Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông viên cơ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 102)

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông viên cơ

4.4.1 Định hướng

Để đổi mới công tác khuyến nông, góp phần đưa hoạt động khuyến nông có được kết quả tốt hơn giúp nền nông nghiệp nước ta tăng năng suất, chất lượng và tăng giá trị, đáp ứng được thị hiếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu giúp nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho cư dân nông dân, đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài cần phải đổi mới những nội dung sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 82 

- Đổi mới về nội dung hoạt động khuyến nông theo hướng: tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tổng hợp (bao gồm cả chuyển giao kỹ thuật, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm).

- Đổi mới về phương pháp hoạt động khuyến nông theo hướng: chú trọng hơn việc đào tạo tập huấn, công tác truyền thông, tăng cường áp dụng các phương tiện, công nghệ hiện đại trong hoạt động khuyến nông (như: điện thoại, internet, phát thanh, truyền hình,…) để nâng cao hiệu quả của các hoạt động khuyến nông.

- Đổi mới về công tác tổ chức thực hiện theo hướng: phát huy cao hơn vai trò, năng lực, kinh nghiệm của hệ thống khuyến nông nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở và huy động cao hơn sự tham gia của các doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Chấn chỉnh, tăng cường năng lực của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và hệ thống khuyến nông các cấp theo hướng:

+ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia rà soát, đề xuất Bộ điều chỉnh chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cán bộ, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm để đảm bảo hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

+ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống tổ chức khuyến nông các địa phương, đặc biệt là mạng lưới khuyến nông cơ sở và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông nhà nước, đặc biệt là khuyến nông cơ sở.

- Đổi mới về nguồn lực đầu tư cho khuyến nông theo hướng: đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông theo cơ chế đối tác công tư (PPP) nhằm huy động, thu hút nguồn lực phục vụ công tác khuyến nông.

- Đổi mới các cơ chế chính sách khuyến nông: sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 83 

Bên cạnh những nội dung đó cần phải tăng cường mối liên kết giữa hệ thống khuyến nông Nhà nước và các tổ chức khuyến nông tự nguyện, hệ thống nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp nhằm huy động, thu hút và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho công tác khuyến nông theo phương châm xã hội hoá, thiết thực và hiệu quả.

Củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống khuyến nông cơ sở cả về số lượng và chất lượng; đẩy mạnh hoạt động chuyển giao KHCN và các dịch vụ kỹ thuật cho nông dân; phát huy tính năng động, sang tạo, xung kích của hệ thống khuyến nông cơ sở.

Công tác khuyến nông phục vụ nhiều mục tiêu với các đối tượng hưởng lợi ở nhiều vùng, miền khác nhau nên phải có chiến lược, kế hoạch và giải pháp cụ thể, đặc biệt đối với chương trình ‘Tam nông” “Xây dựng Nông thôn mới”, chương trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo.

4.4.2 Gii pháp

4.4.2.1 Quy hoạch cán bộ, hoàn thiện hệ thống KNVCS

- Xây dựng và đảm bảo một đội ngũ KNVCS đầy đủ ở tất cả các địa phương, mỗi xã, thị trấn có 01 KNV cấp xã và mạng lưới KNV thôn bản đảm bảo là cánh tay đắc lực cho KNV cấp xã. Trạm khuyến nông huyện phối hợp cùng UBND cấp xã quy hoạch một hệ thống KNVCS đảm bảo có năng lực, trình độ và quan trọng hơn là phải có tâm huyết, cò long yêu nghề, nhiệt tình với công việc. Do vậy chỉ quy hoạch những người sẽ gắn bó với công tác khuyến nông cơ sở, gắn bó với nông nghiệp, gắn bó với nông dân. Muốn làm được việc này thì trạm khuyến nông huyện và UBND cấp xã cần loại bỏ những cán bộ yếu kém không đủ năng lực, kết quả và hiệu quả làm việc thấp hoặc những người không có tâm huyết với nghề, những người không gắn bó lâu dài với nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 84 

- Cần định kỳ đánh giá chất lượng, năng lực KNVCS để đảm bảo năng lực của KNVCS đáp ứng được với công việc. Chỉ giữ lại những người có đủ năng lực về trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức làm KNVCS.

Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh thực hiện chính sách chuẩn hoá đội ngũ của hệ thống mình. Khung đạt chuẩn có thể dựa theo từng địa phương bởi vì mỗi địa phương có những đặc thù riêng, nhưng không thể không đảm bảo những yêu cầu cơ bản về trình độ, năng lực, sự gắn bó với công việc. Song song với việc đánh giá chất lượng định kỳ, trung tâm khuyến nông tỉnh cần xem xét đến việc mở rộng hệ thống khuyến nông thôn hay bỏ qua hệ thống này nếu hệ thống này không mang lại nhiều kết quả như mong đợi. Nếu trung tâm khuyến nông tỉnh phát triển hệ thống khuyến nông thôn thì cần có kế hoạch cụ thể:

+ Để tự người dân bầu, nếu người dân cho rằng không cần khuyến nông thôn thì không cần phải duy trì. Nhưng người có trình độ trung cấp hoặc sơ cấp về nông lâm ngư nghiệp hoặc những cán bộ có chuyên môn về nông lâm ngư nghiệp đã nghĩ hưu, có sức khoẻ và muốn tham gia công tác khuyến nông hoặc những nông dân sản xuất giỏi nên được giới thiệu để cho người dân lựa chọn. Sau khi lựa chọn được cán bộ khuyến nông thôn, UBND cấp xã sẽ tổng hợp gửi UBND huyện phê duyệt, UBND huyện sẽ uỷ quyền cho UBND cấp xã hoặc trực tiếp ký hợp đồng với những người làm công tác khuyến nông thôn. Khuyến nông thôn sẽ được hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành. Tuy nhiên để khuyến khích khuyến nông thôn hoạt động có hiệu quả hơn có thể có phần thưởng dành cho những cán bộ Khuyến nông thôn có thành tích cao và cũng đưa ra những chế tài đối với những cán bộ khuyến nông thôn hoạt động không tốt, thiếu trách nhiệm với công việc, người dân trong thôn được phép quyết định có tiếp tục sử dụng cán bộ khuyến nông thôn này nữa hay không.

+ Vận động nhân dân tham gia các câu lạc bộ khuyến nông phù hợp,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 85 

hoặc theo nhóm sở thích. Câu lạc bộ này được thành lập với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ nhau, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất trong cùng một câu lạc bộ hoặc giữa các câu lạc bộ với nhau. Để quản lý các câu lạc bộ này, Chính quyền xã kết hợp cùng KNV xã có thể đứng ra phụ trách hoặc các câu lạc bộ này tự đề cử với nhau, với mục đích các câu lạc bộ này sẽ hoạt động đúng đường lồi, mục đích. Về quy mô câu lạc bộ, không bó buộc trong một thôn hay không.

Các câu lạc bộ được thành lập dựa trên nhóm sở thích hoặc một lĩnh vực hoạt động, có thể có nhóm câu lạc bộ sản xuất đồ gỗ - thủ công mỹ nghệ, nhóm câu lạc bộ về sản xuất vải, nhóm câu lạc bộ chăn nuôi lợn,.... Mục đích cuối cùng là câu lạc bộ hoạt động thiết thực, hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho người tham gia câu lạc bộ.

Như vậy, sau khi quy hoạch mạng lưới khuyến nông viên sẽ được tăng cường về cả số lượng và chất lượng, bảo đảm cung cấp được nhiều dịch vụ khuyến nông với nội dung đa dạng, phong phú, chất lượng đáp ứng được nhu cầu của nhiều nông dân trong phát triển sản xuất.

4.4.2.2 Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông cho khuyến nông viên cơ sở

Để trang bị, cập nhật, bổ sung các kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp khuyến nông cho các khuyến nông viên cơ sở một cách thường xuyên, liên tục, cần thực hiện một số giải pháp sau:

* Đánh giá nhu cầu đào tạo

Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh kết hợp cùng với các trạm Khuyến nông tổ chức đánh giá thực trạng, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ và nhu cầu về đào tạo tập huấn các nội dung liên quan đến năng lực của cán bộ KNVCS.

Để đảm bảo đào tạo đúng và đủ cần phân loại đối tượng KNVCS là đối tượng nào, theo từng chủ đề, thiếu về kỹ năng nào sẽ bổ sung kỹ năng đó.

Hiện nay, đa phần cán bộ KNVCS có trình độ chuyên môn cao là người trẻ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 86 

tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm, áp dụng phương pháp chưa được sát thực tế, đội ngũ này sẽ là nguồn lực cơ bản nên cần được đào tạo nhiều về phương pháp. Với đối tượng là những người có nhiều kinh nghiệm thực tế thì trình độ chuyên môn lại tương đối thấp, nhưng do đã lớn tuổi nên họ “ngại” đi học nâng cao trình độ, cần phải có chế độ chính sách thích hợp để có thể khuyến khích họ học tập, nâng cao trình độ.

* Xây dựng chiến lược, đề án đào tạo, bồi dưỡng KNVCS

Trên cơ sở thực trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần được đào tạo, trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh sẽ xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ KNVCS này.

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo và trình độ năng lực hiện có, giai đoạn 2013-2015 sẽ tập trung đào tạo cho những KNVCS có trình độ, năng lực yếu bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp còn thiếu, còn yếu để nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động.

Theo kết quả điều tra thì huyện Lương Tài có cán bộ KNVCS có trình độ chuyên môn cao nhất, họ trả lời rằng nếu Trung tâm khuyến nông tỉnh mở các lớp đào tạo yêu cầu họ tham gia họ sẽ tham gia, còn nhu cầu thì cơ bản không cần.

Dự kiến mỗi lớp tập huấn nghiệp vụ sẽ có chi phí 38 triệu đồng/lớp, lớp tập huấn kỹ năng khuyến nông: 20 triệu đồng/lớp và lớp tập huấn kỹ thuật chuyên ngành: 18 triệu đồng/lớp, với các lớp đào tạo kỹ năng sẽ chia lớp từ 15-20 người vì sẽ có khả năng được thực hành nhiều, tốt cho quá trình công tác. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ tiến hành điều tra 3 huyện, nên số liệu cho kế hoạch sẽ được xây dựng trên nền tảng của 3 huyện đó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 87 

Bảng 4.28 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015

Nội dung bồi dưỡng

Số lượng người cần tập

huấn

Số lớp Kinh phí (Tr.đ)

I. Đào tạo phương pháp, nghiệp vụ, kỹ năng khuyến nông

275 18 648

1. Nghiệp vụ khuyến nông 38 2 40

2. Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch 31 2 76 3. Kỹ năng thuyết trình thông tin 25 2 76

4. Kỹ năng phân tích thông tin 32 2 76

5. Kỹ năng lãnh đạo nhóm 25 2 76

6. Kỹ năng sáng tạo 29 2 76

7. Kỹ năng giao tiếp 31 2 76

8. Kỹ năng viết bài, tin 27 2 76

9. Kỹ năng kết hợp các bên liên quan 37 2 76

II. Đào tạo kỹ thuật chuyên ngành 148 5 90

1. Nông học 31 1 18

2. Chăn nuôi, thú y 28 1 18

3. Lâm nghiệp 11 1 18

4. Bảo quản chế biến nông sản 39 1 18

5. Tham quan học tập 39 1 18

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013) Giai đoạn 2015-2020 sẽ thực hiện đào tạo và đào tạo lại một cách chủ động, thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động khuyến nông cho cán bộ KNVCS.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 88 

Chương trình 1: Đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn: Đối với các cán bộ KNVCS ngoài chuyên ngành đã được học sẽ tiếp tục được đào tạo bổ sung những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khác còn thiếu để đảm bảo có kiến thức đa dạng, có khả năng tư vấn cho nông dân một cách tốt nhất. Các lớp học này sẽ kéo dài từ 5-7 ngày, KNVCS sẽ được tiếp cận với những kiến thức, các TBKT mới, phương thức sản xuất mới để chuyển giao cho nông dân. Trong giai đoạn này, mỗi năm Trung tâm sẽ tổ chức 1 lần đào tạo để cập nhật kỹ năng, kiến thức mới

Chương trình 2: Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho KNVCS:

Đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành chính của KNVCS để giúp KNVCS vừa có kiến thức chuyên môn và đảm bảo có thể vận dụng các kiến thức này một cách linh hoạt, phù hợp với từng người nông dân. Với các lớp học này, không nên học tập trung trong thời gian dài, chia thành 2 đợt trong năm, mỗi đợt từ 5-7 ngày, tránh thời gian chính vụ, nên chọn những lúc nông nhàn để không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công tác của KNVCS.

Chương trình 1:

Đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn

Chương trình 2:

Đào tạo bổ sung kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp

khuyến nông

Chương trình 3:

Đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ chuyên

môn

Chương trình 4:

Phổ biến các chủ trương chính sách, kiến thức quản lý, tổ chức sản xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 89 

Chương trình 3: Đào tạo bổ sung, cập nhật những kiến thức về nghiệp vụ, phương pháp khuyến nông và các kỹ năng cần thiết cho KNVCS:

Việc vận dụng các phương pháp khuyến nông trong các hoạt động phổ biến TBKT cho nông dân là quan trọng, bởi vì mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, để khắc phục những nhược điểm đó cần kết hợp các phương pháp với nhau. Trong các đợt học này cán bộ KNVCS sẽ được trang bị thêm những kiến thức về các phương pháp đang được áp dụng nhiều trên thế giới như:

phương pháp tiếp cận có sự tham gia, phát triển kỹ thuật có sự tham gia hay tập huấn cho nông dân tại hiện trường,…

Chương trình 4: Phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Cán bộ KNVCS là những người trực tiếp thực thi chính sách, nên họ càng hiểu chính sách thì sẽ càng mang lại thành công cho chính sách giúp người nông dân là đối tượng thụ hưởng chính sách sẽ được hưởng lợi từ chính sách như Đảng và Nhà nước mong muốn khi thực hiện chính sách đó. Các lớp học này sẽ không được quy định cụ thể một năm có mấy lớp, mà sẽ dựa vào tình hình cụ thể của địa phương để mở lớp. Bên cạnh đó, không chỉ phổ biến về cách thực hiện chính sách đó như thế nào, cần tổ chức các hội nghị đánh giá kết quả thực thi chính sách, tìm hiểu nguyên nhân khi chính sách đó khó thực thi trong cuộc sống, rút ra bài học kinh nghiệm cho những cán bộ KNVCS chưa áp dụng được chính sách vào cuộc sống.

4.4.2.3 Tăng cường, bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động cho cán bộ khuyến nông viên cơ sở

Trạm khuyến nông sẽ là đơn vị kiểm kê lại trang thiết bị mà cán bộ KNVCS đang sử dụng, sau đó sẽ xây dựng kế hoạch bổ sung, tăng cường các trang thiết bị cần thiết gửi Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện xin phê duyệt và hỗ trợ. Các trang thiết bị được bổ sung khi thiếu hoặc đã xuống cấp như máy vi tính, bảng viết, máy Projecter,…. Ngoài việc bổ sung cho cán bộ KNVCS thì trạm khuyến nông cũng đươc bổ sung, dùng cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 90 

các trường hợp trạm khuyến nông là đơn vị tham gia công tác giảng dạy, tập huấn cho bà con nông dân.

Bổ sung, trang bị các tài liệu chuyên môn cho cán bộ KNVCS như các văn bản quy định chế độ, chính sách có lien quan đến hoạt động khuyến nông, các giáo trình, tài liệu phục vụ công tác tập huấn cũng như các tài liệu kỹ thuật về các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương, có tiềm năng phát triển mạnh. Tài liệu này giúp cán bộ KNVCS hướng dẫn nông dân sản xuất. Trung tâm khuyến nông tỉnh sẽ hỗ trợ theo chương trình khuyến nông hàng năm của UBND tỉnh.

Hiện nay còn nhiều cán bộ KNVCS chưa có phòng làm việc, đề nghị UBND các xã sắp xếp phòng làm việc cho cán bộ KNVCS để giúp nông dân có thể gặp được cán bộ KNVCS khi cần tư vấn, hỗ trợ.

Cần phát huy thêm các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức như xuất bản thêm các tờ rơi, sách kỹ thuật, tranh ảnh,…. để cán bộ KNVCS cập nhật, trang bị thêm kiến thức TBKT mới, chuyển giao cho nông dân.

4.4.2.4 Cơ chế chính sách

Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của cán bộ KNVCS. Ngoài những nhiệm vụ đã được Nhà nước quy định, chúng tôi nhận thấy trong quá trình hoạt động thực tế, cán bộ KNVCS còn có thêm chức năng, nhiệm vụ sau: Một là tiếp thu và phản ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông dân về khoa học công nghệ, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp. Hai là tư vấn và cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực: Tư vấn, hỗ trợ chính sách pháp luật về thị trường, KHCN, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển nông lâm ngư nghiệp; Tư vấn về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản; Tư vấn quản lý, sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; Tư vấn, hỗ trợ sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm cho nông dân; Cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập huấn, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, cung cấp vật tư nông nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)