4 Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm
2.2.2 Kinh nghiệ mở trong nước về năng lực của khuyến nông viên cơ sở
2.2.2.1 Lịch sử hình thành hệ thống khuyến nông ở Việt Nam
Lịch sử khuyến nông Việt Nam đã có từ rất lâu đời từ thời vua Hùng với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Quá trình phát triển khuyến nông trải qua các giai đoạn sau:
- Thời kỳ phong kiến:
Đặc điểm chung của công tác khuyến nông thời kỳ này là các hoạt động khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích sản xuất, lập các đồn điền, đắp đê trị thuỷ, xây dựng các hệ thống thuỷ nông chống lại thiên tai,… Nông dân đã chọn lọc ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi đặc sản, tạo ra nhiều công cụ sản xuất cải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 tiến nhằm nâng cao năng suất lao động. Những kinh nghiệm sản xuất lâu đời được đúc kết thành các câu ca dao, bài hát dễ thuộc, dễ nhớ để tuyên truyền, phổ biến cho mọi người làm theo.
- Thời kỳ từ 1945 đến 1993:
Các hoạt động khuyến nông gắn liền với hoạt động chỉ đạo sản xuất, phục vụ các mục tiêu, kế hoạch của nhà nước. Phương pháp hoạt động khuyến nông chủ yếu là cán bộ truyền đạt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước hay TBKT thông qua các HTX rồi từ đó đến người nông dân; về chỉ đạo sản xuất ở cơ sở.
- Thời kỳ từ 1993 đến nay:
Ngày 02/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến nông, khuyến ngư. Hệ thống khuyến nông nhà nước được hình thành từ trung ương đến cơ sở, hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.Ngày 26/4/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định 13/CP. Hoạt động khuyến nông đã được bổ sung và mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất.
Tính đến 31/12/2013, cả nước có gần 17.200 cán bộ khuyến nông nhà nước. Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam bao gồm:
- Ở trung ương: Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, có 90 cán bộ khuyến nông, với các nhiệm vụ chính: xây dựng cơ chế chính sách về khuyến nông; triển khai các chương trình, dự án khuyến nông trung ương; hướng dẫn nội dung và phương pháp khuyến nông; xây dựng và ban hành các tài liệu nghiệp vụ khuyến nông; triển khai các hoạt động thông tin truyền thông quốc gia; là đầu mối hợp tác quốc tế về hoạt động khuyến nông.
- Cấp tỉnh/ thành phố: ở tất cả các tỉnh/ thành phố đều có các Trung tâm khuyến nông tỉnh, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Theo thống kê cả nước có 1.900 cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
Phối hợp
27 tỉnh 8 tỉnh