DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1.2.2. DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Cơ sở GDNN là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Các cơ sở GDNN bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm GDNN.

GDNN có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của TTLĐ đang ngày càng phát triển và thay đổi.

Việc đào tạo nghề nghiệp không chỉ giúp người học nắm vững kiến thức và kỹ năng

chuyên môn mà còn giúp họ phát triển các phẩm chất cá nhân, như tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo.

1.2.2.2. Khái niệm dạy học trực tuyến

Theo Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2021 quy định về quản lý và tổ chức DHTT trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, tại Điều 2. Giải thích từ ngữ, mục 1: “Hệ thống DHTT là hệ thống phần mềm DHTT và hạ tầng CNTT (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật DHTT) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internét, ba gồm: phần mềm tổ chức DHTT trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến”; mục 2: “DHTT là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống DHTT”.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, khái niệm DHTT tại các cơ sở GDNN được xác định như sau: DHTT tại cơ sở GDNN là hoạt động dạy học sử dụng các thiết bị điện tử thông minh kết nối Internet để tổ chức giảng dạy và học tập. Hoạt động này bao gồm việc sử dụng các công cụ dạy học online và các nền tảng giáo dục trực tuyến để triển khai các buổi học trong thời gian thực (real-time classes) và các khóa học không đồng bộ (asynchronous courses), giúp người học truy cập tài liệu học tập mọi lúc, mọi nơi.

Sự kết hợp giữa hạ tầng kỹ thuật hiện đại, nội dung học tập số hóa, và phương pháp giảng dạy sáng tạo trong DHTT tại các cơ sở GDNN không chỉ đáp ứng yêu cầu của thời đại mà còn tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nghiệp.

1.2.3. Quá trình dạy học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Quá trình DHTT tại các cơ sở GDNN bao gồm các nội dung sau:

1.2.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu hoạt động DHTT tại cơ sở GDNN phải hướng vào thực hiện các mục tiêu của GDNN. Mục tiêu chung của GDNN nhằm đào tạo những người lao động có kỹ năng và kiến thức phù hợp với các ngành nghề sản xuất đồng thời hình thành được đạo đức và lương tâm nghề phong cách nghề đảm bảo người lao động có kỹ năng tìm

được việc làm hiệu quả thậm chí tự tạo cho mình một cơ hội tuyển dụng thích hợp.

-Đào tạo ở trình độ sơ cấp theo hình thức dạy nghề có mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao tham gia hiệu quả vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ có thể thực hành nghề thuần thục sau khi khóa dạy nghề kết thúc.

-Đào tạo ở trình độ trung cấp và cao đẳng có mục tiêu hình thành cho người lao động những kỹ năng kiến thức cơ bản nhất đề hành nghề tạo ý thức làm việc độc lập kích thích khả năng sáng tạo và kỹ năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động nghề nghiệp.

1.2.3.2. Nội dung

Nội dung DHTT tại cơ sở GDNN là các nội dung dạy học theo quy định của Chương trình GDNN. Nội dung DHTT thống nhất với nội dung dạy học trực tiếp theo chương trình quy định của cơ sở GDNN. Nội dung DHTT được giáo viên biên soạn dưới dạng các file mềm, các slide đa dạng và phong phú về mẫu mã. Các nội dung dạy học có thể liên kết với các tài liệu và các hình ảnh có liên quan tạo cơ hội cho học sinh có thể tham khảo mở rộng và nâng cao. Người học có thể được học các nội dung thực hành theo từng nghề đào tạo trong môi trường ảo. Với ưu thế của DHTT, một số nội dung dạy học có thể thực hiện trong môi trường ảo giống như thực giúp cho người học nắm được các quy trình công nghệ thực hành.

1.2.3.3. Phương pháp

Phương pháp DHTT nổi bật với các đặc điểm sau: Giảng dạy và học tập thông qua các phần mềm CNTT. Có thể kết hợp hình thức nghe – nhìn và tương tác giữa người dạy và người học. Người dạy có thể tạo các khóa học và tải các tài liệu (video, văn bản) lên các nền tảng DHTT cung cấp cho người học các bài giảng miễn phí hoặc trả phí. Người học có thể tham gia các khóa học bất cứ lúc nào họ muốn. Giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau trong môi trường ảo sát với thực tiễn.

1.2.3.4. Hình thức:

Hình thức DHTT tại cơ sở GDNN được quy định bởi mục tiêu, nội dung và phương pháp GDNN. Hình thức DHTT phải hướng vào thực hiện các mục tiêu GDNN. Tại các cơ sở GDNN có các hình thức DHTT hỗ trợ cho dạy học trực tiếp và có các hình thức DHTT thay thế cho dạy học trực tiếp. DHTT hỗ trợ dạy học

trực tiếp tại cơ sở GDNN là hình thức DHTT thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình GDNN để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở GDNN. DHTT thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở GDNN là hình thức DHTT thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình GDNN để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở GDNN.

DHTT tại cơ sở GDNN có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

Học đồng bộ (synchronous learning): Là hình thức học mà người dạy và người học tham gia vào cùng một thời điểm, tương tác trực tiếp với nhau qua các công cụ như Zoom, Microsoft Teams, Google Meet,... Điều này giúp tạo ra môi trường học tập tương tác cao, người học có thể ngay lập tức đặt câu hỏi và nhận được phản hồi từ giáo viên.

Học không đồng bộ (asynchronous learning): Là hình thức học mà người học có thể truy cập vào các tài liệu học tập bất cứ lúc nào, học theo tiến độ riêng của mình. Các tài liệu học tập bao gồm video bài giảng, bài tập, tài liệu đọc thêm,...

được tải lên các nền tảng như Moodle, Blackboard, Canvas,... Người học có thể linh hoạt về thời gian và địa điểm học, phù hợp với những người có lịch trình bận rộn.

Học kết hợp (blended learning): Là sự kết hợp giữa học đồng bộ và không đồng bộ. Người học sẽ tham gia các buổi học trực tuyến theo lịch trình cụ thể, đồng thời có thể truy cập các tài liệu học tập để tự học thêm.

1.2.4. Các nền tảng công nghệ đảm bảo cho hoạt động dạy học trực tuyến LMS (Learning Management System): “Hệ thống quản lý học tập” còn gọi là

“Hệ quản lý dạy học” hoặc “hệ quản trị học tập”. LMS tập trung vào hỗ trợ cho hoạt động dạy và học xoay quanh các hoạt động của người dạy và người học. LMS là trái tim của quá trình cải tiến giáo dục do ngoài việc có thể chứa học liệu thì LMS còn chứa các hoạt động do người dạy và người học trực tiếp sinh ra. Thông qua các hoạt động này, hành vi học tập có thể được nhận diện để người dạy có thể tạo ra các chiến lược dạy học tương ứng. Một LMS tốt thường sẽ có một bộ các tính năng cơ bản như: Quản lý học liệu, quản lý các hoạt động, tổ chức các phương pháp giảng dạy đa dạng, tích hợp bổ sung tính năng.

LCMS (Learning Content Management System): LCMS thường được hiểu là

hệ quản trị nội dung hoặc quản lý học liệu. Một LMS nên cho phép tích hợp với càng nhiều LCMS càng tốt. LCMS là hệ thống phần mềm quản lý kho nội dung học tập qua mạng cho phép tổ chức lưu trữ và phân phát các nội dung học tập tới người học. LCMS có sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống quản lý học tập (để truyền tải nội dung học tập tới người học) và phần mềm công cụ soạn bài giảng (để tạo ra các nội dung học tập).

EMS (Education Management System): “Hệ quản trị đào tạo”, EMS gần giống LMS nhưng rộng hơn. Nếu như LMS đi sâu vào quản lý quá trình dạy học thì EMS lại quản lý quá trình đào tạo theo nghĩa rộng. EMS tập trung nhiều vào các quy trình quản trị mang tính hành chính hơn như thông tin của người học, các hoạt động tài chính, thời khóa biểu, học bạ. EMS không đi sâu vào việc tổ chức các nội dung dạy và học.

SIS (Student Information System): “Hệ thống thông tin sinh viên”, SIS dùng để quản lý thông tin sinh viên. Bao gồm các tài khoản thông tin về học bạ của sinh viên. SIS có thể là một phần của EMS, tuy nhiên đây là ứng dụng có mức độ chuyên sâu cao hơn.

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, các hình thức DHTT đã và đang đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu của các cơ sở GDNN. Để đảm bảo tính hiệu quả, việc lựa chọn và triển khai các hình thức DHTT cần dựa trên mục tiêu đào tạo và điều kiện thực tế.

Cụ thể, các hình thức phổ biến hiện nay bao gồm:

Dạy học trực tuyến đồng bộ (Synchronous Online Learning): Tăng cường sự tương tác thời gian thực giữa giảng viên và học viên, giúp đảm bảo chất lượng thảo luận và giải đáp thắc mắc.

Dạy học trực tuyến không đồng bộ (Asynchronous Online Learning): Mang lại tính linh hoạt cho học viên, cho phép họ tự quản lý thời gian học tập.

Dạy học kết hợp (Blended Learning): Kết hợp ưu điểm của học trực tuyến và học trực tiếp, tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức.

Dạy học qua video tự học (Self-Paced Learning): Phù hợp với các học viên có nhu cầu tự học với tốc độ cá nhân.

Dạy học mô phỏng (Simulation-Based Learning): Tạo ra môi trường học tập

thực hành ảo, đặc biệt hữu ích trong đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.

Sự đa dạng trong các hình thức DHTT không chỉ mang lại tính linh hoạt mà còn hỗ trợ các cơ sở GDNN trong việc tối ưu hóa tài nguyên, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(221 trang)
w