Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 52)

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các sách, báo, tạp chí, báo cáo hàng năm của trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh, báo cáo kinh tế xã hội của UBND tỉnh Bắc Ninh, số liệu thống kê,… có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Thông tin được thu thập bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tễ, xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Hệ thống khuyến nông của tỉnh Bắc Ninh, các thành tích đã đạt được của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh.

3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn thảo sẵn.

- Đối tượng khảo sát và phương thức khảo sát:

+ Hộ nông dân: điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, câu chuyện,… Với đối tượng này chúng tôi sẽ tiến hành điều tra 20 hộ/huyện để tìm hiểu, đánh giá năng lực cán bộ KNVCS.

+ Cán bộ KNVCS: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng này chúng tôi tiến hành tại 4 huyện đã lựa chọn trong đó sẽ tiến hành điều tra KNVCS tại các xã có cán bộ KNVCS. Thành phố Bắc Ninh đều tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 43  14 cán bộ KNVCS, huyện Lương Tài điều tra 14 cán bộ KNVCS, huyện Gia Bình điều tra 14 cán bộ KNVCS và huyện Quế Võ điều tra 21 cán bộ KNVCS.

- Nội dung khảo sát: các hoạt động khuyến nông trên địa bàn, đánh giá của người dân về các hoạt động đó, năng lực của cán bộ KNVCS, yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của cán bộ KNVCS

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 52)