TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO CÁC TRÌNH ĐỘ THEO NHÓM NGÀNH, NGHỀ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ

2.1. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC

2.2.3. TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO CÁC TRÌNH ĐỘ THEO NHÓM NGÀNH, NGHỀ

Kết quả tuyển sinh năm 2022, GDNN Thành phố đạt 377.423/371.000 (đạt 101,73% chỉ tiêu), trong đó trình độ cao đẳng là 50.844/45.000 (đạt 112,98% chỉ tiêu); trình độ trung cấp 2.697/36.000 (đạt 63,05% chỉ tiêu); trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 303.882/290.000 (đạt 104,78% chỉ tiêu)

Thống kê danh mục ngành nghề đào tạo của các cơ sở GDNN trrên địa bàn Thành phố cho thấy các ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển

kinh tế Thành phố. Cụ thể, các ngành nghề đào tạo tập trung chủ yếu vào 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và 9 nhóm ngành dịch vụ và nhóm ngành tự do dịch chuyển lao động khối ASEAN. Kết quả tuyển sinh năm 2022 cho thấy các nhóm ngành dịch vụ tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người học tuyển mới chiếm 50,67%, còn lại lần lượt là nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm 41,25%, các nghề tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN là 4,61% và các nghề khác chiếm 3,46%.

Bên cạnh đó trong năm 2022, các cơ sở GDNN đã đào tạo và cung cấp cho thị trường sức lao động 188.866 người học sau tốt nghiệp các trình độ. Tỷ trọng nguồn nhân lực sau đào tạo GDNN ở các nhóm ngành, nghề trọng yếu của Thành phố trong năm 2022 lần lượt là: 27,63% ở các ngành công nghiệp trọng yếu; 66,24% ở các ngành dịch vụ chủ yếu; 3,85% ở nhóm nghề tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN và 2,29% ở các ngành khác.

Theo số liệu thống kê về đào tạo năm 2022, trình độ cao đẳng thuộc 4 nhóm ngành trọng yếu chiếm 34,8% trong tổng số ngành nghề đào tạo, các trường cao đẳng tham gia đào tạo 9 nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 46% trong tổng số ngành nghề đào tạo; trình độ trung cấp thuộc 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm 23,4% tổng số ngành nghề đào tạo, 09 nhóm ngành dịch vụ chiếm 57,5%

tổng số ngành nghề đạo tạo. Đối với trình độ sơ cấp, đào tạo chủ yếu ở 9 nhóm ngành dịch vụ cao cấp, 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Thực trạng cho thấy, quá trình phân hóa nghề nghiệp đang diễn ra theo chiều hướng tiến tới phi nông nghiệp hoàn toàn. Do vậy, cơ cấu ngành nghề đào tạo của GDNN Thành phố trong bối cảnh hiện nay cũng đặt ra vấn đề cần phải có những điều chỉnh cần thiết nhằm phù hợp với cơ cấu ngành nghề xã hội và đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của người học. Nhu cầu tuyển chọn ngành nghề để tham gia học tập của người học cũng hết sức đa dạng. Thực tế cho thấy, nhu cầu đào tạo nghề được xác lập dựa trên căn cứ đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và các Tỉnh lân cận, xu hướng ngành nghề tập trung phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ cao, các ngành nghề truyền thống ít được người học lựa chọn học tập.

Hiện nay, để tăng số học sinh vào học trung cấp, cao đẳng, các đơn vị đang khẩn trương triển khai công tác thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học vào học GDNN. Đồng thời, triển khai thực hiện ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 để tập trung ưu tiên xin chủ trương đầu tư đồng bộ trở thành trường chất lượng cao.

Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Tuyển sinh khó khăn, đặc biệt ở những ngành, nghề nặng nhọc độc hại, ngành nghề năng khiếu. Triển khai đào tạo nghề chất lượng cao (phát triển nghề trọng điểm, trường nghề chất lượng cao và thí điểm đào tạo nghề cấp độ quốc tế, khu vực theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài...) còn chậm. Về tổ chức quản lý lĩnh vực GDNN Thành phố chưa triển khai thực hiện thống nhất đầu mối quản lý toàn diện các cơ sở GDNN phần nào khó khăn trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt.

2.2.4. Quy mô tuyển sinh so với quy mô được cấp phép

Xét trên phương diện tổng thể, quy mô tuyển sinh thực tế ở các cơ sở GDNN và các trường trung cấp trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn từ năm 2021-2023 xấp xỉ quy mô tuyển sinh được cấp phép. Tuy nhiên, xét từng cơ sở GDNN và từng ngành nghề cụ thể, nhiều cơ sở GDNN có quy mô tuyển sinh thực tế không đạt quy mô tuyển sinh được cấp phép, đồng thời nhiều cơ sở GDNN có quy mô tuyển sinh thực tế cao hơn rất nhiều so với quy mô tuyển sinh được cấp phép. Đối với các cơ sở GDNN cao đẳng, quy mô tuyển sinh thực tế cao hơn rất nhiều so với quy mô tuyển sinh được cấp phép trong khi đó cơ sở GDNN trung cấp quy mô tuyển sinh thực tế thấp hơn rất nhiều so với quy mô tuyển sinh được cấp phép.

Việc các trường trung cấp tuyển sinh thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là học sinh không muốn vào học ở các trường trung cấp. Ngoài ra, nhiều trường đăng ký nhiều nghề đào tạo nhưng không tuyển sinh được hoặc không tổ chức tuyển sinh do các nghề này không còn phù hợp. Điều này đặt ra vấn đề phải rà soát các nghề không còn phù hợp, nhiều năm không tuyển sinh của các cơ sở GDNN.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(221 trang)
w