CHỦ THỂ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 56 - 77)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ

1.4.3. CHỦ THỂ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Phạm vi trong cơ sở GDNN, các chủ thể tham gia quản lý hoạt động DHTT của nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng; Trưởng phòng hoặc Trưởng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ; Trưởng khoa; Tổ trưởng chuyên môn; Giáo viên trực tiếp giảng dạy; Học viên.

Hiệu trưởng là chủ thể trực tiếp trong quản lý hoạt động DHTT của nhà trường. Vai trò này của hiệu trưởng được thực hiện qua việc: 1) Thực hiện các chức năng quản lý về lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc DHTT các khóa đào tạo trong nhà trường; 2) Bảo đảm các điều kiện về CSVC, phương tiện, thiết bị - nền tảng CNTT cho DHTT; 3) Bồi dưỡng đội ngũ về kiến thức, kỹ năng DHTT;…

Trưởng phòng hoặc Trưởng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ là chủ thể quản lý gián tiếp cho việc tổ chức các chủ trương, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường, bảo đảm cho DHTT có chất lượng, hiệu quả.

Trưởng khoa đào tạo, Tổ trưởng chuyên môn là chủ thể quản lý gián tiếp, trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động DHTT tại đơn vị đào tạo, đồng thời là chủ thể của việc thực hiện DHTT theo các ngành đào tạo do đơn vị phụ trách.

Giáo viên DHTT là chủ thể quản lý trực tiếp lớp học và thực hiện các hoạt động DHTT tại lớp học đối với học viên của lớp mình phụ trách. Bên cạnh đó, học viên cũng chính là chủ thể của hoạt động DHTT, tham gia hoạt động học tập của lớp học một cách chủ động, tích cực.

Phạm vi ngoài các cơ sở GDNN, các chủ thể tham gia trực tiếp quản lý hoạt động DHTT của các cơ sở GDNN là Sở LĐTB&XH tại địa phương; Bộ LĐTB&XH;

các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp có liên kết đào tạo với các cơ sở GDNN;…

Sở LĐTB&XH là chủ thể quản lý trực tiếp các cơ sở GDNN tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ như triển khai các chính sách, quy định và CTĐT nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH; xây dựng kế hoạch phát triển GDNN

phù hợp với điều kiện KTXH của địa phương; quản lý tài chính và sử dụng nguồn lực địa phương để phát triển GDNN; tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng đào tạo tại cơ sở GDNN địa phương.

Bộ LĐTB&XH là chủ thể quản lý gián tiếp, thực hiện xây dựng chính sách, quy hoạch và chiến lược phát triển GDNN quốc gia. Bộ LĐTB&XH thực hiện các nhiệm vụ như xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn liên quan đến GDNN; xây dựng CTĐT khung; phân bổ ngân sách và hỗ trợ tài chính cho các chương trình GDNN quốc gia; giám sát và đánh giá hoạt động của các cơ sở GDNN trên toàn quốc.

Các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp có liên kết đào tạo với các cơ sở GDNN là chủ thể quản lý trong sự phối hợp với các cơ sở GDNN tổ chức hoạt động đào tạo nói chung, hoạt động DHTT cho học viên.

Sơ đồ 1.1. Các chủ thể tham gia quản lý hoạt động DHTT

Trong bối cảnh công nghệ hiện đại, các chủ thể quản lý cần bổ sung thêm khả năng sử dụng AI và hệ thống phân tích học tập (Learning Analytics) để hỗ trợ ra quyết định. Ví dụ, hiệu trưởng cần khai thác dữ liệu từ Big Data để đánh giá chất lượng giảng dạy, trong khi giáo viên cần thành thạo công cụ AI để cá nhân hóa nội dung học tập. Sự phối hợp giữa các chủ thể và công nghệ sẽ thúc đẩy chất lượng và hiệu quả quản lý.

1.4.4. Chu trình cải tiến chất lượng liên tục PDCA (vòng tròn Deming) trong Phạm vi

ngoài cơ sở GDNN

Phạm vi trong

cơ sở GDNN

Hiệu trưởng cơ sở GDNN

Trưởng phòng/ Trưởng bộ phận chuyên môn Trưởng Khoa

Tổ trưởng chuyên môn

Người dạy - Người học

Lãnh đạo Sở LĐTB&XH Lãnh đạo Bộ

LĐTB&XH

Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp

quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá

Vào giữa thế kỷ XX, Khoa học quản lý đã xuất hiện một số phương pháp tiếp cận mới trong quản lý, với những mô hình quản lý khác nhau được vận dung trong lĩnh vực đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Tiêu biểu như: Chu trình 4 giai đoạn học tập qua trải nghiệm của David A. Kolb. Chu trình vòng tròn cải tiến chất lượng PDCA do Deming đề xuất. Mô hình quản lý đào tạo nghề theo quan điểm tiếp cận năng lực – hoạt động. Mô hình hệ thống quản lý hiệu suất (Performance Management System - PMS). Mô hình PMS sau đó được phát triển thành các phiên bản mới như: Quản lý thực hiện và đánh giá (Management implementation and evaluation); quản lý theo kết quả (Results Based Management - RBM); Quản lý chương trình hoạt động (Program Management by Activity). Mô hình hệ thống quản lý hiệu suất (PMS) được vận dụng phổ biến vào các nhà trường đào tạo nghề nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu về hiệu quả ngoài, hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư của các tổ chức quốc tế ngày càng gia tăng. Nhìn chung các mô hình quản lý trên đây đều đi sâu vào quản lý hoạt động và quản lý kết quả hoạt động.

Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều lý thuyết dạy học hiện đại, đã và đang tạo cơ hội cho sự hình thành, phát triển các mô hình quản lý hoạt động DHTT ở các cơ sở GDNN. Theo đó, quản lý hoạt động DHTT ở các cơ sở GDNN có thể vận dụng các mô hình quản lý đơn lẻ hoặc phối hợp các mô hình quản lý khác nhau.

Một trong những mô hình quản lý đang được sử dụng khá phổ biến trong đào tạo nghề là mô hình quản lý đào tạo CIPO. Mô hình CIPO gồm: Yếu tố đầu vào (Input);

Yếu tố quá trình (Process); Yếu tố đầu ra (Output/Outcom). Tất cả yếu tố đó được đặt trong bối cảnh (Context) cụ thể. Quản lý đào tạo nghề được đặt trong một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội luôn vận động, phát triển trong thực tiễn.

Theo mô hình CIPO, các đặc điểm đầu vào sẽ tác động lên đầu ra thông qua quá trình (giống với mô hình quản lý đào tạo theo quá trình), tuy nhiên, quá trình này còn bị tác động bởi các điều kiện bối cảnh đối với đầu vào, quá trình và đầu ra.

Các yếu tố bối cảnh bao gồm yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; luật pháp và

chính sách về GD&ĐT, về việc làm cho người lao động; các tiến bộ của khoa học kỹ thuật; hội nhập quốc tế; quan hệ đối tác (cùng hợp tác hoặc cạnh tranh). Mô hình quản lý đào tạo theo CIPO là quản lý theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Mô hình này ngày càng được quan tâm và tìm hướng vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo nghề.

Dựa theo đặc điểm DHTT tại cơ sở GDNN đã được xác định của Luận án này, NCS lựa chọn mô hình quản lý hoạt động DHTT tại cơ sở GDNN ở TP.HCM trong bối cảnh toàn cầu hóa theo phương pháp tiếp cận PDCA của Edward Deming. Cụm từ PDCA là viết tắt của: Plan - Do - Check - Act. Đây là mô hình quản lý chất lượng được nghiên cứu và đề xuất bởi Walter Shewhart và được phát triển phổ biến rộng rãi trong thực tiễn bởi Edward Deming. PDCA là một quy trình thể hiện phương thức tiếp cận tuần hoàn để liên tục cải tiến dịch vụ, sản phẩm và con người.

PDCA là mô hình quản lý tinh gọn (Lean Management), còn được gọi là  vòng tròn Deming. Nội dung tiếp cận PDCA trong quản lý hoạt động DHTT tại cơ sở GDNN ở TP.HCM trong bối cảnh toàn cầu hóa gồm 4 bước như sau:

- P (Plan): Lập kế hoạch, định lịch trình và phương pháp đạt mục tiêu

Lập kế hoạch bao gồm công việc hoạch định chất lượng, xác định mục tiêu chất lượng và nhiệm vụ cần thực hiện trên cơ sở chiến lược và chính sách chất lượng của tổ chức nhà trường, trên cơ sở đó đề ra lịch trình, các biện pháp và các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ. Các nhiệm vụ phải được lượng hóa cụ thể với các số liệu và chỉ tiêu rõ ràng. Văn bản hóa toàn bộ công việc của kế hoạch một cách chi tiết và thông tin, hướng dẫn đến từng đối tượng để thực hiện có hiệu quả cao nhất.

Kế hoạch cần bao gồm các nội dung: Phân tích, đánh giá thực trạng; xác định mục tiêu; nội dung và các phương pháp, hình thức thực hiện; Nguồn lực cần thiết;

Cơ cấu tổ chức quản lý; Sự chuẩn bị và các điều kiện thực hiện; Các hoạt động DHTT của kế hoạch; Phạm vi của sự cải tiến và thời hạn dự kiến.

- D (Do): Đưa kế hoạch vào thực hiện

Ở bước này sẽ tiến hành công việc theo kế hoạch. Để thực hiện kế hoạch cần thực hiện công việc phân công và huy động lôi kéo mọi người cùng tham gia và tiến hành các hoạt động cải tiến hay đổi mới. Muốn thực hiện công việc hiệu quả cao thì

bản thân người thực hiện cần được đào tạo và huấn luyện để có nhận thức đầy đủ về mục tiêu, nhiệm vụ và cả cách thức, điều kiện để thực hiện công việc. Nhờ đó họ chủ động và tự giác trong công việc, yêu thích công việc mình làm. Đồng thời, có những tác động quản lý phù hợp dựa trên tinh thần nhân văn là tin vào con người với những phẩm chất tốt đẹp của họ để họ tự nguyện làm việc và không ngừng sáng tạo nâng cao chất lượng công việc ở từng bộ phận và chất lượng của cả hệ thống nhà trường.

- C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện

Kiểm tra là việc so sánh, xác định độ sai lệch giữa kế hoạch được thiết kế với việc thực hiện thực tế để từ đó có thể kịp thời uốn nắn các sai lệch hoặc có thể điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm từ những bài học kinh nghiệm đó. Cần kiểm tra mang tính chất thường xuyên và theo định kỳ để phát hiện kịp thời các sai lệch, xác định nguyên nhân và điều chỉnh. Việc kiểm tra cần căn cứ vào nguồn thông tin phản hồi từ mọi người, phản ứng từ các khách hàng của cơ sở GDNN đó là học sinh, cha mẹ của họ, đơn vị sử dụng lao động, cộng đồng,…

cũng như các chỉ tiêu về môi trường làm việc, những vấn đề về nhận thức nổi cộm.

Quản lý chất lượng luôn lấy phòng ngừa làm chính, vì vậy khi kiểm tra cần phải xem xét các biện pháp phòng ngừa đưa ra trong kế hoạch. Người thực hiện tự kiểm soát công việc của mình bằng phương pháp phân tích thống kê mà công cụ là

“Kiểm soát chất lượng bằng thống kê – Statistic Quality Control/SQC” hay “Kiểm soát quá trình bằng thống kê – Statistic Process Control/SPC” để tìm ra các trục trặc và nguyên nhân của những trục trặc sai lệch giữa kế hoạch với thực hiện, xác định các tổn thất chất lượng dựa trên các sự kiện.

- A (Act): Thông qua các kết quả thu được để đề ra những điều chỉnh và thực hiện các điều chỉnh thích hợp nhằm khắc phục, cải tiến và bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới

Hành động là những việc làm được đưa ra nhằm khắc phục và phòng ngừa các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến những trục trặc, sai lệch đã thống kê được qua kiểm tra trên cơ sở các bài học kinh nghiệm đã rút ra. Không để các nguyên nhân đó tái diễn và đồng thời cũng đề ra các biện pháp để đề phòng những sai sót mới xuất hiện.

Thông tin tới tất cả mọi người trong nhà trường về kết quả thực hiện để mọi

người hiểu rõ và làm chủ quá trình công việc, tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi để mọi người làm việc tự giác, tích cực và say mê vì sự tự hào về chính công việc của mình. Tạo ra văn hóa chung tích cực tự giác của cả tập thể nhà trường.

Hành động cũng có nghĩa là cải tiến chất lượng liên tục, cuốn hút mọi người trong nhà trường vào thói quen làm việc theo quy trình và chuẩn, luôn sáng tạo từ đó tạo ra nền văn hóa chất lượng chung của cả tập thể hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đào tạo.

Hình 1.1. Chu trình cải tiến chất lượng liên tục PDCA (vòng tròn Deming) [73]

Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều hướng đi lên và theo chiều kim đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy, thực chất của quá trình quản lý là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng. Chất lượng không có điểm dừng mà liên tục được cải tiến theo chu trình PDCA. Đây được coi là nguyên tắc cơ bản và được ứng dụng rộng rãi cả trong lý luận và thực tiễn quản lý chất lượng.

Quản lý các cơ sở GDNN nói chung, quản lý hoạt động DHTT tại các cơ sở GDNN nói riêng là một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ nhằm đáp ứng yêu cầu về sự thay đổi trong thực tiễn GD&ĐT. Một cơ sở GDNN cần luôn tìm mọi cách để có thể đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, tạo được niềm tin cho giáo viên, người học, cha mẹ, đơn vị sử dụng lao động và các bên liên quan,

A D P

C 1

A D

P

C 2

A D

P

C 3

A D

P

C 4

Chấtợng

thông qua đó tạo được uy tín cho các cơ sở GDNN. Chúng tôi sử dụng mô hình Chu trình cải tiến chất lượng liên tục PDCA (vòng tròn Deming) trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án này.

Trong nghiên cứu này, chu trình PDCA được lồng ghép với công nghệ 4.0 để tạo ra các giải pháp quản lý hiện đại. Cụ thể, ở bước "Plan", việc sử dụng AI để phân tích dữ liệu học tập giúp xác định mục tiêu cụ thể. Bước "Do" triển khai các nền tảng LMS tích hợp AI. Bước "Check" sử dụng hệ thống Learning Analytics để theo dõi hiệu quả và hành vi học tập. Cuối cùng, bước "Act" cải tiến dựa trên kết quả phân tích, đảm bảo vòng tròn quản lý chất lượng không ngừng được tối ưu hóa.

1.4.5. Nội dung quản lý dạy học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá

Từ sự phân tích lựa chọn mô hình quản lý PDCA và dựa theo tiếp cận chức năng quản lý, tiếp cận quá trình dạy học, nội dung quản lý hoạt động DHTT tại cơ sở GDNN như sau:

1.4.5.1. Giai đoạn P (Plan): Kế hoạch hóa các hoạt động dạy học trực tuyến

Kế hoạch hóa là một chức năng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động DHTT tại cơ sở GDNN nói riêng. Lập kế hoạch là sự cam kết của lãnh đạo nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Thông qua lập kế hoạch để dự kiến các tình huống nảy sinh và dự kiến phương án giải quyết. Kế hoạch là căn cứ pháp lý để đánh giá kết quả hoạt động của các hoạt động.

Kế hoạch hóa hoạt động DHTT bao gồm kế hoạch chung của nhà trường; kế hoạch của các khoa, các tổ chuyên môn và kế hoạch của giáo viên.

Kế hoạch DHTT phải xác định được các nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức DHTT của từng ngành đào tạo, từng môn học và từng bài học cụ thể. Trên cơ sở xác định nội dung, chương trình đào tạo nghề, xác định nội dung, chương trình DHTT để dự kiến nhân sự người dạy và người học, dự kiến các điều kiện đảm bảo cho hoạt động DHTT, dự kiến các tình huống và phương thức xử lý tình huống đó.

Các vấn đề cụ thể của kế hoạch hoá hoạt động DHTT có thể kể đến như: 1) Tổ

chức xây dựng kế hoạch DHTT; Phổ biến kế hoạch DHTT đến các lực lượng liên quan; Bảo đảm các điều kiện thực hiện kế hoạch; Tính khoa học, toàn diện của bản kế hoạch DHTT; Tính thực tiễn, khả thi của các bản kế hoạch DHTT.

Để tổ chức xây dựng kế hoạch DHTT, người xây dựng kế hoạch phải điều tra, khảo sát, đánh giá đúng nhu cầu, khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Việc phổ biến kế hoạch DHTT là hết sức quan trọng, điều này được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau như trang web của cơ sở GDNN, nhóm zalo, trang fanpage,… của người dạy và người học. Đồng thời, người lập kế hoạch DHTT cần xác định và phối hợp với các bộ phận, đơn vị chức năng (cụ thể có thể là bộ phận KHCN của Nhà trường) để chuẩn bị các điều kiện bảo đảm về cơ sở hạ tầng CNTT, phòng học (đường link), hệ thống theo dõi, giám sát người dạy và người học,…

Để đánh giá một bản kế hoạch DHTT cần tính đến tính khoa học, tính toàn diện cũng như tính thực tiễn, tính khả thi của bản kế hoạch (phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường về đội ngũ, CSVC, cơ sở hạ tầng, người học,…).

1.4.5.2. Giai đoạn D (Do): Tổ chức, chỉ đạo triển khai xây dựng kịch bản hoạt động dạy học trực tuyến phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học

a) Chỉ đạo triển khai xây dựng kịch bản, nội dung, chương trình hoạt động DHTT tại cơ sở GDNN

Đây là một chức năng cơ bản của quản lý nhà trường. Chủ thể quản lý phải chỉ đạo triển khai xây dựng kịch bản nội dung, chương trình hoạt động DHTT của cơ sở GDNN. Nội dung hoạt động DHTT được thực hiện đồng bộ trong CTĐT nghề cho học viên, về cơ bản tuân theo theo chương trình quy định của Bộ LĐTB&XH và của mỗi cơ sở GDNN ở địa phương.

Triển khai xây dựng nội dung, chương trình hoạt động DHTT bao gồm các nội dung cụ thể sau: 1) Tổ chức khai thác nguồn tài liệu xây dựng nội dung hoạt động DHTT; 2) Tổ chức xây dựng nội dung, chương trình hoạt động DHTT; 3) Lựa chọn nội dung hoạt động DHTT; 4) Đảm bảo tính khoa học hiện đại của nội dung hoạt động DHTT; 5) Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ của nội dung hoạt động DHTT; 6) Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ của nội dung hoạt động DHTT.

Chủ thể quản lý nhà trường chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn và giáo viên/giảng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 56 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(221 trang)
w