Lâm sàng và cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Giáo trình nhi khoa y huế (Trang 574 - 579)

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

5. Lâm sàng và cận lâm sàng

Thông thường từ 5 - 15 ngày . 5.2. Khởi phát

Trung bình 1 - 4 ngày , gồm các hội chứng sau :

-Hội chứng nhiễm trùng : Bệnh khởi phát như cảm cúm , sốt 38 - 390C .

-Hội chứng tinh thần kinh : Mất ngủ , quấy khóc , hoặc ngủ gà ngủ gật , thay đổi tính tình.Trẻ đau đầu , nôn mửa .

5.3. Toàn phát : 2 - 4 ngày .

-Triệu chứng xuất hiện đột ngột bằng những cơn co giật liên tục . Tăng trương lực cơ , sau đó trẻ đi vào hôn mê hoặc lơ mơ li bì .Thần kinh thực vật bị rối loạn , rối loạn chuyển hóa nước và điện giải thể hiện Na giảm , Kali giảm , Ca bình thường , dự trử kiềm thấp. Biến đổi dịch não tủy như sau : Nước trong , bạch cầu 100 – 200 / ml, thông thường tế bào lympho ưu thế , protein tăng nhẹ , đường và muối trong giới hạn bình thường .

-Trẻ sốt cao liên tục trong tuần đầu , có thể kèm theo nôn hoặc ỉa chảy . Tăng tiết ứ đọng đờm giải và phổi rất dễ bị bội nhiễm .

Đặc điểm của thời kỳ toàn phát là các triệu chứng tinh thần kinh thay đổi hàng giờ hàng ngày , rất đa dạng và tăng giảm từng lúc từng thì .

5.4. Diễn tiến

5.4.1. Tối cấp: Giai đoạn nhiễm trùng ngắn khoảng 1 - 2 ngày, sốt rất cao, co giật, hôn mê.

Bệnh nhi sẽ tử vong do suy hô hấp hoặc trụy tim mạch . 5.4.2. Thể cấp: Bệnh diễn tiến theo 3 khả năng :

-Tử vong : Sốt cao liên tục , rối loạn chức năng sinh tồn . Chết trong tuần lễ đầu .

-Khỏi : Bệnh nhi được hồi phục gần như hoàn toàn . Nhưng cần phải theo dỏi nhiều năm mới kết luận được hậu quả của bệnh .

-Di chứng : Sau một thời gian điều trị , bệnh nhi giảm sốt từ tuần thứ 2 , ra khỏi cơn hôn mê nhưng còn ngơ ngác, co giật nhẹ, mất ngôn ngữ, thay đổi về tác phong. Liệt các chi , tăng động, tăng trương lực cơ, có cơn vặn uốn người. Lâm sàng biểu hiện của tổn thương ngoại tháp và tháp .

5.5. Cận lâm sàng

5.5.1. Công thức máu: Thông thường bạch cầu giảm nhẹ, trong đó bạch cầu lympho chiếm ưu thế.

5.5.2. Xét nghiệm huyết thanh: Phản ứng kết hợp bổ thể (+) sau một tuần, kéo dài trong vòng 6 - 9 tháng .

Kháng thể trung hòa IgM phát hiện từ ngày thứ 4 - 8 là rất đặc hiệu . Ức chế ngưng kết hồng cầu xuất hiện sớm vào khoảng ngày thứ 2 - 3 của bệnh và tồn tại 5 - 10 năm . Sau đó các kháng thể trung hòa hầu như suốt đời .

5.5.3. Dịch não tủy : nước trong . Bạch cầu từ 100 - 1.000 / ml . Giai đoạn sớm thì bạch cầu hạt ưu thế , sau đó nhanh chóng chuyển sang bạch cầu đơn nhân .Protein tăng nhẹ .

5.5.4. Điện não đồ : Biểu hiện tổn thương lan tỏa . Sau khi khỏi bệnh về mặt lâm sàng , điện não đồ còn bị rối loạn nhiều tháng hoặc nhiều năm .

7. Các thể lâm sàng 7.1. Thể điển hình -Thể não - màng não .

-Thể viêm màng não đơn thuần : Chỉ biểu hiện viêm màng não , không rối loạn ý thức , không để lại di chứng . Biến đổi dịch não tủy .

7.2. Thể không điển hình

-Thể liệt hành tủy : Sốt nhức đầu , rối loạn phát âm , khàn tiếng , khó thở , khó nuốt , liệt màn hầu , liệt chi .

-Thể tủy sống : Sốt cao , rối loạn ý thức , nói khó , khó thở . Rung giật nhản cầu , tê và yếu chi . Dịch não tủy trong , protein hơi tăng , tế bào tăng nhẹ .

8. Chẩn đoán

Dựa vào các điều kiện sau đây : -Dịch tễ .

-Lâm sàng: Sốt cao, co giật, hôn mê .

-Cận lâm sàng: Dịch não tủy trong, bạch cầu 100 – 200/ml . Bạch cầu lympho chiếm ưu thế .Phân lập vi rut từ máu hoặc từ dịch não tủy trong 2 - 3 ngày đầu .

9. Chẩn đoán gián biệt

-Viêm màng não mủ: Sốt cao, nôn mửa, co giật, thóp căng phồng, dấu cứng cổ nếu trẻ lớn, và cổ mềm nếu trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Dịch não tủy màu nước dừa hay màu nước vo gạo. Bạch cầu trên 200/ml đa số là bạch cầu trung tính. Đường giảm hoặc vết.

-Viêm màng nã lao: Trẻ sốt nhẹ. Dấu màng não rõ . Đơi khi xuất hiện liệt dây III,V,VI,và VII .

-Bệnh Toxoplasma não .

-Bệnh cysticerosis : Âú trùng của Taenia phát triển trong tổ chức dưới da , cơ bắp hoặc phủ tạng , nhất là ở mắt và não. Kén gạo nằm trong não thất, chất não, khoang dưới nhện . Biểu hiện lâm sàng của một viêm não màng não .

10. Điều trị

Trong giai đoạn cấp tính : - Chống sốt cao .

- Chống phù nã , co giật:Mannitol 20% liều 1,5 g / kg truyền tỉnh mạch trong vòng 30 - 60 phút , có thể lập lại sau 8 - 12 giờ . Diazepam 0,2 mg / kg / lần tiêm tĩnh mạch .

- Điều hòa phản ứng của hệ thần kinh : Dextrose 5% 250 ml

Novocain 1% 1ml / kg Promethazine 1 - 2 mg / kg

Tổng lượng dịch chuyền trong 24 giờ là 50 ml / kg . - Chống suy hô hấp .

- Bồi phụ nước điện giải . - Phòng chống bội nhiễm .

- Vấn đề Corticoide hiện nay nhiều tác giả cho rằng không có hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh .

11. Phòng bệnh

Tiêm phòng : Có 2 loại , loại chế từ não chuột và loại nuôi cấy từ tế bào thận chuột Hamster . Tiêm 2 lần cách nhau 7 đến 14 ngày , sau đó tiêm nhắc lại mũi thứ 3 , và cứ mỗi 3 - 4 năm tiêm nhắc lại . Liều vac xin loại chế từ não chuột là :

Trẻ em dưới 36 tháng : 0,5 ml / 1 lần tiêm Từ 36 tháng trở lên : 1 ml / 1 lần tiêm . Chống chỉ định tiêm ngừa vac xin VNNBB : Sốt cao hoặc đang bị nhiễm trùng tiến triển .

Bệnh tim thận hoặc gan . Bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng . Các bệnh ác tính . Bệnh quá mẫn . Phụ nữ có thai .

VIÊM NÃO CÂU HỎI KIỂM TRA 1. Viêm não Nhật Bản là bệnh gây nên bởi :

A. Vi rut quai bị , vi rut sởi , herpes , thủy đậu . B. Đậu mùa , vi rut Dengue .

C. Vi rut đường ruột , vi rut dại . D. Cytomegalovirus.

E. Vi rut ARBOR thuộc họ Flaviviridae.

2. Sau đây là một số vi rut thường gây bệnh viêm não ở trẻ em được truyền qua trung gian loài tiết túc là :

A. Cytomegalovirus .

B. Arbovirus – Vi rút viêm não Saint - Louis - Vi rút Dengue . C. Nhóm Influenzae A và B .

D. Vi rut sởi Đức . E. Vi rut dại .

3. Tại Việt Nam vi rut Nhật Bản B được tìm thấy trong một số loài động vật sau : A. Trâu - Bò - Ngựa .

B. Cừu - Thỏ - Mèo .

C. Chim bông lau - Chích chòe - Cò - Sáo - Chim chèo bẻo và heo . D. Khỉ - Vượn - Chó .

E. Các loài gia cầm .

4. Hầu hết bệnh viêm não Nhật Bản B gây tử vong sớm ở các thể sau : A. Thể bán cấp .

B. Thể cấp .

C. Thể não - màng não . D. Thể tối cấp .

E. Thể tuỷ sống .

5. Dịch não tủy trong viêm não Nhật Bản B thường có màu sắc như sau : A. Màu vàng chanh .

B. Màu vàng trong .

C. Màu đục như nước vo gạo . D. Màu nước dừa .

E. Màu trong .

6. Các loại thuốc nào sau đây chống phù não và co giật ở giai đoạn cấp của VNNBB : A. Corticoid và Phenobarbital .

B. Mannitol và Diazepam . C. Lincocine - Chloramphenicol.

D. Amphotericine B.

E. Nystatine - Penicilline G .

7. Chỉ ra một thể lâm sàng không phù hợp trong thể điển hình và thể không điển hình của VNNBB:

A. Thể não - màng não . B. Thể tối cấp .

C. Thể viêm màng não đơn thuần . D. Thể liệt hành tuỷ .

E. Thể tuỷ sống . 8. Dịch não tuỷ phát sinh từ :

A. Các xoang tỉnh mạch trong sọ não . B. Hai bán cầu đại não .

C. Các đám rối mạng mạch của màng não . D. Các nhân xám và liềm đen .

E. Đại não - Cầu não và Tiểu não .

9. Muốn phòng bệnh VNNBB có hữu hiệu cho trẻ em cần thực hiện các biện pháp sau : A. Thực hiện phong trào 5 dứt điểm .

B. Tiêm phòng vac xin viêm não cho trẻ trên 10 tuổi .

C. Bắt đầu tiêm vac xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 1 tuổi . D. Tiêm phòng vac xin phòng sốt Dengue .

E. Tiêm vac xin Sởi - Quai Bị - Sởi Đức .

10. Chỉ ra một điểm không phù hợp về sự xâm nhập của vi rut Nhật Bản B vào cơ thể : A. Vi rut xâm nhập qua các hạt nước bọt của người bệnh rồi qua đường hô hấp . B. Qua trung gian muỗi Culex .

C. Từ lợn - Muỗi - Người .

D. Một số loài chim - Muỗi - Người .

E. Có thể từ một số súc vật ( gia cầm ) - Muỗi - Người . Đáp án

1E 2B 3C 4D 5E 6B 7B 8C 9C 10A.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đức Hinh - Nguyễn Chương ( 2001 ) " Viêm não Nhật Bản " . Thần kinh học trẻ em Nhà xuất bản Y học , trang 177 - 190 .

2. Jay P.Sanford (1998) " Encephalitis " Harrison's Principles of Internal Medicine . 3. James D.Cherry (2000) " Encephalitis " Nelson textbook of Pediatrics CDROM

4. E.Pilly (2002) " Infections virales : Arboviroses " Maladies infectieuses et tropicales , pages 433 - 435 .

XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO TRẺ SƠ SINH Mục tiêu

1. Nêu được giải phẫu bệnh, nguyên nhân, lâm sàng, dịch tễ học, tiến triển của bệnh xuất huyết trong não thất ở trẻ sơ sinh đẻ non

2. Trình bày được bệnh sinh, nguyên nhân, lâm sàng của bệnh xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết dưới màng nhện ở trẻ sơ sinh đủ tháng

Một phần của tài liệu Giáo trình nhi khoa y huế (Trang 574 - 579)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(584 trang)