Xuất huyết dưới màng cứng

Một phần của tài liệu Giáo trình nhi khoa y huế (Trang 580 - 584)

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

3. Xuất huyết dưới màng cứng

3.1. Bệnh sinh: Đó là một sự tích tụ máu trong khoang giữa màng cứng và màng nhện, XHDMC có thể một bên hoặc hai bên, dày vài mm, đó là một khối máu tụ thực sự hoặc chỉ là 1 dải xuất huyết trên một hoặc nhiều thùy của một hoặc cả 2 bán cầu đại não.

XHDMN do vỡ tĩnh mạch nông hoặc tĩnh mạch lớn Trolard chảy vào xoang dọc hoặc vỡ tĩnh mạch Lablé chảy vào xoang ngang sau hoặc vỡ những tĩnh mạch phụ khác.

3.2. Nguyên nhân

- Vỡ mạch là do chèn ép đầu thai trong quá trìng sổ thai (lọt qua đường sinh dục mẹ) vì đẻ khó do bất tương xứng giữa khung chậu và ngôi thai, hoặc đẻ bằng forceps khi thai ở eo trên hoặc eo giữa, hoặc trong trường hợp ngôi mông có sổ đầu hậu khó khăn.

- Thường hay xảy ra ở người đẻ con so. Trong những tình huống trên sẽ gây ra XHDMC, nếu có kèm thêm tình trạng ngạt sau sinh sẽ kèm theo tổn thương hoại tử tế bào thần kinh vì thiếu oxy. Phải phân biệt 2 loại tổn thương( loại XHDMC đơn thuần và loại XHDMC kèm tổn thương hoại tử tế bào thần kinh), vì 2 lạoi này có tiên lương khác nhau.

3.3. Lâm sàng

3.3.1. Dạng hỗn hợp: XHDMC kèm tổn thương hoại tử tế bào não thường hay gặp nhất. Lâm sàng có những triệu chứng của bệnh não thiếu máu cc bộ do thiếu oxy( ngạt sơ sinh đủ tháng):

co giật va 2hôn mê một 0vài giờ sau sinh. Triệu chứng thần kinh khu trú hiếm gặp. Thóp trước phồng, đường khớp dãn nhanh, đường kính vòng đầu tăng nhanh trong vòng 48 giờ, dấu hiệu tăng áp nội sọ và xuất huyết võng mạc. EEG

(điện não đồ) cgho thấy sóng bệnh lý.

3.3.2. Dạng đơn thuần: Lâm sàng nhẹ hơn. Co dấu hiệu thần kinh khu trú. Co giật một bên, láy mắt và liệt 1/2 người. Tiền sử sinh khó là yếu tố góp phần chẩn đoán. Không chọc dịch não tủy trong trường hợp phù não. Dich não tủy có thể bìng thường hoặc xuất huyết. Siêu âm thóp trước chỉ phát hiện những trừong hợp xuất huyết nặng tạo thành những ổ máu tụ lớn mà không thể khẳng định những trường hợp xuất huyết nhẹ. XHDMC thường gặp ở những bệnh Hémophilie, giảm tiểu cầu.

4. Xuất huyết dưới màng nhện 4.1. Bệnh sinh và nguyên nhân

- XHDMN gặp trong chấn thương đẻ bằng forceps hoặc giác hút để kéo thai, chèn ép xương sọ, vỡ những mạch máu nhỏ, do giãn mạch trong bệnh cảnh ngạt trung bình thường gặp trong đẻ khó, sổ thai chuyển dạ kéo dài ở người đẻ con so

- XHDMN còn do xuất huyết giảm tỷ prothrombine do thiếu vitamine K nặng ở trẻ bú mẹ.

4.2. Lâm sàng và cận lâm sàng

Tăng kích thích, khóc thét kéo dài, kích thích, khó chịu, những cơn xanh tím, thay đổi trương lực cơ, thóp và các đường khớp bình thường. ý thức, các phản xạ nguyên thủy tủy sống không bị biến đổi. DNT màu hồng đều, để cặn lắng, lắc nhẹ tan máu.

Những triệu chứng biến mất trong vài ngày dù được điều trị hay không ngoại trừ trong bệnh cảnh xuất huyết giảm tỷ prothrombine phải có điều trị đặc hiệu bằng tiêm vitamine K và chuyền máu tươi.

DNT của xuất huyết dưới màng nhện được định nghĩa như sau:

Số lượng hồng cầu > 3000 / mm3

Trường hợp XHDMN kèm theo bệnh cảnh ngạt có tổn thương tế bào thần kinh, tiên lượng nặng.

XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO TRẺ SƠ SINH CÂU HỎI KIỂM TRA

1. Nguyên nhân nào sau đây hay gây bệnh lý ngạt ở trẻ sơ sinh đủ tháng:

A. Chuyển dạ khó quá dài

B. Chuyển dạ nhanh không phải là nguyên nhân gây bệnh lý ngạt C. Ngôi chẩm ngang

D. Ngôi mông E.Máu tụ sau nhau

2. Phân độ ngạt nặng,trung bình và nhẹ của dựa vào:

A. Chỉ số Apgar B. Tổn thương não

C.. Sau sinh đứa trẻ không khóc bao nhiêu lâu D. Sau sinh đứa trẻ không thở bao nhiêu lâu E. Tất cả các câu trả lời đều đúng

3.Tổn thương giải phẫu bệnh học chủ yếu trong bệnh ngạt thiếu oxy thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh đủ tháng:

A. Hoại tử chất xám ở thân não, tiểu não, võ não, nhân xám B. Hoại tử vỏ não

C. Hoại tử chất trắng trong cuống não D. Hoại tử chất trắng của 2 bán cầu đại não E. Hoại tử nhân xám

4. Di chứngthờng gặp nhất trong bệnh cảnh ngạt nặng ở trẻ sơ sinh:

A. Tật đầu nhỏ

B. Chậm phát triển vận động và tinh thần nặng C. Rối loạn giác quan

D. Liệt tứ chi co cứng E. Cả 4 câu trả lời đều đúng

5. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh ngạt nặng thiếu máu cục bộ do thiếu oxy ở trẻ sơ sinh đủ tháng:

A. Suy hô hấp, co giật, hôn mê B. Co giật

C. Hôn mê

D. Thiếu máu nặng

E. Giãn các đường khớp ở thóp

6. Trẻ sơ sinh đủ tháng bị ngạt nặng sau sinh (chỉ số Apgar < 3 điểm), tiến hành chọc dịch não tủy trên bệnh nhi này, tình huống có thể xảy ra:

A.Dịch não tủy đỏ máu

B. Dịch não tủy chỉ ra vài giọt hồng C. Dịch não tủy chọc không ra giọt nào

D. Dịch não tủy trong chảy nhanh do tăng áp sọ não E. Dịch não tủy rong bình thờng

7. Một trẻ sơ sinh đẻ non 32 tuần, sau sinh có những cơn ngừng thở kèm tím trên lâm sàng, xét nghiệm nào cần làm để chẩn đoán bệnh nhuyễn hóa chất trắng ở trẻ đẻ non:

A. Scanner

B. Siêu âm qua thóp trước, nếu nghi ngờ chụp Scanner C. X.Q sọ não

D. Chụp động mạch não

E. Không cần làm xét nghiêm cận lâm sàng, chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng vẫn có thể chẩn đoán đợc

8. Nhuyễn hóa chất trắng là bệng thiếu máu cục bộ do thiếu oxy thờng gặp ở:

A.Sơ sinh đẻ non B. Sơ sinh đẻ yếu

C. Sơ sinh đẻ già tháng tháng có ngạt sau sinh D.Sơ sinh đủ tháng có ngạt sau sinh

E.Sơ sinh bị viêm màng não-màng não

9. Một trẻ sơ sinh đẻ non 32 tuần tuổi có suy hô hấp nặng trong 48 giờ đầu sau sinh, cần phải theo dõi bệnh cảnh:

A. Xuất huyết trong não thất B. Bệnh nhuyễn hóa chất trắng C. Nhiễm trùng sơ sinh

D. Xuất huyết dới màng nhện

E. Tất cả các bệnh lý này đều phải theo dõi

10. Một trẻ sơ sinh 32 tuần thai, có suy hô hấp với chỉ số Silverman 4 điểm, trẻ xanh tái sau đó, Hct giảm , trẻ được nghi ngờ có xuất huyết trong não và được chỉ định làm xét nghiệm siêu âm qua thóp trước. Siêu âm cho hình ảnh xuất huyết + giãn não thất 2 bên. Vậy xuất huyết trong não thất ở trẻ thuộc giai đoạn nào trong những giai đoạn sau đây:

A.Giai đoạn I B.Giai đoạn II C.Giai đoạn III D.Giai đoạn IV

E.Không thuộc vào giai đoạn nào

ĐÁP ÁN

1A 2A 3A 4E 5A 6C 7B 8A 9A 10C TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. R. Perelman. Périnéonatologie, volume 2, 1990. Lesions cellulaires, pp. 1620 – 1628 2. Jean Laugier, Jean – Christophe Rozé. Soins aux nouveau – nés, 2002. Encéphalopathie anoxique et ischemique, pp. 263 - 270

3. P.Cloherty, R. Stark. Manual of neonatal care, 1993, pp. 49 - 85

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Giáo trình nhi khoa y huế (Trang 580 - 584)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(584 trang)