Nhẹ: mặc dù đau nhưng trẻ vẫn hoạt động bình thường hay kèm theo những bệnh tự giới hạn
Trung bình:Trẻ đau kèm theo triệu chứng nhiễm trùng
Nặng: Bệnh nhi có triệu chứng của viêm phúc mạc hay nghẽn ruột
D. Những triệu chứng gợi ý bệnh hệ thống hay nhiễm trùng : Vàng da ( Viêm gan); Sang thương quanh hậu môn, sút cân, máu trong phân ( Viêm ruột non: bệnh Cronh); Ỉa ra máu,sau dùng kháng sinh ( Viêm đại tràng màng giả), ỉa chảy phân có máu, sốt, không nôn mửa ( Viêm ruột nhiễm khuẩn); xuất huyết dưới da dạng chấm, viêm khớp, đái ra máu ( Schonlein- Henoch); Ỉa ra máu, đái máu, thiếu máu, suy thận ( HC tăng urê máu huyết tán); sốt kéo dài, viêm kết mạc , nổi ban, sang thương ở niêm mạc ( Bệnh Kawasaki); sốt, sút cân, gan lách lớn, hạch to ( Bệnh ác tính); thiếu máu ( bệnh hồng cầu hình liềm); ho, giảm âm phế bào, nghe ran ở phổi (Viêm đáy phổi phải); đau họng và xuất tiết, viêm hạch ( Viêm họng do Streptococcus pyogenes); bụng chướng, gãy chi (chấn thương)
E. Gợi ý viêm loét dạ dày khi bệnh nhi đau bụng tái diễn kẽm theo nôn mửa, nôn ra máu, ỉa ra máu. Ở trẻ lớn thường đau ở vùng thượng vị
F. Chụp Xquang bụng để tìm sỏi trong ruột thừa, bóng hơi ở thành ruột trong bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh, liềm hơi dưới cơ hoành ( thủng tạng rỗng), mức hơi nước ( tắc ruột), u ổ bụng hay những nốt calci hoá trong bụng, sỏi đường tiết niệu….
G. Siêu âm là kỹ thuật có hiệu quả cao có thể chẩn đoán nhiều nguyên nhân của đau bụng cấp như viêm ruột thừa, lồng ruột, bệnh lý túi mật, hay đường mật, viêm tuỵ, viêm gan, khối u trong ổ bụng hay còn chẩn đoán một số bệnh lý ở trong hố chậu.
H. Gợi ý viêm tuỵ khi đau bụng có hướng lan ra sau lưng có kèm theo nôn. Báng, bụng chướng và dấu phản ứng thành bụng có thể gặp. Amylase máu tăng là dấu hiệu gợi ý, Siêu âm có thể phát hiện được viêm và giả nang. Nguyên nhân của viêm tuỵ có thể do chấn thương, rối loạn chuyển hoá hay nhiễm trùng hoặc hội chứng tăng ure máu huyết tán hay ngộ độ thuốc hoặc những dị tật bẩm sinh.
I. Ruột thừa viêm với các dấu hiệu sốt, nôn mửa, đau vùng hố chậu phải nhất là tại điểm Mac Burney.
J. Lồng ruột khi cơn đau bụng bộc phát đột ngột, kèm theo nôn mửa, bụng chướng, ỉa ra máu, và sờ thấy khối u. Với siêu âm búi lồng được phát hiện khá dễ dàng
K.Chấn thương gây nên vở gan lách và bàng quang hay chấn thương gây nên viêm tuỵ 2.2. Đau bụng tái diễn
Đau bụng tái diễn được định nghĩa là những cơn đau lập lại ít nhất 3 đợt trong vòng 3 tháng trước đó. Tần suất mắc bệnh vào khoảng 10% trẻ từ 3-15 tuổi, hiếm khi gặp ơ trẻ < 4 tuổi, thường gặp nhất ở lứa tuổi 8-10 và trẻ gái tuổi dậy thì; trẻ gái chiếm đa số. Nguyên nhân đau bụng tái diễn có thể gồm 3 nhóm: thực thể, chức năng hay có nguồn gốc tâm lý. Nhiều nguyên nhân có thể xuất hiện trên một bệnh nhân. Thường có mối liên quan giữa thực thể hay chức năng, đặc tính về nhân cách hay cảm xúc cũng như thói quen trong cuộc sống. Ở các nước đang phát triển, đau bụng tái diễn có nguồn gốc tâm căn chiếm khoảng 80-90% bệnh nhân, do thực thể hay chức năng chiếm khoảng 5-10%
2.2.1.Nguyên nhân
Bằng chứng để xác định nguyên nhân thực thể khá giới hạn. Đặc biệt cần phải chú ý đến những yếu tố tâm sinh lý.
- Đau bụng tái diễn kèm theo những triệu chứng khác:
+ Triệu chứng gan- mật (Đau vùng hạ sườn phải): Bệnh lý đường mật ( Viêm đường mật) + Đau ở vùng hạ sườn trái , có hướng lan ra xương bả vai: Bệnh cảnh của tụy ( Viêm tụy, u giả nang tụy, tăng lipid máu typ1)
+ Nôn mửa có thể kèm theo nôn ra máu và đau bụng sau bữa ăn, nghỉ đến nguyên nhân ở đường tiêu hóa trên: trào ngược dạ dày- thực quản, loét dạ dày thực quản. Một trong những nguyên nhân quan trong của cơn đau bụng tái diễn ở trẻ em là do Helicobacter pylori.Chẩn đoán gián biệt quan trọng là bệnh lý trên cơ hoành, nhất là viêm màng ngoài tim
- Ỉa chảy tái diễn, thỉnh thoảng có máu, tổng trạng giảm kèm theo hội chứng viêm: Hướng chẩn đoán đến một tình trạng bệnh lý ở đường tiêu hóa thấp: Bệnh Crohn, viêm đại tràng chảy máu (chẩn đoán xác định cần phải có những thăm dò chức năng khác như soi trực tràng, chụp
đại tràng với baryt hay chụp ruột non với thuốc cán quang), bất dung nạp protein sữa bò, viêm đại tràng do vi khuẩn hay ký sinh trùng..
+ Tuy nhiên một số trường hợp ngoại khoa đã biết rõ như bệnh lý của túi thừa Meckel ( xuất huyết tái diễn, thiếu máu thiếu sắt) rất khó chẩn đoán với các kỹ thuật thăm dò cổ điển như chụp khung đại tràng mà chỉ xác định được nhờ chụp nhắp nháy ( Scintigraphie); ruột đôi hay nang mạc treo
+ Bệnh lý ở đường tiết niệu sinh dục nếu kèm theo các triệu chứng như như đái khó, đái ra máu, đau vùng hạ vị hay vùng hông. Có thể là bệnh cảnh của nhiễm trùng đường tiểu, dị tật đường tiểu hay sỏi tiết niệu; hay bệnh lý của buồng trứng hay phần phụ ở trẻ tiền dậy thì + Hội chứng viêm
+ Dấu chứng thần kinh như nhức đầu, nôn mửa, kèm theo những dấu cứng thần kinh bất thường khác cần nghỉ đến tăng áp lực nội sọ, hay migraine hay động kinh thể bụng
+ Bệnh lý về chuyển hóa như hạ đường máu, porphyries, - Đau bụng tái diễn đơn độc:
Vị trí cơn đau rất quan trọng để xác định nguyên nhân đau.
+ Đau vùng hạ sườn : nghỉ đến nguyên nhân gan mật
+ Đau vùng thượng vị : bệnh lý ở thực quản, trung thất, hay dạ dày
+ Đau vùng quanh rốn : Bệnh lý ở khung đại tràng, ruột non hay rể thần kinh
+ Đau vùng hạ sườn trái: Bệnh lý ở tụy hay sỏi tiết niệu, hay cũng có thể là đau do táo bón + Đau vùng hạ vị: Bệnh lý ở đường tiểu hay phụ khoa ( trẻ gái), Cần phải thăm trực tràng.
2.2.2.Xét nghiệm
- Công thức máu, VS. transaminase, amylase máu, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, hồng cầu và tế bào ), siêu âm bụng
- Thăm dò khác : chụp khung đại tràng, chụp dạ dày với baryt, UIV. Chụp cắt lớp vùng quanh rốn ( tất cả những đau bụng quanh rốn cần xác định nguyên nhân thực thể).
- Đánh giá về nhân cách của trẻ và tìm hiểu những mối quan hệ của trẻ đối với gia đình và trẻ đối với môi trường xung quanh
3.Xử trí:
- Xử trí nguyên nhân. Tùy thuộc nguyên nhân có một thái độ xử trí khác nhau. Cần chú ý những trường hợp đau bụng cấp có nguyên nhân từ ngoại khoa như viêm ruột thừa hay lồng ruột để chẩn đoán chính xác và sớm hầu có thái độ điều trị kịp thời.
- Thuốc: Rất thận trọng khi dùng thuốc giảm đau, giảm nhu động ruột khi chưa xác định nguyên nhân
- Cần vỗ về an ủi trẻ, và động viên bố mẹ, tránh tạo sự lo lắng hay kích thích cho bố mẹ trẻ khi không cần thiết.
ĐAU BỤNG Ở TRẺ EM CÂU HỎI KIỂM TRA
1. Khi thăm khám một trẻ bị đau bụng, điều gì cần phải hỏi trước những vấn đề khác:
A.Đau bao lâu rồi?
B. Có sốt không?
C. Có ỉa chảy không D. Đau như thế nào?
E. Đau lan ra đâu?
2. Đau bụng tái diễn ở trẻ em có thể do : A.Nhiễm helicobacter Pylorie B.Loét dạ dày
C. Viêm hạch mạc treo
D. Bất dung nạp thức ăn E. Viêm phổi
3. Một bé gái 8 tháng tuổi vào viện vì đau bụng , khóc thét và nôn mữa một ngày nay. Câu hỏi nào bạn hỏi đầu tiên :
A.Đau ở đâu?
B. Nôn ra gì?
C. Phân như thế nào?
D. Trẻ có sốt không?
E. Không câu nào đúng
4. Những trường hợp sau đây đều có thể gây nên đau ở hố chậu phải , ngoại trừ A.Viêm hạch mạc treo
B. Viêm đáy phổi phải C. Viêm cơ đáy chậu D. Viêm ống dẫn trứng E. Viêm tụy
5. Một trẻ 9 tháng tuổi vào viện vì nôn mữa và khóc thét. Điều gì quan trọng nhất khi thăm khám bệnh nhân này.
A. Thăm trực tràng B. Khám họng C. Khám phổi
D. Tìm dấu nhiễm trùng ở da
E. Khám thần kinh để tìm dấu màng não
6. Một trẻ 15 tháng tuổi vào viện vì đau bụng cấp . Người thầy thuốc đã làm điều gì chưa hợp lý :
A. Dùng thuốc giảm đau sau lấy bệnh sử trẻ B. Vỗ về an ủi trẻ
C. Động viên tinh thần bố mẹ
D.Cho làm siêu âm sau khi khi thăm khám trẻ E. Theo dõi tính chất phân trẻ
7. Đối với đau bụng cấp người thầy thuốc cần làm điều gì trước tiên khi thăm khám trẻ:
A. Khám bụng trẻ B. Điều trị triệu chứng
C. Động viên, vỗ về, an ủi trẻ và bố mẹ D.Cho làm siêu âm bụng
E. Làm một số xét nghiệm về sinh hóa để tìm nguyên nhân đường
Đáp án
1A 2B 3B 4E 5A 6A 7C Tài liệu tham khảo
1.Tài liệu giảng dạy của bộ môn nhì Huế( giáo trình của bộ môn nhi Huế 2007 ) 2.Bài giảng Nhi Khoa của Bộ Môn Nhi- Trường đại học y khoa TP HCM ( 2000).
3. Bài giảng Nhi Khoa của Bộ Môn Nhi- Trường đại học Y Khoa Hà nội ( 2000) 4. Morris Green.(2000).Pediatric Diagnosis. W.B.Saunders company .2000; 234-245 5. Nelson (2004) . Text book of pediatrics. Behrman and Vaughan
6. Stephen Berman. ( 1999) Pediatric decision making.B.C. Decker. Philadelphia, 1999; 308- 315