3. Mô hình trình diễn
4.3.1 Yếu tố bên trong
4.3.1.1 Độ tuổi của cán bộ khuyến nông viên cơ sở
Qua số liệu điều tra có thể thấy, độ tuổi của cán bộ KNVCS có từ trẻ đến trên 50 tuổi, cho thấy độ tuổi không đồng đều, dẫn đến việc cán bộ trẻ nhiều nhiệt huyết, kiến thức kỹ năng có nhưng không nhiều kinh nghiệm bằng cán bộ KNVCS đã hoạt động lâu năm.
Bảng 4.24 Độ tuổi của cán bộ Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: Người Tuổi 20-30 tuổi 30-40 tuổi 40-50 tuổi Trên 50 tuổi SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) TP Bắc Ninh 3 21,43 6 42,86 5 35,71 0 0 Gia Bình 2 14,29 4 28,57 3 21,43 5 35,71 Lương Tài 0 0 5 35,71 6 42,86 3 21,43 Quế Võ 5 23,81 1 4,76 3 14,29 12 57,14 Tổng 10 14,89 16 44,64 17 28,57 20 11,90 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014) Có 14,89% số cán bộ KNVCS có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, có 44,64% số cán bộ KNVCS có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, có 28,57% số cán bộ KNVCS có độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi và có 11,90% số cán bộ KNVCS có độ tuổi trên 50 tuổi. Từ số liệu trên cho thấy khả năng tiếp thu của cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh về tiến bộ khoa học tương đối cao.
4.3.1.2 Trình độ văn hoá, chuyên môn của cán bộ khuyến nông viên cơ sở
Cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh 100% đã học xong THPT, tuy nhiên lượng cán bộ KNVCS có tuổi đời trên 40 tuổi thường chỉ học hệ THP 10/10. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 thu nhanh kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phương pháp khuyến nông, áp dụng vào thực tế nhanh hơn, đạt chất lượng cao hơn.
Trình độ của các huyện nghiên cứu đã có sự thay đổi qua các năm, cho thấy cán bộ khuyến nông viên cơ sở đang tự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cho mình nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn, hướng dẫn ngày càng cao của bà con nông dân.
Việc cán bộ Khuyến nông viên cơ sở có trình độ tốt, đảm bảo được yêu cầu của công việc là một nhân tố giúp cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có kết quả cao.
Trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông viên cơ sở không chỉ thể hiện cán bộ khuyến nông đó đã có bằng cấp gì mà còn thể hiện cán bộ khuyến nông đó được đào tạo chuyên ngành gì.
Hiện nay cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh chủ yếu được đào tạo chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật. Trong tổng số 63 cán bộ khuyến nông viên được phỏng vấn có tới 29 cán bộ khuyến nông được đào tạo chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, chiếm 46,03%. Đối với chuyên ngành chăn nuôi, thú y có 13/63 cán bộ KNVCS được đào tạo chiếm 20,63%. Chuyên ngành lâm nghiệp và thuỷ sản có ít cán bộ KNVCS được đào tạo nhất, chỉ có 4 cán bộ KNVCS được đào tạo chiếm 6,35% và có 17 cán bộ KNVCS được đào tạo chuyên ngành khác tương đương với 26,98%.
Với kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh có sử dụng và đa phần có được từ các lớp đào tạo ngắn hạn mà Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh mở. Huyện Quế Võ có 33,33% (7/21 cán bộ KNVCS) được đào tạo chính quy, 57,14% (12/21 cán bộ KNVCS) được đào tạo ngắn hạn, 23,8% (5/21 cán bộ KNVCS) tự học và có 9,52% (2/21 cán bộ KNVCS) không có kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch. Huyện Gia Bình có 35,71% (5/14 cán bộ KNVCS) được đào tạo chính quy kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch, 64,28% (9/14 cán bộ KNVCS) được đào tạo ngắn hạn, 14,28% (2/14 cán bộ KNVCS) tự học và có 14,28% (2/14 cán bộ KNVCS) không có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch. Tương tự, các con số này ở huyện Lương Tài là: 42,85% (6/14 cán bộ KNVCS) được đào tạo chính quy, 78,57% (11/14 cán bộ KNVCS) được đào tạo ngắn hạn và 21,41% (3/14 cán bộ KNVCS) tự học.
Bảng 4.25 Đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch của cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: Người Có và được đào tạo chính quy Có và được đào tạo ngắn hạn Không nhưng tự học Không SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) TP Bắc Ninh 6 42,86 7 50 1 7,14 0 0 Gia Bình 5 35,71 9 64,29 2 14,29 2 14,29 Lương Tài 6 42,86 11 78,57 3 21,43 0 0 Quế Võ 7 33,33 12 57,14 5 23,81 2 9,52 Tổng 24 38,10 39 61,90 11 17,46 4 6,35 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Do lượng cán bộ tự học các kỹ năng phục vụ cho công tác khuyến nông còn tương đối nhiều nên đã làm ảnh hưởng đến kết quả của công tác khuyến nông.
4.3.1.3 Kinh nghiệm làm việc của cán bộ khuyến nông viên cơ sở
Thu phục lòng dân không chỉ cần có nhiều kiến thức mà còn phụ thuộc vào số năm công tác, công tác càng lâu năm kinh nghiệm càng nhiều càng linh hoạt xử trí các tình huống phát sinh. Cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh đa phần có kinh nghiệm từ 3-10 năm, số lượng người có kinh nghiệm dưới 3 năm và trên 10 năm rất ít. Tỷ lệ này cũng không đồng đều giữa các huyện do đặc thù riêng của từng huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
Bảng 4.26 Kinh nghiệm làm việc của cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: Người Dưới 3 năm Từ 3 đến 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 1 0 năm SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) TP Bắc Ninh 4 28,57 7 50 3 21,43 0 0 Gia Bình 2 14,29 5 35,71 7 50 0 0 Lương Tài 0 0 8 57,14 5 35,71 1 7,14 Quế Võ 3 14,29 7 33,33 8 38,10 3 14,29 Tổng 9 14,29 27 42,86 23 36,51 4 6,35 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014) 4.3.2 Yếu tố bên ngoài 4.3.2.1 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cán bộ KNVCS, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ giúp cán bộ KNVCS tiếp cận được với các thông tin mới, qua đó tích luỹ được kiến thức.
Hiện nay cơ sở vật chất của cán bộ KNVCS tương đối đầy đủ, họ được Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông, UBND xã trang bị, hoặc nếu thiếu nhưng cần thiết với nghề nghiệp thì họ tự trang bị. Tuy nhiên hiện nay, máy điện thoại cố định và máy Fax là những thiết bị mà cán bộ KNVCS không có nhiều.
Bảng 4.27 Đánh giá của cán bộ KNVCS vềđiều kiện làm việc ĐVT: Người Trang bị Tốt Trung bình Kém SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) Phòng làm việc 60 95,24 2 3,17 1 1,59 Điện thoại 53 84,13 8 12,69 2 3,18 Máy tính 42 66,67 10 15,87 11 17,46
Tài liệu chuyên môn 63 100 0 0 0 0
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81
4.3.2.2 Chếđộ chính sách
Theo quyết định số 52/2003/QĐ-UB ngày 11 tháng 6 năm 2003 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập Trạm khuyến nông các huyện, thị xã và tăng cường cán bộ khuyến nông ở các xã, thị trấn trong tỉnh quy định chế độ phụ cấp cho người hợp đồng có trình độ trung cấp và nông dân sản xuất giỏi tăng thêm 30% so với mức phụ cấp quy định trước đây: Cán bộ trung cấp là 162.000 đồng x 130% = 210.000 đồng/tháng, nông dân sản xuất giỏi là 144.000 đồng x 130% = 187.000 đồng. Các xã có cán bộ khuyến nông có trình độ đại học kỹ thuật nông nghiệp (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thuỷ sản) thuộc biên chế Trạm khuyến nông huyện, thị xã. Đối với đối tượng thuộc biên chế này sẽ được hưởng lương theo bằng cấp và thời gian công tác.
Chế độ lương, trợ cấp sẽ là động lực giúp cán bộ KNVCS công tác được tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay tỉnh Bắc Ninh chưa có thêm hỗ trợ gì cho cán bộ KNVCS ngoài lương. Đối với cán bộ có KNVCS trình độ đại học, mức lương hàng tháng còn giúp trang trải thêm chi phí hàng tháng của gia đình nhưng cán bộ KNVCS chưa có trình độ đại học thì lương, phụ cấp không đủ trang trải cuộc sống, đội ngũ cán bộ KNVCS này đa phần là người nhiều tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Vì vậy đã có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý, nhiệt tình với nghề nghiệp.