KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh bắc ninh (Trang 102 - 106)

5.1 Kết luận

Nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên của đất nước. Nhưng với những ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới, từ biến đổi khí hậu đặt Việt Nam trước những thách thức làm giảm thiểu tác động của thiên nhiên cũng như những biến động về thị trường nông sản. Những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thay đổi bất thưởng của thị trường lại chính là những người nông dân. Để giúp nông dân chống chọi lại những thiệt hại đó ngoài những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước thì đội ngũ CBKN đóng vai trò to lớn trong việc định hướng cho nông dân nên trồng cây gì nuôi con gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đề tài, chúng tôi đã hệ thống hóa được những lý luận chung nhất về giải pháp để nâng cao năng lực cho cán bộ KNVCS. Khi nghiên cứu ở tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi nhận thấy một số nội dung sau:

Trong những năm qua, hệ thống KNVCS tỉnh Bắc Ninh đã được hình thành và hoạt động tương đối hiệu quả. Cán bộ KNVCS đã tổ chức được nhiều hoạt động, cung cấp được nhiều dịch vụ cho nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh phát triển giúp nông dân xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động của cán bộ KNVCS trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, khuyến lâm và khuyến công. Tuy nhiên các kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch; Truyền đạt thông tin, nói trước đám đông; Viết báo cáo và kỹ năng tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương còn chưa đạt tiêu chuẩn, không đồng đều giữa các vùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 94  Qua phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng lực KNVCS tỉnh Bắc Ninh là: độ tuổi, trình độ chuyên môn, sự quan tâm của chính quyền địa phương, cơ chế đào tạo bối dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm khuyến nông tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những yếu tố làm hạn chế năng lực KNVCS như điều kiện làm việc chưa đồng bộ, còn thiếu, kinh phí cho chế độ lương của KNVCS chưa nhiều, lương còn thấp. Để nâng cao năng lực KNVCS tỉnh Bắc Ninh, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp: quy hoạch cán bộ, hoàn thiện hệ thống KNVCS; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống KNVCS; Bổ sung, tăng cường trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc của KNVCS; Bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách về khuyến nông

5.2 Khuyến nghị

5.2.1 Đối vi Nhà nước

Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có thể chế hoá và nhanh chóng đưa vào áp dụng một số phương pháp khuyến nông mới, đồng thời có những hướng dẫn để mạng lưới cán bộ KNVCS hoạt động có hiệu quả.

Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Quốc gia cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống khuyến nông cả nước nói chung và hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh nói riêng; Hướng dẫn các địa phương tổ chức đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông; Xây dựng các bộ giáo trình, tài liệu chuẩn về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông và đào tạo kỹ năng sản xuất cho nông dân; Ban hành cơ chế chính sách khuyến nông có thu, có chi, có những hướng dẫn cụ thể để dễ áp dụng vào thực tế.

5.2.2 Đối vi tnh Bc Ninh

Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông, đặc biệt đầu tư bổ sung, tăng cường trang thiết bị cho hoạt động khuyến nông viên cơ sở.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 95  Hoàn thiện chế độ công tác phí cho cán bộ KNVCS, có chế độ khen thưởng, động viên những KNVCS hoạt động tốt, hiệu quả.

Xây dựng và áp dụng cơ chế khuyến nông có thu có chi trong hoạt động khuyến nông.

Xây dựng đê án đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống khuyến nông của tỉnh Bắc Ninh.

Trung tâm khuyến nông tỉnh tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội triển khai các chương trình, dự án khuyến nông trên địa bàn; Đảm bảo hệ thống khuyến nông hoạt động có hiệu quả.

5.2.3 Đối vi cp huyn

Tạo điều kiện thuận lợi để trạm khuyến nông, cán bộ KNVCS hoạt động, có chính sách hỗ trợ, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân xuất sắc.

Tăng cường đầu tư kinh phí cho trạm khuyến nông, cán bộ KVNCS hoạt động.

Tuyển chọn những người đủ năng lực, trình độ, trách nhiệm với công việc, gắn bó với nghề nghiệp.

Trạm khuyến nông cần tăng cường chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ KNVCS, hỗ trợ đội ngũ này hoạt động.

5.2.4 Đối vi cp xã

UBND cấp xã cần quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông xã hoạt động, được bố trí chỗ làm việc tại trụ sở UBND xã, tạo điều kiện về máy vi tính, các trang thiết bị làm việc cho KNVCS.

Tạo điều kiện để KNVCS phối hợp với các tổ chức tại địa phương, các ban, ngành trong quá trình triển khai các hoạt động khuyến nông.

Hỗ trợ thêm kinh phí để cán bộ khuyến nông xã tổ chức các hoạt động khuyến nông cho nông dân trên địa bàn xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 96 

5.2.5 Đối vi khuyến nông viên cơ s

Cần nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của người cán bộ khuyến nông với nông dân, với nhiệm vụ được Nhà nước giao.

Cần thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để tổ chức các hoạt động khuyến nông để đáp ứng yêu cầu từ thực tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 97 

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh bắc ninh (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)