ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
3. Đặc điểm sinh lý và bệnh lý
-Hộp sọ trẻ em cứng bảo vệ bộ não và tính thích nghi với chuyển động của cơ thể.
-Lều tiểu não phân não ra 2 phần : phần trên lều và phần dưới lều . Vách giữa ngăn trên lều tiểu não thành 2 nữa bán cầu giúp não cố định trong hộp sọ .
-Não có khả năng tái tạo nơi khu vực thần kinh bị tổn thương .
-Do các tế bào thần kinh chưa biệt hoá nên phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích thích.Trong thời kỳ sơ sinh , do khả năng hưng phấn của vỏ não còn yếu , những kích thích ngoại cảnh thường là quá mức nên trẻ có tình trạng ức chế bảo vệ , do đó trẻ có thể ngủ kéo dài từ 20 - 22 giờ / ngày .
-Trẻ sơ sinh , vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế biểu hiện múa vờn , vận động tay chân thường xuyên . Đặc biệt hành tuỷ , dây thần kinh thị giác , dây thần kinh ngoại biên đã được Myelin hoá , nên trẻ sơ sinh có phản xạ bú , nhìn cố định một điểm . Những tháng tiếp theo , hệ thính giác , hệ tiểu não , đường dẫn truyền não tuỷ được myelin theo hướng não - nhân xám trung ương làm cho kỹ năng vận động ở tay sớm hơn bước đi .
-Tình trạng myelin hoá chưa hoàn thiện nên phản xạ Babinski có thể dương tính sinh lý ở trẻ dưới 2 tuổi .
-Trong năm đầu não phát triển nhanh về khối lượng và tăng nhu cầu chuyển hoá , vì vậy tiêu thụ oxy và tuần hoàn não tăng hơn người lớn .
-Đối với tuỷ sống có chức năng chi phối nhiều phản xạ quan trọng như phản xạ trương lực cơ, phản xạ thực vật ( bài tiết mồ hôi, đại tiểu tiện, sinh dục.. ), phản xạ gân , phản xạ da . Ngoài ra tuỷ sống còn tham gia dẫn truyền các xung động thần kinh từ ngoại vi đi lên vỏ não và từ não đi xuống .
-Hành não có 3 chức năng : Chức năng dẫn truyền cảm giác và vận động; chức năng phản xạ điều hoà hô hấp và phản xạ tim mạch; chức năng điều hoà trương lực cơ .
-Tiểu não tham gia vào việc điều hoà trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể , điều hoà các động tác tự động và điều hoà các động tác chủ động .
-Dịch não tuỷ có tác dụng bảo vệ tổ chức thần kinh bằng cách ngăn cản không cho các chất độc đi vào tổ chức thần kinh ; ngoài ra còn đóng vai trò như một hệ thống đệm bảo vệ não và tuỷ khỏi bị tổn thương mỗi khi bị sang chấn .
3.2.Những đặc điểm bệnh lý
-Do các tế bào chưa biệt hoá , do thành phần hoá học có nhiều nước , nên não trẻ em dễ bị kích thích gây co giật .
-Não trẻ sơ sinh nhiều mao mạch nên dễ bị xuất huyết hoặc xung huyết .
-Tổn thương bệnh lý ở não thường biểu hiện rối loạn vừa tháp vừa ngoại tháp ; có khi ngoại tháp nặng nề hơn .
ĐẶC ĐIỂM GPSL HỆ THẦN KINH CÂU HỎI KIỂM TRA
1. Trong bào thai, hệ thần kinh bắt đầu hình thành từ lúc nào:
A. Tuần thứ 1 B. Tuần thứ 2 C. Tuần thứ 3 D. Tuần thứ 4 E. Tháng thứ 2
2. Hệ thần kinh xuất phát từ phôi bì nào:
A. Ngoại phôi bì và bắt đầu ở tấm thần kinh phía bụng B. Ngoại phôi bì và bắt đầu ở tấm thần kinh phía lưng C. Trung phôi bì và bắt đầu ở tấm thần kinh phía lưng D. Nội phôi bì và bắt đầu ở tấm thần kinh phía bụng E. Nội phôi bì và bắt đầu ở tấm thần kinh phía lưng
3. Cân nặng của não bộ ở trẻ sơ sinh đủ tháng khoảng chừng : A. 100 – 150g
B. 150 – 200g C. 200 – 300g D. 300 – 350g E. 350 – 400g
4. Vỏ não có bề dày chừng nào và chứa khoảng bao nhiêu tế bào thần kinh:
A. Dày khoảng 2mm – 2,5mm với chừng 12 – 14 tỷ tế bào thần kinh ( neuron ) B. Dày khoảng 0,5 – 1mm với chừng 2 – 4 tỷ tế bào thần kinh ( neuron ) C. Dày khoảng 4mm – 5mm với chừng 12 – 14 tỷ tế bào thần kinh ( neuron ) D. Dày khoảng 1mm – 1,5mm với chừng 2 – 4 tỷ tế bào thần kinh ( neuron ) E. Dày khoảng 2mm – 2,5mm với chừng 1triệu bào thần kinh ( neuron ) 5. Vỏ não sắp xếp thành 6 lớp tế bào, từ ngoài vào trong gồm :
A. Hổn hợp – Tháp lớn - Hạt ngoài – Tháp nhỏ - Hạt trong – Phân tử B. Hổn hợp – Tháp nhỏ - Hạt ngoài – Tháp lớn - Hạt trong – Phân tử C. Phân tử – Tháp lớn - Hạt ngoài – Tháp nhỏ - Hạt trong – Hổn hợp D. Phân tử – Tháp nhỏ - Hạt ngoài – Tháp lớn - Hạt trong – Hổn hợp E. Phân tử - Hổn hợp – Tháp lớn - Hạt ngoài – Tháp nhỏ - Hạt trong 6. Lớp tế bào vỏ não phụ trách tiếp thu các thông tin là lớp :
A. Hổn hợp
B. Tháp lớn và tháp nhỏ C. Hạt ngoài và hạt trong D. Phân tử
E. Hạt ngoài và tháp lớn
7. Lớp tế bào vỏ não phụ trách giải đáp các thông tin là lớp : A. Hổn hợp
B. Tháp lớn và tháp nhỏ C. Hạt ngoài và hạt trong D. Phân tử
E. Hạt ngoài và tháp lớn
8. Chức năng của tiểu não là : A. Giữ thăng bằng
B. Điều hoà phối hợp động tác C. Điều chỉnh trương lực tư thế D. Cả 3 chức năng trên
E. Tất cả đều sai
9. Tuỷ sống tham gia vào hoạt động chức năng nào sau đây : A. Cảm giác ( nông, sâu, hổn hợp )
B. Vận động C. Giao cảm
D. Cơ vòng ( bàng quang, hậu môn ) E. Tất cả đều đúng
10. Sự myêlin hoá sợi thần kinh ( liên quan đến dẫn truyền xung động thần kinh ) A. Đối với dây TK sọ não từ lúc 5 – 6 tháng và dây TK ngoại biên lúc 2 – 3 tuổi B. Đối với dây TK sọ não từ lúc 2 – 3 tháng và dây TK ngoại biên lúc 2 – 3 tuổi C. Đối với dây TK sọ não từ lúc 2 – 3 tháng và dây TK ngoại biên lúc 5 – 6 tuổi D. Đối với dây TK sọ não từ lúc 5 – 6 tháng và dây TK ngoại biên lúc 5 – 6 tuổi E. Đối với dây TK sọ não từ lúc 2 – 3 tuôỉ và dây TK ngoại biên lúc 5 – 6 tháng 11. Đặc điểm sinh lý của hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh là :
A. Co giật do não dễ bị kích thích B. Hôn mê do não dễ bị ức chế
C. Các động tác vô ý thức do hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế D. Não dễ bị xung huyết hoặc xuất huyết do có nhiều mao mạch E. Tất cả đều đúng
12. Đặc điểm bệnh lý của hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh là : A. Phản ứng toàn thân do kích thích dễ lan toả B. Ngủ nhiều do phản ứng ức chế bảo vệ
C. Các động tác vô ý thức do hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế D. Não dễ bị xung huyết hoặc xuất huyết do có nhiều mao mạch E. Tất cả đều đúng
13. Dấu phản xạ Babinski đáp ứng “dương tính”, có ý nghĩa : A. Tổn thương bó tháp
B. Tổn thương về vận động C. Sinh lý ở trẻ dưới 2 tuổi
D. Dây thần kinh ngoại biên myêlin hoá chưa đầy đủ E. Tất cả đều đúng
14. Chất nào sau đây không có ở não bộ : A. Protein
B. Lipid C. Glycogene D. NaCl E. H2O
15. Chóp cùng của tuỷ sống của trẻ sơ sinh ở ngang mức đốt sống : A. Thắt lưng thứ 5 ( L5 )
B. Thắt lưng thứ 4 ( L4 ) C. Thắt lưng thứ 3 ( L3 ) D. Thắt lưng thứ 2 ( L2 )
E. Thắt lưng thứ 1 ( L1 )
Đáp án
1D 2B 3E 4A 5C 6C 7B 8D 9E 10B 11C 12D 13E 14C 15C
Tài liệu tham khảo
1.Phạm Nhật An - Ninh Thị Ứng ( 2001 ) " Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em " . Bài giảng Nhi khoa tập II , Trường Đại học Y khoa Hà Nội - Bộ môn Nhi . Trang 236 - 240 .
2.Nguyễn Chương - Lê Đức Hinh ( 2001 ) " Đặc điểm về giải phẫu chức năng não - tuỷ ứng dụng vào lâm sàng thần kinh trẻ em " . Thần kinh học trẻ em . Nhà xuất bản Y học Hà Nội . Trang 10 - 40 .
3. Trần thị Minh Diễm ( 2002 ) " Sinh lý học hệ thần kinh " . Bài giảng sinh lý . Trường Đại Học Y Khoa Huế .
4.Lê Đức Hinh - Nguyễn Chương ( 2001 ) " Khám thần kinh trẻ em " . Thần kinh học trẻ em . Nhà xuất bản Y học Hà Nội . Trang 56 - 65 .
5.M.Baulac - D.Hasboun ( 1998 ) " Bases fondamentales en neurologie " . Neurologie , Universités Francophones . Pages 27 - 40 .
6.Victor C. Vaughan III - Iris F.Litt ( 2004 ) " Neurodevelopment " . Developmental Pediatrics . Nelson Textbook of Pediatrics .