4.1 Thực trạng hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh
4.1.1. Hệ thống tổ chức
Ngày 2/3/1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP quy định về công tác khuyến nông, tổ chức khuyến nông Nhà nước chính thức được ra đời. Ở tỉnh Bắc Ninh, ngày 22/7/1993 UBND tỉnh Hà Bắc (cũ) đã có quyết định số 691/QĐ-UB về việc thành lập Trung tâm Khuyến nông trực thuộc Sở Nông nghiệp và ngày 17/9/1993 có quyết định số 256/QĐ-UB về việc thành lập Trung tâm Khuyến lâm trực thuộc Sở Lâm nghiệp. Sau khi tái lập tỉnh, đến ngày 20/1/1997 UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định thành lập Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Ngày 21/8/2008, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định số 87/QĐ-UB về việc đổi tên thành Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh (gọi chung là Trung tâm khuyến nông tỉnh).
Sau hơn 16 năm thành lập, hệ thống tổ chức khuyến nông của tỉnh Bắc Ninh từ tỉnh xuống xã cơ bản đã được hoàn thiện:
Hình 4.1. Sơđồ tổ chức và số lượng cán bộ khuyến nông ở tỉnh Bắc Ninh
Trung tâm khuyến nông tỉnh: 27 CBVC
Cán bộ khuyến nông của 8 huyện: 42
Cán bộ KNVCS cấp xã: 111
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 - Trung tâm khuyến nông tỉnh: Trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, có 27 cán bộ viên chức, trong đó 100% có trình độ đại học và trên đại học. Bộ máy của Trung tâm gồm Giám đốc, 2 phó giám đốc và 4 phòng chức năng.
- Trạm Khuyến nông huyện: Trực thuộc UBND huyện, thành phố (theo quyết định số 24/QĐ-UB ngày 11/3/2003 của UBND tỉnh). Mỗi Trạm có từ 5-8 cán bộ, trong đó chủ yếu là kỹ sư trồng trọt, chăn nuôi và lâm sinh. Tổng số cán bộ khuyến nông cấp huyện năm 2012 là 42 người, bình quân mỗi Trạm huyện có hơn 5 cán bộ.
- Khuyến nông viên xã: Thực hiện quyết định số 52/QĐ-UB ngày 11/6/2003 của UBND tỉnh, đến nay toàn tỉnh đã tuyển dụng được 111 cán bộ khuyến nông cơ sở. Tính đến năm 2013 tất cả các xã nông nghiệp đều đã có KNVCS phụ trách.
- Cộng tác viên khuyến nông ở thôn: Cơ bản mỗi thôn có một người phụ trách công tác khuyến nông theo mùa vụ và kiêm nhiệm nhiều công tác khác ở địa phương. Khuyến nông viên thôn do UBND xã quản lý, không thuộc hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 4.1 Số lượng cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh năm 2014
Huyện Số lượng cán bộ
(Người) Cơ cấu (%)
Gia Bình 14 12,61 Lương Tài 14 12,61 Quế Võ 21 18,92 Thuận Thành 18 16,22 Tiên Du 12 10,81 Yên Phong 10 9,01 Từ Sơn 8 7,21 Thành phố Bắc Ninh 14 12,61 Tổng số 111 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh
Sau khi được thành lập Trung tâm khuyến nông tỉnh là đơn vị sự nghiệp, có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Tham mưu, đề xuất Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ban hành chính sách, phê duyệt chương trình, dự án khuyến nông nhằm hỗ trợ nông dân trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.
- Triển khai thực hiện các văn bản chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế kỹ thuật và chuyên ngành để hướng dẫn hệ thống khuyến nông thực hiện đúng các quy định của Bộ, Ngành.
- Thông tin tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp và nông thôn, tổ chức và tham gia hộ nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ triển lãm liên quan đến hoạt động khuyến nông.
4.1.3. Một số thành tựu đạt được của trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh
Trong 3 năm qua, hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức được nhiều hoạt động, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48
Bảng 4.2. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của hệ thống khuyến nông Bắc Ninh 3 năm qua
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
1. Tập huấn
1.1. Số lớp tập huấn lớp 97 113 84 1.2. Số lượt người tập huấn lượt người 6238 7358 5000 1.3. Số chủđề tập huấn Chủđề 31 36 25 1.4. Số kinh phí tập huấn Tr.đ 302 307 384