Tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm thương mại intimex (Trang 76 - 80)

. Mời giảng viên các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc các tổ chức

2.2.Tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

2. Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu.

2.2.Tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

2.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để có thể khắc phục một số hạn chế về chất lượng sản phẩm hàng hoá, Trung tâm thương mại Intimex nên xây dựng một cam kết với khách hàng. Đảm bảo bán những mặt hàng đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tất cả các mặt hàng đều được kiểm tra, giám sát về mặt chất lượng trước khi nhập hàng. Đối với hàng hoá là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản thực phẩm ở dạng tươi sống hoặc sơ chế khơng có bao bì đóng gói thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.

Trung tâm nên u cầu phịng nghiệp vụ kinh doanh rà sốt tất cả các nhà cung cấp hiện tại và đưa ra một số tiêu chuẩn chọn lựa nhà cung cấp như sau:

- Đối với mặt hàng thực phẩm nhập khẩu thì nhà cung cấp phải có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, có dán tem nhập khẩu, có hạn sử dụng in rõ trên bao bì sản phẩm và giấy phép đăng ký kinh doanh, ngồi nhãn chính của sản phẩm phải có nhãn in bằng tiếng Việt, trên đó ghi đầy đủ tên của sản phẩm, công dụng, thành phần, trọng lượnng, cách bảo quản và địa chỉ nhà phân phối.

- Đối với mặt hàng thực phẩm mua trong nước thì nhà cung cấp phải có giấy chứng nhận vệ sinh an tồn thực phẩm và trên bao bì sản phẩm phải ghi rõ thời hạn sử dụng, công dụng, cách chế biế và bảo quản thực phẩm.

Để có thể ln chuyển hàng hố nhanh, giải quyết hàng thực phẩm và công nghệ phẩm gần hết hạn sử dụng, Trung tâm nên yêu cầu toàn bộ nhân

viên hàng tuần rà soát lại tồn bộ hàng hố trên quầy hàng cũng như trên trong kho để phát hiện ra những mặt hàng gần và sắp hết hạn sử dụng để đổi trả cho nhà cung cấp hoặc làm các chương trình khuyến mại giảm giá cho khách hàng.

Trong thời gian sắp tới, Trung tâm nên đầu tư kinh phí cho cơng tác bảo dưỡng tất cả các hệ thống tủ cấp đơng và tủ mát, tủ kem để duy trì nhiệt độ ổn định, giúp cho hàng hoá giữ được chất lượng đảm bảo khi đến tay người tiêu dùng.

2.2.2. Quy hoạch lại cơ cấu mặt hàng.

Do diện tích kinh doanh chỉ khoảng 2.000 m2 nên chủng loại sản phẩm hàng hoá ở siêu thị của Trung tâm chưa thật phong phú. Hàng hoá trong siêu thị được phân chia thành 2 ngành hàng chính, đó là ngành hàng thực phẩm (bao gồm: thực phẩm công nghệ, bánh kẹo, đồ uống, thực phẩm đông lạnh- tươi sống… ) và ngành hàng phi thực phẩm (bao gồm: hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, hàng may mặc…). Trong cơ cấu hàng hố nói trên, ngành hàng thực phẩm chiếm chiếm tỷ trọng khoảng 42% và ngành hàng phi thực phẩm chiếm khoảng 58%. Tuy nhiên, có một số mặt hàng thiết yếu khách hàng cần nhưng siêu thị không đáp ứng được nhu cầu, làm mất thời gian của khách hàng. Vì vậy, để khắc phục tồn tại trên, Trung tâm phải đảm bảo nguyên tắc “bán những gì khách hàng cần chứ khơng bán những gì mình có” và nên rà sốt lại tất cả các mặt hàng hiện đang bán tại các siêu thị để loại bỏ những mặt hàng có doanh số thấp, tốc độ lưu chuyển chậm và có nguồn gốc xuất xứ khơng rõ ràng, và tập trung vào những mặt hàng có tốc độ lưu chuyển nhanh.

Trong xu hướng hiện nay, các siêu thị đều ln tích cực tìm kiếm, khai thác những mặt hàng mới, sản phẩm lạ, khác biệt hoá so với các siêu thị khác để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời thực hiện chiến lược đa dạng hố có chọn lọc, tập trung vào những mặt hàng bán chạy, những mặt hàng bán

được với số lượng nhiều, nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Trung tâm cũng cần xem xét đến việc đa dạng hoá các nguồn cung cấp khác nhau, tránh những bất lợi của việc chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp.

Bên cạnh các sản phẩm chế biến đóng gói sẵn mang nhãn hiệu của các công ty lớn sản xuất trong nước hay nhập khẩu, Trung tâm cũng nên khai thác nguồn hàng từ các cơ sở chế biến có quy mơ vừa và nhỏ để phong phú sự lựa chọn của khách hàng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về một số mặt hàng mà các công ty lớn không thể cung cấp được.

Trong tương lai, Trung tâm có thể hội nhập dọc ở nhiều cấp độ với các nhà sản xuất. Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, chế biến được đóng gói theo yêu cầu của siêu thị và mang nhãn hiệu của siêu thị Giá bán của các sản phẩm này có thể cao hơn giá do cơ sở sản xuất đóng gói mang nhãn hiệu của mình ở một mức độ hợp lý. Phần chênh lệch đó là giá trị gia tăng thêm do siêu thị tham gia vào việc tuyển chọn nguồn hàng thay cho khách hàng, làm công tác tiếp thị thay cho nhà sản xuất. Như vậy, người sản xuất dễ dàng tiêu thụ sản phẩm hơn, người tiêu dùng được an tâm và siêu thị sẽ tăng thêm được cơ cấu mặt hàng.

Trong cơ cấu hàng hoá, Trung tâm cũng nên tăng cường tỷ lệ hàng nội, hàng nội ở đây bao gồm các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm của các cơng ty liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngồi.

2.2.3. Phát triển nghệ thuật trưng bày và sắp xếp hàng hoá.

Trưng bày hàng hoá là nghệ thuật trong kinh doanh bán lẻ hàng hoá, đặc biệt là các siêu thị. Việc trưng bày hàng hoá phải mang lại hiệu quả bán hàng trực tiếp cho các siêu thị.

Trưng bày hàng hoá trong siêu thị phải phù hợp với quá trình vận động của người mua từ khi bước chân vào cho đến khi ra khỏi siêu thị, không để

một quầy hàng nào đó khách hàng có thể bỏ qua do vị trí trưng bày hàng quá khuất. Chiếu sáng bên trong các gian hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng xem xét hàng hoá một cách thoải mái và thấy rõ bảng ghi giá, đồng thời tạo ra bầu khơng khí thu hút khách hàng chú ý đến các khu vực đặc biệt, nơi trưng bày hàng hoá.

Việc trưng bày hàng hoá cũng cần một sự sắp xếp hợp lý giữa những hàng hố có tỷ lệ lợi nhuận cao và hàng hoá đem lại lợi nhuận thấp, những hàng hoá bán chạy và hàng hố bán chậm. Trong siêu thị ln có các điểm “nóng” thu hút khách hàng và những điểm “lạnh” mà khách hàng đẽ bỏ qua. Quầy thực phẩm tươi sống, chế biến, nấu chín nên để cuối cùng của cuộc lộ trình vận động của khách hàng. Đây là loại hàng hoá nên mua sau cùng trước khi ra quầy thanh toán.

Giao thông đi lại trong siêu thị cũng là vấn đề cần được tính tốn kỹ lưỡng, tránh hiện tượng bị tắc nghẽn ở quầy hàng nào đó do số người tìm kiếm, lựa chọn hàng hố q đơng.

Sơ đồ gian hàng hoặc biển chỉ dẫn khu vực hàng hoá trong mỗi siêu thị là hết sức cần thiết. Thông qua sơ đồ gian hàng hoặc biển chỉ dẫn khu vực hàng hóa trong siêu thị, khách hàng có thể đến được gian hàng mà mình cần chọn mua một cách nhanh nhất, bỏ qua những gian hàng mà họ khơng có ý định mua sắm và như vậy giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian.

Tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên hàng hố hoặc bao bì hàng hố, hoặc được niêm yết tại quầy hàng, giá hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.

2.2.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Chất lượng dịch vụ bán hàng là một yếu tố không thể xem nhẹ và để hoàn thiện dịch vụ khách hàng, Trung tâm cần phải có dịch vụ trơng xe miễn phí cho khách đến mua hàng, cải tạo lại và mua sắm mới một số tủ gửi đồ của

khách hiện đã cũ q hoặc khố bị hỏng… Đa dạng hố các hình thức bán hàng: như bán hàng qua điện thoại, giao hàng tại nhà và có dịch vụ gói q miễn phí cho khách hàng mua hàng có giá trị từ 300.000 đồng trở lên.

Dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng. Đồng thời, nó tạo dựng uy tín của doanh nghiệp và thúc đẩy bán hàng trong thời gian tới. Như chúng ta biết, 98% các hợp đồng bán hàng không phải là kết quả của cuộc gặp gỡ đầu tiên mà là kết quả của việc theo dõi trong và sau bán hàng. Theo dõi sau bán hàng sẽ tạo cơ hội cho bán hàng trong tương lai. Theo dõi sau bán hàng không tốt sẽ dẫn đến:

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm thương mại intimex (Trang 76 - 80)