3. Mô hình trình diễn
4.2.3 Các hoạt động khuyến nông cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh tham gia
4.2.3.1 Hoạt động trồng trọt
Bắc Ninh là một tỉnh phát triển về công nghiệp, có nhiều khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp cũng được chính quyền các cấp quan tâm, có những chỉ đạo sát sao, giúp bà con nông dân có những định hướng đúng đắn mang lại hiệu quả cao.
Trung tâm khuyến nông của tỉnh Bắc Ninh triển khai nhiều chương trình liên quan đến phát triển nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, các hoạt động khuyến lâm, khuyến công và khuyến ngư. Mỗi hoạt động sẽ có nhiều chương trình được thực hiện, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu đến xây dựng mô hình, đào tạo tập huấn, cung cấp thông tin thị trường và các hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ.
Bảng 4.16 Hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt của cán bộ Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh ĐVT: Người Xây dựng mô hình Tập huấn, đào tạo Thông tin thị trường Tư vấn, dịch vụ SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) TP Bắc Ninh 10 78,57 9 71,42 6 42,85 5 35,71 Gia Bình 13 92,85 7 50 9 64,28 6 42,85 Lương Tài 14 100 10 78,57 13 92,85 12 85,71 Quế Võ 21 100 15 71,42 8 38,09 13 61,91 Tổng 58 93,65 41 68,25 36 57,14 36 57,14 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đa phần KNVCS tham gia nhiều trong việc xây dựng các mô hình trình diễn. Huyện Quế Võ có 100% cán bộ KNVCS (21/21 cán bộ KNVCS) tham gia vào việc xây dựng các mô hình trình diễn, huyện Gia Bình có 92,85% (13/14 cán bộ KNVCS) tham gia vào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 việc xây dựng các mô hình trình diễn, huyện Lương Tài có 100% (14/14 cán bộ KNVCS) tham gia vào việc xây dựng các mô hình trình diễn và thành phố Bắc Ninh có 78,57% (11/14 cán bộ KNVCS).
Đối với hoạt động tập huấn, đào tạo: Cán bộ KNVCS tham gia không nhiều, đa phần công việc này đều do cán bộ khuyến nông của trung tâm khuyến nông tỉnh đảm nhiệm, cán bộ KNVCS chỉ đơn giản là có mặt, làm công tác triệu tập người dân tham gia vào các buổi đào tạo tập huấn là chính. Cán bộ KNVCS huyện Quế Võ có 71,42 % (15/21 cán bộ KNVCS) tham gia đào tạo tập huấn cho bà con nông dân, huyện Gia Bình có 50% (7/14 Cán bộ KNVCS) tham gia đào tạo tập huấn cho bà con nông dân, huyện Lương Tài có 78,57% (11/14 cán bộ KNVCS) tham gia đào tạo tập huấn cho bà con nông dân, thành phố Bắc Ninh có 71,42% (10/14 cán bộ KNVCS) tham gia công tác tập huấn cho bà con nông dân.
Việc giúp người nông dân tiếp cận được với các thông tin thị trường về sản phầm đầu ra cũng như các yếu tố đầu vào là một trong những mục tiêu của trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên việc này chưa được triển khai rộng rãi và còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Hiện nay huyện Quế Võ chỉ có 38,09% (8/21 cán bộ KNVCS) có chia sẻ các thông tin về thị trường cho người dân trong xã, huyện Gia Bình và Lương Tài có lần lượt là 64,28% (9/14 cán bộ KNVCS) và 92,85% (13/14 cán bộ KNVCS), thành phố Bắc Ninh là 42,85% (4/14 cán bộ KNVCS).
Đối với hoạt động tư vấn và cung cấp các dịch vụ liên quan đến trồng trọt mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp giống và tư vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc là chủ yếu. Huyện Quế Võ có 61,9% (13/21 cán bộ KNVCS), huyện Gia Bình có 42,85% (6/14 cán bộ KNVCS) và huyện Lương Tài có 85,71% (12/14 cán bộ KNVCS), thành phố Bắc Ninh có 35,71% (5/14 cán bộ KNVCS) tham gia cung cấp dịch vụ và tư vấn cho người nông dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64
Hộp 4.2 Tôi chỉ tham gia xây dựng mô hình trình diễn thôi
Ông Nguyễn Viết Tuấn - phụ trách xã Trung Kênh
Tôi là nhân viên có hợp đồng với UBND tỉnh Bắc Ninh, được phân công phụ
trách khuyến nông xã Trung Kênh. Do công việc ở cấp xã thường được chỉ đạo trực tiếp từ cán bộ trạm khuyến nông huyện Lương Tài hoặc trực tiếp từ
trung tâm khuyến nông tỉnh nên công việc của tôi thường không nhiều áp lực. Khi xây dựng mô hình tập huấn, cũng có cán bộ trạm hoặc trung tâm về
hướng dẫn, tôi chỉ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc bà con nông dân làm cho
đúng tiến độ, báo cáo về trạm cũng như trung tâm. Còn với các buồi tập huấn, đào tạo tôi cũng không tham gia công tác giảng dạy chỉ cùng cán bộ
khuyến nông của trạm tham gia công tác chuẩn bị và phụ trách quân số tham gia buổi tập huấn đó.
4.2.3.2 Hoạt động chăn nuôi
Nhắc đến công tác khuyến nông, không thể thiếu công tác khuyến nông trong lĩnh vực chăn nuôi. Cũng như lĩnh vực trồng trọt, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề về xây dựng mô hình, đào tạo tập huấn, chia sẻ thông tin thị trường và tư vấn dịch vụ của cán bộ KNVC .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
Bảng 4.17 Hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi của cán bộ Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: Người
Xây dựng mô hình Tập huấn, đào tạo Thông tin thị trường Tư vấn, dịch vụ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) TP Bắc Ninh 5 35,71 6 42,86 6 42,86 4 28,57 2 14,28 5 35,71 4 28,57 4 28,57 Gia Bình 6 42,86 7 50 5 35,71 4 28,57 3 21,43 2 14,28 4 28,57 6 42,86 Lương Tài 4 28,57 7 50 7 50 5 35,71 2 14,28 2 14,28 3 21,43 4 28,57 Quế Võ 10 47,62 10 47,62 6 28,57 8 38,09 3 14,28 3 14,28 5 23,81 5 23,81 Tổng 25 39,68 30 47,62 24 38,09 21 33,33 10 19,05 12 19,05 16 25,39 19 30,16 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Cũng như lĩnh vực nông nghiệp thì chăn nuôi cũng được cán bộ KNVCS quan tâm nhiều trong hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và hoạt động này được cán bộ KNVCS tham gia nhiều nhất. Hoạt động xây dựng mô hình có 39,68% số cán bộ KNVCS tham gia vào năm 2012 tăng lên 47,62% vào năm 2013. Việc xây dựng mô hình trình diễn trong chăn nuôi chỉ là việc trung tâm khuyến nông tài trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân chăn nuôi một số đối tượng như gà, lợn.
Chăn nuôi đang trong quá trình phát triển, ổn định tạo ra nguồn thu nhập ổn định và cao hơn so với trồng trọt, chính vì vậy mà nhu cầu được biết các thông tin về việc chăm sóc vật nuôi cũng được bà con trong tỉnh quan tâm nhiều hơn. Hiểu được nhu cầu đó của bà con, trung tâm khuyến nông tỉnh đã kết hợp với cán bộ trạm khuyến nông xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Muốn vậy thì khâu đào tạo, tập huấn cũng phải được chú trọng, đầu tư lớn. Tuy nhiên việc tham gia đào tạo, tập huấn thì không phải cán bộ KNVCS nào cũng được tham gia và hình thức tham gia cũng khác nhau ở mỗi địa phương. Năm 2012 có 38,09% cán bộ KNVCS tham gia vào hoạt động đào tạo, tập huấn nhưng đến năm 2013 số cán bộ KNVCS tham gia vào hoạt đồng đào tạo, tập huấn giảm còn 33,33%.
Thị trường đầu ra vẫn do bản thân các trang trại, chủ gia đình tự liên hệ. Riêng con giống thì trung tâm khuyến nông sẽ hỗ trợ cung cấp cho một vài hộ gia đình làm mô hình trình diễn, phần còn lại hộ gia đình sẽ chủ động tìm mua theo nhu cầu. Cán bộ KNVCS ở xã cung cấp thêm dịch vụ khám chữa bệnh cho gia súc, gia cầm. Theo kết quả điều tra thì năm 2012 có 17,46% cán bộ KNVCS cung cấp dịch vụ thông tin cho người dân, số cán bộ KNVCS tham gia vào hoạt động cung cấp thông tin cho người dân năm 2013 tăng lên 19,04%. Với số lượng cán bộ KNVCS tham gia vào hoạt động thông tin tuyên truyền quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của bà con nông dân khi tìm kiếm thị trường, bao gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
Hộp 4.3 Tôi không có nhiều điều kiện để tham gia nhiều chương trình
Nguyễn Thị Tín - phụ trách xã Mỹ Hương
Hiện nay, do nhu cầu của bản thân, tôi đang theo học lớp sau đại học, chính vì vậy mà không có nhiều thời gian để tham gia các chương trình mà trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai trên địa bàn. Xây dựng mô hình trình diễn trong chăn nuôi là một trong những hoạt động tôi thường xuyên tham gia, nhưng chỉ dừng lại ở mức tư vấn, cung cấp một số dịch vụ cho bà con nông dân như thuốc phòng, chống bệnh. Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm thường bà con nông dân không đến hỏi nhiều, tôi chỉ chia sẻ nhiều về thông tin thị trường đầu vào như mua giống ởđâu tốt, thức ăn chăn nuôi ở đâu giá rẻ hơn mà chất lượng không đổi.
4.2.3.3 Hoạt động khuyến lâm
Bắc Ninh là một tỉnh không đa dạng về rừng, chủ yếu là rừng trồng, lớn nhất ở huyện Quế Võ. Chính vì vậy hoạt động khuyến lâm không phát triển nhiều như các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt
Từ số liệu điều tra cho thấy, huyện Quế Võ là địa phương có diện tích trồng rừng cao nhất của tỉnh Bắc Ninh vì vậy ở huyện này các hoạt động liên quan đến khuyến lâm diễn ra nhiều hơn các huyện khác. Tuy nhiên, do địa hình ảnh hưởng đến khả năng trồng rừng của các hộ gia đình nên thành phố Bắc Ninh không có diện tích đất rừng, vì vậy hoạt động khuyến lâm tại địa phương này không diễn ra. Có 33,33% cán bộ KNVCS tham gia xây dựng mô hình vào năm 2012 và 46,03% vào năm 2013, trong đó huyện Quế Võ chiếm số lượng cao nhất. Có 38,10% cán bộ KNVCS tham gia hoạt động đào tạo, tập huấn vào năm 2013 và có 30,16% cán bộ KNVCS tham gia hoạt động cung cấp thông tin thị trường cho hộ trồng rừng trong năm 2013 và có 46,03% cán bộ KNVCS tham gia vào hoạt động tư vấn, dịch vụ cho hộ trồng rừng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68
Bảng 4.18 Hoạt động trong lĩnh vực khuyến lâm của cán bộ Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: Người
Xây dựng mô hình Tập huấn, đào tạo Thông tin thị trường Tư vấn, dịch vụ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) TP Bắc Ninh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Gia Bình 2 14,86 5 35,71 2 14,29 2 14,29 4 28,57 5 35,71 5 35,71 5 35,71 Lương Tài 2 14,29 3 21,42 3 21,43 5 35,71 3 21,43 3 21,43 4 28,57 5 35,71 Quế Võ 17 80,95 21 100 15 71,42 17 80,95 11 52,38 11 52,38 20 95,24 19 90,48 Tổng 21 33,33 29 46,03 20 31,75 24 38,10 18 28,57 19 30,16 29 46,03 29 46,03 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69
Hộp 4.4 Tôi phải cảm ơn cán bộ khuyến nông ở xã của tôi lắm
Bà Ngô Thị Quế - xã Thái Bảo huyện Gia Bình
Nhà tôi có vài hecta đất rừng. Vừa rồi đến thời kỳ thu hoạch, tôi đã bán với giá cao hơn mấy nhà xung quanh được một ít. Được như thế là nhờ cán bộ
khuyến nông xã đấy. Định đến hỏi ông ấy mua cây con về trồng vì dạo này ở
xã khan hiếm cây con giống, được ông ấy giới thiệu mấy người mua gỗ. Thảo luận giá, thấy giá có cao hơn của mấy nhà trong lô rừng đấy nên tôi đã đồng ý bán cho họ.
4.2.3.4. Hoạt động khuyến công
Bắc Ninh là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, tuy nhiên không phải xã nào trong tỉnh cũng có khu công nghiệp, có làng nghề thủ công. Trong những năm trở lại đây UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt nhiều đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề và các đề án khuyến công cũng tập trung hỗ trợ việc ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất thép, sản phầm cơ khí phục vụ ngành thuỷ lợi, thuỷ điện; chú trọng hỗ trợ đào tạo lao động tại các doanh nghiệp may gia công hàng xuất khẩu, gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng, mây trê đan. Năm 2013, đề án “Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật ván ghép thanh” tại công ty cổ phần Him Lam Mộc Dững ở Nhần Hoà huyện Quế Võ tuy mới được đưa vào vận hành thử nghiệm nhưng đã cho hiệu quả thiết thực như tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp và và người lao động. Với nguồn kinh phí khuyến công địa phương, trung tâm đã phối hợp với phòng Công Thương, Kinh tế, UBND các xã, công ty, doanh nghiệp, HTX trong tỉnh tổ chức 20 lớp đào tạo nghề cho 600 lao động.
Từ bảng 4.17 ta có thể thấy Quế Võ là huyện có nhiều hoạt động trong lĩnh vực này nhất, vì Quế Võ là huyện được chọn làm nhiều dự án của tỉnh về khuyến công., riêng hoạt động tư vấn, dịch vụ có nhiều cán bộ KNVCS do dịch vụ này chủ yếu là tuyên truyền tư vấn cho người lao động biết đến các dự án đang triển khai, khâu dự tuyển nhân viên như thế nào, học xong thì được hưởng những chế độ gì nên có nhiều cán bộ KNVCS tham gia được.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70
Bảng 4.19 Hoạt động trong lĩnh vực khuyến công của cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh Băc Ninh
ĐVT: Người
Xây dựng mô hình Tập huấn, đào tạo Thông tin thị trường Tư vấn, dịch vụ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) TP Bắc Ninh 7 50 7 50 8 57,14 6 42,86 8 57,14 9 64,29 9 64,29 9 64,29 Gia Bình 2 14,29 3 21,43 2 14,29 1 7,14 5 35,71 6 42,86 3 21,43 5 35,71 Lương Tài 4 28,57 3 21,43 5 35,71 5 35,71 7 50 5 35,71 5 35,71 5 35,71 Quế Võ 5 23,81 4 19,05 7 33,33 6 28,57 8 38,10 9 42,86 15 71,43 12 57,14 Tổng 18 28,57 17 26,98 22 34,92 18 28,57 28 41,27 29 46,03 32 50,79 31 49,21 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 Năm 2012 số cán bộ KNVCS tham gia vào hoạt động xây dựng mô hình có 28,57% nhưng đến năm 2013 số cán bộ KNVCS tham gia vào hoạt động xây dựng mô hình chỉ còn 26,98%, khi tìm hiểu nguyên nhân được biết lượng cán bộ KNVCS tham gia vào hoạt động xây dựng mô hình giảm do một số dự án đã tạm dừng triển khai làm mô hình điểm. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng cán bộ tham gia vào hoạt động tập huấn, đào tạo giảm từ 34,92% năm 2012 còn 28,57% năm 2013.
4.2.3.5 Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn
Với hoạt động xây dựng mô hình trình diễn trên địa bàn, cán bộ KNVCS chưa tham gia nhiệt tình. Ở Quế Võ chỉ có 17/21 cán bộ KNVCS ( 80,95 %) tổ chức lấy ý kiến của người dân về việc xây dựng mô hình ở đâu và chọn người làm mô hình trình diễn, 90,47% (19/21 cán bộ KNVCS) có hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình. Thông thường khi làm mô hình trình diễn chỉ dừng lại ba đến năm hộ làm mô hình, nên số lượng người được hướng dẫn là không nhiều.
Bảng 4.20 Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của cán bộ Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: Người
Tổ chức hộp dân lấy ý kiến
Hướng dẫn kỹ thuật cho