chia sẻ rủi ro với các nhà sản xuất. Nếu như trước kia, các nhà sản xuất tự phân phối hàng hóa và tự gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa của mình thì hiện nay một số siêu thị đã bắt đầu tự kinh doanh rủi ro. Họ thường mua đứt hàng hóa của doanh nghiệp (với giá thấp), sau đó tự chịu trách nhiệm về bảo hành, vận chuyển hàng hóa đối với khách hàng nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.

Ngoài ra, siêu thị còn giữ một số vai trò khác như: hoàn thiện thêm sản phẩm, có thể là bao gói, gắn nhãn mác hoặc đóng hộp… Một số siêu thị còn thực hiện một số công đoạn chế biến, đặc biệt là đối với hàng thực phẩm. Ngoài ra siêu thị còn giữ vi trò tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những người mua tiềm năng.

5. Mối quan hệ siêu thị với các loại hình bán lẻ khác.

5.1. Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ.

Loại hình bán lẻ hỗ trợ hay còn gọi là “đối thủ cạnh tranh tốt” của siêu thị là loại hình bán lẻ hoạt động trên những phân khúc thị trường khác, với mục đích và phương thức hoạt động khác, không xâm phạm vào thị trường của siêu thị. Siêu thị và các loại hình bán lẻ hỗ trợ có thể tồn tại bên cạnh nhau, liên kết với nhau thành hệ thống. Như vậy, cần phân biệt khi xem xét mối quan hệ giữa siêu thị với các hình thức tổ chức bán lẻ, cũng như những cửa hàng mắt xích. Cửa hàng mắt xích hay cửa hàng bán lẻ độc lập là cách thức sở hữu, quản lý khác nhau của doanh nghiệp. Siêu thị cũng có thể là các thành viên cảu một hệ thống mắt xích hay tồn tại độc lập.

5.2. Siêu thị với các loại hình bán lẻ cạnh tranh trực tiếp.

Có nhiều đối thủ cạnh tranh với siêu thị, nhưng xét về quy mô và mức độ cạnh tranh thì nổi bật là loại hình bán lẻ ở chợ. Chợ là địa điểm tập trung thường xuyên (hàng ngày hoặc định kỳ) nhiều người bán lẻ hoặc người mua để tiến hành trao đổi, mua bán hàng hóa. Hộ kinh doanh bán lẻ ở chợ chỉ mượn địa điểm để bán hàng, kinh doanh và tự hạch tóan. Chợ là loại hình bán lẻ truyền thống, hàng hóa rất phongphú, từ thực phẩm, vật dụng gia đình, quần áo, công cụ đến các loại phụ tùng, đồ kim khí điện máy… Giá cả ở chợ khá linh hoạt, người bán và người mua tự do thương lượng với nhau.

Chợ là loại hình bán lẻ truyền thống đã có từ xa xưa và phổ biến khắp nơi trên thế giới, có vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử nhân loại. Tại Việt Nam, mua sắm hàng hóa ở chợ đã trở thành nếp sống quen thuộc của mọi người từ thành thị đến nông thôn, tuy nhiên chợ cũng đang bị hạn chế ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm thương mại intimex (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w