ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU TRẺ EM
3. Những tiêu chuẩn để đánh giá trẻ đủ tháng và trẻ thiếu tháng
Dựa vào
- Lần kinh nguyệt cuối cùng: ngày sinh dự đoán với ngày +7, tháng -3.
- Tiêu chuẩn hình thể bên ngoài: có các chỉ số nhân trắc và gồm một số đặc điểm hình thái.
Đặc điểm Sơ sinh đẻ non Sơ sinh đủ tháng
Tuổi thai < 37 tuần 37 - hết 41 tuần
Cân nặng < 2500g 2500 - 4000g
Chiều dài < 47 cm 47 - 50 cm
Vòng đầu < 33 cm 33 - 36 cm
Vòng ngực < 30 cm 30 - 33 cm
Da Mỏng, đỏ Hồng
56
Lông tơ Nhiều Ít
Sụn vành tai Mỏng, sát Dày, đứng
Móng tay chân Mềm Dài và cứng, phủ ngón
Nếp nhăn lòng bàn chân Chưa đầy đủ Đầy đủ
Vú Nhỏ, không thâm Đủ lớn, thâm
Bộ phận sinh dục ngoài Chưa hòan chỉnh Đã hòan chỉnh
- Tiêu chuẩn về thần kinh: được đánh giá dựa trên biểu hiện của trương lực cơ (thụ động, chủ động) và các phản xạ nguyên thuỷ tuỷ sống.
3.2. Những nhóm trẻ sơ sinh khác
Sơ sinh già tháng Sơ sinh nhẹ cân Sơ sinh quá to
- Tuổi thai ≥ 42 tuần - Cân nặng > 2750 g
- Kích thước đạt kích thước trẻ đủ tháng
- Clifford chia 3 mức độ:
+ Nhẹ: Da khô, nhăn nheo. Móng nhuộm vàng.
+ Nặng: Da, móng, rốn nhuộm vàng.
+ Nặng nhất: Da, móng nhuộm vàng. Rốn nhuộm xanh.
- Nhỏ cân so với tuổi thai - Da khô, nhăn nheo, có thể bong da, người gầy.
- Có 3 hình thái:
+ Kích thước tương xứng với tuổi thai. Người dài, đầu to.
+ Ảnh hưởng cả kích thước.
Người nhỏ, gầy nhiều, da tái.
+ Vừa đẻ non vừa thiếu dinh dưỡng.
Lớn cân so với tuổi thai : + > 4000g ở trẻ đủ tháng.
+ >3000g ở trẻ 34 tuần.
+ >2000g ở trẻ 30 tuần.
ĐẶC ĐIỂM SƠ SINH CÂU HỎI KIỂM TRA 1.Thời kỳ sơ sinh là thời gian:
A. Từ lúc sinh đến 30 ngày tuổi B. Từ lúc sinh đến 4 tuần tuổi
C. Từ 2 tuần trước sinh đến 4 tuần tuổi D. Từ 2 tuần trước sinh đến 2 tuần tuổi E. Từ 2 tuần trước sinh đến 30 ngày tuổi 2.Trẻ đẻ non là trẻ có:
A. Cân nặng mới đẻ dưới 2500 g B. Chiều dài dưới 37 cm
C. Cân nặng lúc sinh nhỏ hơn so với tuổi thai D. Tuổi thai dưới 37 tuần
E. Vòng đầu nhỏ hơn vòng ngực 3.Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ:
A. Cân nặng lúc sinh trên 2500 g B. Không phải đẻ non
C. Có tuổi thai 37 - 41 tuần D. Có rốn nằm thấp gần xương mu
E. Bộ phận sinh dục ngoài chưa hoàn chỉnh 4. Đặc điểm sinh lý hô hấp ở trẻ sơ sinh là:
A. Có dưới 2 cơn ngưng thở < 15 giây trong 1 phút hoặc thở kiểu Cheyne – Stokes B. Nhịp thở hay thay đổi nên không cần chú ý trong việc theo dõi
C. Cơ hoành hoạt động kém hơn cơ liên sườn D. Ít có các yếu tố làm cản trở hô hấp
E. Chức năng hô hấp không liên quan đến tiên lượng của trẻ 5. Đặc điểm mạch máu ở trẻ sơ sinh:
A. Trẻ đủ tháng có các mao mạch nhỏ và số lượng ít, ít tổ chức đệm ở thành mạch
57
B. Việc giảm oxy máu không liên quan gì đến tình trạng xuất huyết
C. Mạch máu sẽ dãn ra hạn chế nuôi dưỡng tế bào gây mù khi trẻ đẻ non thở oxy liều cao kéo dài
D. Dễ bị xuất huyết do thành mạch dễ vỡ
E. Tình trạng xuất huyết không liên quan với sự thay đổi huyết áp 6. Ở trẻ sơ sinh có hiện tượng sụt cân sinh lý:
A. Là mất 600 - 700 gam, chỉ 2 - 3 ngày đầu sau đẻ B. Do sự mất nước qua da, hô hấp, phân, nước tiểu, nôn C. Do tiêu hao nhiều năng lượng sau đẻ để điều hoà thân nhiệt D. Do thận thải nước tốt, trẻ tiểu nhiều ở những ngày đầu E. Không liên quan với việc nuôi dưỡng và nhiệt độ phòng 7.Trẻ đẻ non dễ bị thiếu máu nhược sắc vì:
A. Nhu cầu sắt cao B. Dự trữ sắt thấp C. Tiêu hao nhiều sắt
D. Sữa mẹ không đủ cung cấp đủ lượng sắt E. Tủy xương hoạt động kém
8. Vàng da sinh lý ở thời kỳ sơ sinh là do:
A. Có hiện tượng huyết tán B. Thiếu Glucuronyl transferase C. Chức năng giải độc của gan kém D. Hồng cầu HbF, gan chuyển hóa kém E. Chấn thương khi đẻ
9. Ở thời kỳ sơ sinh, đặc điểm bệnh lý có liên quan đến:
A. Mẹ và cuộc đẻ
B. Nuôi dưỡng và chăm sóc C. Tuổi thai
D. Mẹ và cuộc đẻ, nuôi dưỡng và chăm sóc
E. Mẹ và cuộc đẻ, nuôi dưỡng và chăm sóc, tuổi thai
10. Một trẻ sơ sinh tuổi thai 37 tuần tính theo kỳ kinh cuối, cân nặng 2500 gam, chiều dài 47 cm, vòng đầu 33 cm, vòng ngực 30 cm. Xếp loại trẻ này là:
A. Đẻ non đơn thuần B. Đẻ non bình dưỡng C. Đẻ non thiểu dưỡng D. Đủ tháng bình dưỡng E. Đủ tháng thiểu dưỡng
Đáp án
1B 2D 3C 4A 5D 6B 7B 8D 9E 10D Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Anh (2001), “Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và cách chăm sóc” - “Đặc điểm trẻ sơ sinh thiếu tháng” - “Trẻ sơ sinh già tháng”, Bài giảng Nhi khoa - Trường Đại học Y khoa Hà Nội, I, tr. 122 - 140.
2. Huỳnh Thị Duy Hương (1997), “Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh” - “Khám và phân loại trẻ sơ sinh”, Bài giảng Nhi khoa - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 1, tr. 193 - 238.
3. Barbara J. Stoll, Robert M. Kliegman (2000), “The Newborn Infant” & “The High-Risk Infant”, Textbook of pediatrics - Nelson's 16th edition, p. 451 - 460 & p. 474 - 486.
58
4. DeWayne M. Purley, John P. Cloherty (1998), “Identifying the High-Risk Newborn and Evaluating Gestinational Age, Prematurity, Postmaturity, Large-for-Gestinational-Age, and Small-for-Gestinational-Age Infant”, Manual of neonatal care - 4th edition, p. 37 - 52.