LỰC CỦA KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ
2.2 Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về năng lực của khuyến nông viên cơ sở
2.2.1. Kinh nghiệm ở ngoài nước về năng lực của khuyến nông viên cơ sở 2.2.1.1 Ở Thái Lan
Ở Thái Lan, Cục Khuyến nông là một bộ phận quan trọng thuộc Bộ Nông nghiệp Thái Lan, được thành lập vào ngày 21/10/1967. Hệ thống khuyến nông Thái Lan gồm:
• Trung ương: Cục khuyến nông có 12 phòng ban, 6 văn phòng khuyến nông và phát triển nông nghiệp vùng.
• Cấp tỉnh: có 76 văn phòng khuyến nông tỉnh.
• Cấp huyện: có 879 văn phòng khuyến nông huyện.
• Cấp cơ sở (xã, liên xã): có 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp (ATTCs).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16
Trong giai đoạn đầu do thiếu kinh phí và hệ thống chưa hoàn chỉnh nên các hoạt động khuyến nông của Thái Lan chủ yếu triển khai thông qua các nhóm nông dân hoặc thanh niên, với các hoạt động chính là chuyển giao kiến thức dựa vào trình diễn, thi đua sản xuất, triển lãm và hội chợ nông nghiệp ở các tỉnh. Tỷ lệ giữa cán bộ khuyến nông và nông dân là 1: 4.000.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống khuyến nông Thái Lan cũng từng bước phát triển theo hướng tập trung phát triển nguồn lực cho khuyến nông viên và nông dân. Hệ thống khuyến nông này bao gồm 2 phần chính là hoạt động tại thực địa (nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông huyện và liên xã) và hỗ trợ hoạt động (nhiệm vụ của các cán bộ khuyến nông cấp trung ương và cấp tỉnh).
Cho đến nay cả nước Thái Lan đã có 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp (ATTCs) được thành lập ở cấp liên xã, là cơ sở để tổ chức các hoạt động thực địa khuyến nông, và khâu nối hoạt động của các tổ chức liên quan ở tất cả các cấp về hoạt động khuyến nông. ATTCs được thành lập với mục đích chuyển giao kiến thức và cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho người dân địa phương với sự tham gia của người dân. ATTCs hoạt động trên cơ sở lấy cộng đồng làm trung tâm bằng cách tạo cho người nông dân có cơ hội tự mình phân tích và giải quyết các vấn đề tồn tại. ATTCs đã thiết lập hoạt động gần gũi với các tổ chức hành chính liên xã nhằm tạo ý thức sở hữu của cộng đồng địa phương.
Văn phòng ATTCs được đặt ở các xã, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại. Văn phòng có: phòng làm việc, phòng họp, phòng thông tin tư liệu, tài liệu kỹ thuật và các ấn phẩm để phục vụ người dân. Ban điều hành ATTCs bao gồm:
đại diện của cộng đồng được chỉ định, đại diện chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nông. Cán bộ khuyến nông hoạt động với vai trò như là thư ký, khâu nối các bên có liên quan để triển khai các hoạt động khuyến nông. Nhiệm vụ chính của cán bộ khuyến nông cơ sở là:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17
- Phân tích vấn đề và nhu cầu của cộng đồng thông qua sự tham gia của nông dân trong quá trình phân tích thông tin và quyết định về kế hoạch trang trại của họ
- Lập kế hoạch cộng đồng đáp ứng được nhu cầu của nông dân.
- Đề xuất các dự án dựa trên kế hoạch của cộng đồng để trình cấp huyện và cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ tài chính.
- Lập kế hoạch hành động, kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo và tham quan, nhân rộng kết quả thành công của nông dân ra các vùng khác.
- Quảng bá thông tin về các hoạt động của ATTCs thông qua triển lãm, xuất bản, truyền thanh tại thôn bản, tạo điều kiện để nông dân tham gia vào các hoạt động
Như vậy hệ thống tổ chức khuyến nông cơ sở của Thái Lan tương đối lớn mạnh và hoạt động hiệu quả thông qua hình thức các Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp (ATTCs). Các ATTCs được đầu tư nhiều kinh phí, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và gắn kết chặt chẽ với cộng đồng và nông dân nông thôn..
2.2.1.2 Ở Nhật Bản
Công tác khuyến nông được hình thành và đi vào hoạt động từ những năm 1900 tại Nhật Bản và được xem là sớm nhất trên thế giới, cơ cấu hành chính và các chính sách đã được điều chỉnh, hoàn thiện qua các thời kỳ khác nhau. Lúc đầu khuyến nông được thực hiện bởi các trường học và các trang trại của chính phủ thông qua việc tiến hành thử nghiệm và đưa các công nghệ mới vào sản xuất. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, hoạt động khuyến nông ở Nhật đã được chính thức hóa bằng pháp luật và đội ngũ cán bộ khuyến nông được xây dựng và củng cố. Các giai đoạn tiếp theo, do sự cải cách hệ thống xã hội, nông dân đã buộc phải áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật và kiến nghị của cán bộ khuyến nông - được gọi là "Mở rộng bắt buộc". Đến năm 1948, dịch vụ khuyến nông chính thức được khôi phục tại Nhật Bản với tên gọi là “Dịch vụ Khuyến nông Hợp tác xã” và phát triển đến nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18
Vai trò, hệ thống tổ chức và chính sách khuyến nông tại Nhật Bản:
- Vai trò: Dịch vụ khuyến nông tại Nhật Bản có ba vai trò chính một là để cải thiện kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, hai là cải thiện các tiêu chuẩn sống của cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn và ba là giáo dục thế hệ trẻ ở nông thôn.
- Hệ thống tổ chức: Bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Thủy sản (MAFF) là cơ quan giúp Chính phủ Nhật bản thực hiện dịch vụ khuyến nông trên phạm vi toàn quốc. Đội ngũ cán bộ khuyến nông của Nhật Bản hiện nay có khoảng 10.000 người, Đội ngũ cán bộ này làm việc như các chuyến gia cố vấn và được phân bổ chủ yếu ở 47 cơ quan khuyến nông cấp tỉnh và 630 cơ quan khuyến nông cấp huyện. Mỗi tỉnh có một trung tâm đào tạo nông dân.
- Về chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến nông, Chính phủ Nhật bản đã tập trung vào các nội dung:
+ Tạo hành lang pháp lý về khuyến nông, phát triển nông thôn, với phương châm “thể chế mạnh và minh bạch”
+ Hàng năm, Chính phủ hỗ trợ 40% kinh phí cho các hoạt động dịch vụ khuyến nông của các tổ chức khuyến nông địa phương. Phần còn lại là sự đóng góp của người dân hoặc doanh nghiệp và thậm chí là sự huy động của tổ chức khuyến nông.
Một trong những hình thức khuyến nông được áp dụng phổ biến ở Nhật bản hiện nay là hệ thống khuyến nông điện tử, với hệ thống thông tin điện tử này đã giúp cho tất cả các nông dân có điều kiện tiếp cận các chính sách và kỹ thuật mới. Hệ thống thông tin điện tử trong hoạt động khuyến nông của Nhật Bản: Khoảng 20 năm trước đây, hệ thống thông tin điện tử trong khuyến nông được hình thành xuất phát từ nhu cầu cung cấp thông tin trong các dịch vụ khuyến nông và sự bùng nổ của xã hội internet. Cơ quan thực hiện và triển khai hệ thống thông tin điện tử trong dịch vụ khuyến nông ở trung ương làTrung tâm Thông tin khuyến nông Trung ương, hoạt động của Trung tâm thông tin khuyến nông nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ quốc gia và sự phối hợp cung cấp thông tin từ các cơ quan nghiên cứu và cơ quan khuyến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
nông địa phương. Hiện nay, vai trò chính của Trung tâm Thông tin là để quản lý hệ thống mạng máy tính, và hệ thống đó được gọi là “Mạng thông tin mở rộng, EI-net”. Các EI-net bao gồm nhiều cơ sở dữ liệu về kỹ thuật, chính sách, bản tin, hệ thống e-mail để tư vấn kỹ thuật….
Nguồn số liệu được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau:
- Các cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ, cấp quốc gia cung cấp các thông tin về thống kê, kết quả nghiên cứu, chính sách mới… - Các công ty cung cấp về tin tức, thị trường và thời tiết…, thông tin về nguyên liệu nông nghiệp như phân bón, hóa chất, máy móc, vv.
- Các thông tin mở rộng, được cung cấp bởi các các cố vấn hoặc cán bộ khuyến nông, tình nguyên viên.
- Các thông tin sử dụng cho hệ thống còn được cung cấp bởi những người nông dân, hoặc các diễn đàn, hệ thống e-mail, vv.
Đối tượng sử dụng hệ thống thông tin điện tử EI-net không chỉ là nông dân, chủ trang trại, cán bộ khuyến nông, các nhà cố vấn chuyên môn, mà còn có các nhà hoạch định chính sách, người làm công tác nghiên cứu, các nhà kinh doanh... và hệ thống thông tin điện tử khuyến nông được xem là một mạng lưới giúp cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan khuyến nông, cán bộ khuyến nông và nông dân một cách nhanh nhất.
2.2.2 Kinh nghiệm ở trong nước về năng lực của khuyến nông viên cơ sở 2.2.2.1 Lịch sử hình thành hệ thống khuyến nông ở Việt Nam
Lịch sử khuyến nông Việt Nam đã có từ rất lâu đời từ thời vua Hùng với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Quá trình phát triển khuyến nông trải qua các giai đoạn sau:
- Thời kỳ phong kiến:
Đặc điểm chung của công tác khuyến nông thời kỳ này là các hoạt động khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích sản xuất, lập các đồn điền, đắp đê trị thuỷ, xây dựng các hệ thống thuỷ nông chống lại thiên tai,… Nông dân đã chọn lọc ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi đặc sản, tạo ra nhiều công cụ sản xuất cải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
tiến nhằm nâng cao năng suất lao động. Những kinh nghiệm sản xuất lâu đời được đúc kết thành các câu ca dao, bài hát dễ thuộc, dễ nhớ để tuyên truyền, phổ biến cho mọi người làm theo.
- Thời kỳ từ 1945 đến 1993:
Các hoạt động khuyến nông gắn liền với hoạt động chỉ đạo sản xuất, phục vụ các mục tiêu, kế hoạch của nhà nước. Phương pháp hoạt động khuyến nông chủ yếu là cán bộ truyền đạt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước hay TBKT thông qua các HTX rồi từ đó đến người nông dân; về chỉ đạo sản xuất ở cơ sở.
- Thời kỳ từ 1993 đến nay:
Ngày 02/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến nông, khuyến ngư. Hệ thống khuyến nông nhà nước được hình thành từ trung ương đến cơ sở, hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.Ngày 26/4/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định 13/CP. Hoạt động khuyến nông đã được bổ sung và mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất.
Tính đến 31/12/2013, cả nước có gần 17.200 cán bộ khuyến nông nhà nước. Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam bao gồm:
- Ở trung ương: Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, có 90 cán bộ khuyến nông, với các nhiệm vụ chính: xây dựng cơ chế chính sách về khuyến nông; triển khai các chương trình, dự án khuyến nông trung ương; hướng dẫn nội dung và phương pháp khuyến nông; xây dựng và ban hành các tài liệu nghiệp vụ khuyến nông; triển khai các hoạt động thông tin truyền thông quốc gia; là đầu mối hợp tác quốc tế về hoạt động khuyến nông.
- Cấp tỉnh/ thành phố: ở tất cả các tỉnh/ thành phố đều có các Trung tâm khuyến nông tỉnh, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Theo thống kê cả nước có 1.900 cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Phối hợp
27 tỉnh 8 tỉnh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng Tài chính
Phòng Đào tạo huấn luyện
Phòng thông tin tuyên truyền
Phòng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Bộ phạn TT Nam Trung Bộ - Tây Nguyên
Bộ phận TT tại Nam Bộ
Trung tâm tập huấn và CGCN NN Nam Bộ
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT (2.131 cán bộ KN, bình quân 33,8 người/tỉnh)
UBND HUYỆN PHÒNG NN HUYỆN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH
2.131 cán bộ khuyến nông Bình quân 33,8 người/tỉnh
TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN 3.796 cán bộ KN, bình quân 6,5 người/huyện
Khuyến nông viên cấp xã 9.418 người/10.306 xã nông nghiệp
Khuyến nông viên thôn, bản 16.925 người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
- Cấp huyện/Quận: ở các huyện có Trạm Khuyến nông huyện trực thuộc UBND huyện hoặc phòng nông nghiệp huyện, phòng kinh tế huyện hoặc Trung tâm khuyến nông tỉnh. Cả nước có 11.200 cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã( bình quân mỗi xã có 1 cán bộ khuyến nông).
Ngoài hệ thống khuyến nông nhà nước, cả nước có gần 18.000 khuyến nông viên thôn bản.
2.2.2.2 Ở Đà Nẵng
Được thành lập từ tháng 10 năm 2009 theo Quyết định số 5918/QĐ- UBND ngày 5 tháng 8 năm 2009 về việc Phê duyệt đề án Khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hoạt động trên địa bàn huyện Hòa Vang, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) gồm 11 người tại 11 xã của huyện Hòa Vang (1 người/xã) có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên về chuyên ngành nông ngư nghiệp, được hưởng phụ cấp bằng mức lương cơ sở hiện hành của nhà nước, có chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định, được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do Trung tâm khuyến ngư nông lâm và các cơ quan liên quan tổ chức.
Với nhiệm vụ giúp UBND xã xây dựng và tổ chức, thực hiện các chương trình khuyến ngư nông lâm trên địa bàn được phân công, tham gia phòng chống dịch bệnh thuộc lĩnh vực khuyến nông lâm ngư, Phối hợp với các tổ chức quần chúng, đoàn thể ở địa phương vận động nông dân, các chủ trang trại áp dụng TBKH vào sản xuất, tuyên truyền vận động khuyến cáo những mô hình, chương trình chuyển đổi thành công thuộc lĩnh vực khuyến nông lâm ngư, báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương…Để làm tốt công việc này lãnh đạo Trung tâm đã phân công 01 phó giám đốc phụ trách, Phòng kế hoạch thông tin trực tiếp điều hành nhiệm vụ chuyên môn, mỗi tháng họp giao ban định kỳ 1 lần có sự tham gia của Lãnh đạo và các Phòng chuyên môn của Trung tâm. Các KNVCS phản ánh tình hình sản xuất, các thông tin, tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân, phát hiện kịp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
thời những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất tại địa phương và nhận sự chỉ đạo và điều hành về nhiệm vụ chuyên môn thời gian tới.
Có thể thấy đội ngũ KNVCS có vai trò quan trọng. Thời gian qua nhờ đội ngũ này tình hình sản xuất tại các địa phương được phản ánh nhanh nhạy nên các cơ quan chức năng chỉ đạo kịp thời hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về nông nghiệp, Khuyến nông viên cơ sở là hạt nhân nòng cốt trong tổ chức các hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã. Họ tiếp xúc trực tiếp với nông dân để nắm rõ nhu cầu về tổ chức sản xuất cây con, trang trại, gia trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và phát triển các ngành nghề khác tại cơ sở, hỗ trợ lựa chọn đối tượng phù hợp tham gia khuyến nông, hỗ trợ và triển khai các lớp đào tạo, tập huấn, mô hình trình diễn, cung cấp, tư vấn kỹ thuật cho người dân, giám sát và hỗ trợ tại hộ. Không những thế, đội ngũ này còn tham gia triển khai nhiều hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên về năng lực, một số người chưa được đào tạo chính quy chuyên ngành khuyến nông nên năng lực nhiều khi chưa theo kịp nhu cầu của người sản xuất. Trong khi hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương rất đa dạng, phong phú KNVCS lại chỉ có năng lực chuyên môn đơn ngành, rất ít người có kinh nghiệm tổng hợp nên trong quá trình làm việc có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên vấn đề này sẽ tiếp tục được Trung tâm Khuyến ngư nông lâm khắc phục thông qua việc tăng cường tổ chức nhiều khóa tập huấn nghiệp vụ về khuyến nông để nâng cao năng lực tác nghiệp của các KNVCS.
Vất vả - trách nhiệm nhưng rất đỗi tự hào bởi mỗi cán bộ khuyến nông viên cơ sở đã đóng góp một phần sức lực nhỏ bé vào của mình sự phát triển của nông nghiệp địa phương nói riêng và hiệu quả của công tác khuyến nông thành phố Đà Nẵng nói chung.(Nguyễn Thị Hương, 2013)