CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ
2.1. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC
2.1.1. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã triển khai thành công các phương pháp và chiến lược khác nhau để quản lý và tối ưu hóa hoạt động DHTT., mang lại nhiều bài học quý giá. Những kinh nghiệm này không chỉ giúp Việt Nam mà còn đặc biệt giá trị khi vận dụng vào thực tế tại TP.HCM – nơi chuyển đổi số đang là một ưu tiên chiến lược phát triển GDNN.
2.1.1.1. Khu vực Châu Á
Singapore, Malaysia, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc: Những quốc gia này đã áp dụng phương pháp DHTT kết hợp (blended learning) từ hơn một thập kỷ trước. Họ đã thiết lập các nền tảng công nghệ tiên tiến và cung cấp đào tạo cho giáo viên để sử dụng các công cụ này một cách hiệu quả. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy chính phủ các nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ đào tạo trực tuyến. Các quốc gia này tập trung vào việc nâng cao kỹ năng công nghệ của giáo viên và đảm bảo hạ tầng mạng mạnh mẽ và ổn định.
2.1.1.2. Toàn cầu
Sử dụng mạng Internet và nền tảng học online: Hầu hết các quốc gia như Argentina, Croatia, Trung Quốc, Cyprus, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ý, Nhật, Mexico, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Saudi Arabia, UAE và Mỹ sử dụng mạng Internet để cung cấp các nền tảng học online như Zoom, Google Meet. Một số quốc gia khác như Argentina, Croatia, Trung Quốc, Costa Rica, Pháp, Iran, Hàn Quốc, Mexico, Rwanda, Saudi Arabia, Senegal, Tây Ban Nha, Peru, Thái Lan và Việt Nam phổ biến bài giảng qua truyền hình hoặc các phương tiện truyền thông
khác. Việc tổ chức thi cũng được điều chỉnh với nhiều kỳ thi được thực hiện online hoặc bị hủy bỏ.
Ở Ấn Độ: Nhiều giáo viên thừa nhận rằng việc giảng dạy trực tuyến làm giảm chất lượng buổi học do khó khăn trong việc truyền đạt tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp bằng ánh mắt. Nhiều học sinh không thể tham gia các lớp học từ xa do điều kiện kinh tế gia đình và kết nối Internet không ổn định. Điều này làm giảm hiệu quả học tập và tạo ra khoảng cách giáo dục giữa các học sinh.
Ở Trung Quốc: Nhiều trẻ cảm thấy cô đơn khi phải học tập từ xa. Chính phủ đã triển khai các chuyên gia hỗ trợ tâm lý cho học sinh qua đường dây nóng và các cuộc gọi giám sát để giúp trẻ tránh cảm giác cô độc. Việc này giúp học sinh duy trì sự ổn định tâm lý và tăng cường hiệu quả học tập.
Ở Canada, Bangladesh, Mauritius: Việc học tập dựa trên công việc học nghề hoặc nội dung thực hành đã được chuyển giao một phần qua các nền tảng trực tuyến.
Các quốc gia này phát triển các gói đào tạo trực tuyến, kết hợp lý thuyết và thực hành, giúp học sinh tiếp tục học tập mà không bị gián đoạn.
Ở Chile: Các cơ sở GDNN sử dụng công cụ Padlet để đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các video ghi lại kỹ năng và sử dụng mô phỏng kỹ thuật số.
Phương pháp này giúp giáo viên theo dõi tiến bộ của học sinh một cách chi tiết và chính xác hơn.
Ở Hoa Kỳ, EU, El Salvador: Phát triển nền tảng quản lý học tập tại nhà mô phỏng hóa thực tế ảo hỗ trợ việc học trực tuyến. Các hệ thống quản lý học tập (LMS) mã nguồn mở và miễn phí như Moodle được sử dụng rộng rãi để cung cấp cho giáo viên, giảng viên, giám sát viên và người học tùy chỉnh cài đặt và lựa chọn học tập phù hợp.
Nhiều quốc gia cung cấp các biện pháp hỗ trợ đa dạng cho giáo viên và giảng viên thông qua đào tạo, hội thảo và hội nghị trực tuyến. Những hoạt động này nhằm nâng cao các kỹ năng CNTT của giáo viên và giảng viên, hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu học tập điện tử thích ứng với thực tiễn. Một số nước cung cấp hỗ trợ trực tuyến kỹ năng sư phạm cho phụ huynh, cung cấp các khóa học giúp cha mẹ biết cách quản lý con cái trong môi trường hạn chế. Tây Ban Nha có các nền
tảng liên lạc và ứng dụng giúp phụ huynh và giáo viên chia sẻ và cùng xây dựng quá trình học tập cho con.
2.1.1.3. Khu vực ASEAN
Năm 2021, các nước ASEAN đã chia sẻ kinh nghiệm dạy học trong đại dịch Covid-19. Trong bài viết với tiêu đề: “Những thách thức và cơ hội của phương thức học tập trực tuyến: Kinh nghiệm của Giáo viên Cao đẳng Khoa học Xã hội trong một trường tư thục Philippines” của tác giả Tony B. Lazaga và Dennis V. Madrigal thuộc trường Đại học Negros Occidental-Recoletos, thành phố Bacolod, Philippines, tháng 6/2021 đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình về DHTT. Mục đích chính của nghiên cứu là mô tả kinh nghiệm của các giáo viên Khoa học xã hội trong việc tiến hành các lớp học trực tuyến tại một trường Công giáo tư thục ở Nam Negros Occidental, Philippines. Nội dung chủ yếu của bài viết đã trình bày ba vấn đề như sau:
a) Những thách thức của phương thức học tập trực tuyến:
Đại dịch toàn cầu Covid-19 thúc đẩy các nền giáo dục trên thế giới phải cơ cấu lại ngành giáo dục để phù hợp với nhu cầu của bình thường mới. Việc áp dụng một phương thức học tập linh hoạt bao gồm việc sử dụng hướng dẫn trực tuyến trong quá trình này có những thách thức khác nhau mà người dạy và người học cần phải giải quyết. Các giáo viên lần đầu tiên xử lý các lớp học trực tuyến gặp phải rất nhiều thách thức, bao gồm các vấn đề như mất/thiếu kết nối Internet, nhầm lẫn lệnh trên máy, học sinh thiếu động lực học tập và trở nên lười biếng. Mất/thiếu kết nối Internet là một thách thức lớn, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề như mất hứng thú, cáu kỉnh hoặc buồn chán. Một thách thức khác là sự bối rối của các nhà giáo dục vì họ chưa được đào tạo và chuẩn bị kỹ càng về thời gian và nội dung học tập. Thiếu động lực học tập của học sinh cũng là một vấn đề lớn, vì nhiều học sinh thích chơi game hơn là học online. Sự chú ý của học sinh bị phân tán bởi các trò chơi trực tuyến, điều này làm giảm hiệu quả học tập.
b) Cơ hội cho giáo viên trong phương thức dạy học trực tuyến
Giáo viên cần trang bị lại năng lực của mình và tìm một phương tiện khác để khám phá sự sáng tạo thông qua việc giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính. Học