1. Khái niệm.
Siêu thị là từ dịch ra từ thuật ngữ nước ngoài, “supermarket” (Tiếng Anh) hay “supermarché” (Tiếng Pháp), trong đó “super” nghĩa là “siêu” và “market” nghĩa là “chợ”. Hiện nay, siêu thị được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo từng nước.
Tại Hoa Kỳ, siêu thị được định nghĩa “là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn, có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu người tiêu dung về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”. (theo trang vnbis.com.vn)
Tại Anh, người ta định nghĩa siêu thị là cửa hàng bách hóa bán đồ thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác. Siêu thị thường đặt tại thành phố hoặc dọc đường cao tốc hoặc trong khu vực buôn bán, có diện tích khoảng 4000 – 25000 bộ vuông (theo trang vnbis.com.vn)
Siêu thị ở Pháp được định nghĩa là cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ, có diện tích từ 400m2 – 2500m2 chủ yếu bán hàng thực phẩm và vật dụng gia đình (theo trang vnbis.com.vn)
Tóm lại, có thể có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị nhưng từ các định nghĩa này, người ta vẫn hiểu rõ nội hàm của siêu thị là dạng cửa
hàng bán lẻ, áp dụng phương thức tự phục vụ, bán các hàng hóa tiêu dùng phổ biến.
Trong quy chế “siêu thị, trung tâm thương mại” của Bộ thương mại đã định nghĩa: “siêu thị là cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng” (trang thông tin điện tử Bộ Công Thương moit.gov.vn).
2. Đặc điểm của siêu thị.
Siêu thị là một dạng của cửa hàng bán lẻ hàng hóa, hoạt động kinh doanh của siêu thị được tổ chức dưới hình thức cửa hàng có trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ trực tiếp hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng.
Phương thức bán hàng: tự phục vụ là phương thức bán hàng mà siêu thị áp dụng. Khách hàng có quyền tự do đi lại trong cửa hàng, tự do tiếp xúc, xem xét, ngắm nghía, so sánh, chọn lựa, sau đó tự đưa hàng đến quầy thu ngân để thanh tóan. Đó chính là tính tự phục vụ hoàn toàn. Điều này tạo ra tính kinh tế cho hoạt động siêu thị vì nó khêu gợi, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Hàng hóa bán tại siêu thị: siêu thị thường có danh mục hàng bày bán rất đa dạng, phong phú, bao gồm cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm. Hàng hóa ở siêu thị thường là các đơn vị sản phẩm lẻ, hoàn chỉnh, phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng cá nhân, được bày bán trên kệ theo từng loại và niêm yết giá công khai, dễ dàng để khách hàng dễ quan sát, chọn lựa và toàn quyền quyết định mua sản phẩm họ ưng ý nhất.
Siêu thị thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật trưng bày hàng hóa: ngoài việc tạo ra phương thức bán hàng tự phục vụ, siêu thị còn thể hiện được nghệ thuật trưng bày hàng hóa nhằm tối đa hiệu quả không gian bán hàng. Điều này có nghĩa, hàng hóa trong siêu thị phải có khả năng tự quảng cáo và lôi cuốn người mua.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bán hàng: như nhà cửa, kho hàng, thiết bị vật dụng cần thiết…tương đối hiện đại nhằm đảm bảo sự tiện nghi phục vụ tốt, tạo thoải mái cho khách hàng khi đi mua sắm. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh với các siêu thị khác và với loại hình bán lẻ khác.
Doanh số hàng hóa bán ra: do phải đầu tư nhiều vào các thiết bị và chi phí khấu hao tài sản cố định cao nên siêu thị đòi hỏi mức doanh số cao hơn rất nhiều so với các cửa hàng thông thường. Mặt khác, giá bán cũng phải khống chế ở mức có khả năng hấp dẫn khách hàng. Vì vậy, siêu thị phải được hoạch định ở tầm hoạt động rộng lớn.
Quy mô siêu thị tương đối lớn vì hình thức kinh doanh lấy quan điểm khách hàng tự phục vụ, chi phí thấp, lợi nhuận thấp làm cơ sở hoạt động. Do đó, để đảm bảo tính kinh tế đòi hỏi siêu thị phải có quy mô hợp lý mới có thể tiêu thụ được khối lựong hàng hóa lớn đủ để bù đắp chi phí kinh doanh và có lãi.
3. Phân loại siêu thị.
3.1. Phân loại theo phương thức kinh doanh
3.1.1. Siêu thị bán buôn
Bán buôn tiêu biểu cho bộ phận kinh tế chủ yếu, có giá trị kinh tế cao và có vai trò thích hợp như một mô hình phân phối, có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhiều đối tượng khách hàng chuyên nghiệp.
Bán buôn phục vụ tất cả các khách hàng làm kinh doanh, bao gồm: nhà sản xuất, nhà chế tạo, những người bán sỉ khác, nhà bán lẻ và các công ty dịch vụ như nhà hàng, khách sạn và bất cứ khách hàng chuyên nghiệp nào khác.
Thông thường, bán buôn được định nghĩa là bán hàng đến những đơn vị kinh doanh khác có cùng chức năng trong hệ thống cung ứng.
Bán buôn không giới hạn ở mức độ bán đến người bán lại mà bao gồm cả việc bán hàng đến tất cả các loại hình kinh doanh bất kể họ có bán lại, có chế biến hoặc chỉ sử dụng hàng hóa cho một mục đích chuyên môn nào đấy.
3.1.2. Siêu thị bán lẻ
Là loại hình bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng.
Bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng (cá nhân hoặc hộ gia đình).
Các chức năng chủ yếu của người bán lẻ:
+ Tiếp xúc với khach hàng, phát hiện nhu cầu tiêu dùng, thu thập thông tin thị trường và chuyển các thông tin này trở lại người sản xuất.
+ Thực hiện bán hàng, quảng cáo và trưng bày sản phẩm.
+ Phân chia và sắp xếp hàng hóa thành những khối lượng phù hợp với người mua.
+ Dự trữ hàng hóa, sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng. + Cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Những người bán lẻ có thể được phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Ví dụ: theo mặt hàng mà người bán lẻ bán, người ta chia ra thành: cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa, siêu thị, cửa hàng tiện ích… Cửa hàng chuyên doanh bán những dòng sản phẩm hẹp và chuyên sâu. Cửa hàng bách hóa bày bán nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng là một quầy riêng. Và siêu thị là trung tâm bán lẻ lớn, chi phí thấp, tự phục vụ, giá thấp doanh số bán cao. Cửa hàng tiện ích, tiện dụng là những cửa hàng bán lẻ
nhỏ, bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng.
Các đối tượng bán lẻ khác nhau có quy mô, phương thức kinh doanh và sức mạnh chi phối thị trường khác nhau, tất nhiên họ cũng có khả năng điều khiển hệ thống phân phối khác nhau.
3.2. Phân loại theo hàng hóa kinh doanh
3.2.1. Siêu thị tổng hợp.
Là siêu thị bán nhiều hàng hóa cho mọi khách hàng. Hiện nay, siêu thị tổng hợp đang ngày càng phát triển, có những siêu thị bày bán từ vài ngàn đến vài chục ngàn loại hàng hóa. Những siêu thị này cung cấp một chuỗi hoàn chỉnh những mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm đáp ứng mọi nhu cầu và cho phép mua đủ loại hàng hóa đến mọi điểm dừng.
3.2.2. Siêu thị chuyên doanh.
Là siêu thị bán môt hay một số loại hàng hóa của một ngành nào đó. Một số loại siêu thị chuyên doanh như: siêu thị thực phẩm, siêu thị rượu, siêu thị trái cây, siêu thị sách, siêu thị giày, siêu thị máy tính, siêu thị địa ốc, siêu thị điện thoại di động… Siêu thị chuyên doanh cung cấp các loại hàng hóa có tính chuyên sâu cao, có tính đặc thù của ngành hàng mà không một ngành hàng nào có thể cung cấp.
3.3. Phân loại theo quy mô siêu thị.
Trong quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ Thương mại, siêu thị được phân chia thành 3 hạng: hạng I, hạng II, hạng III.
3.3.1. Siêu thị hạng I:
- Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: