CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ
2.3. TỔ CHỨC KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
2.3.5. XỬ LÝ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Kết quả điều tra được xử lý theo quy luật số lớn, tính số lượng và tính %, đúc kết thành bảng số liệu. Đồng thời tính điểm trung bình, xếp thứ bậc của các thực trạng, biểu diễn thành đồ thị để minh họa cho các nhận xét, kết luận rút ra.
Cách tính điểm theo 4 mức như sau:
Điểm 4: Rất quan trọng/ Tốt/ Rất ảnh hưởng.
Điểm 3: Quan trọng/ Khá/ ảnh hưởng.
Điểm 2: Ít quan trọng / TB/ Ít ảnh hưởng.
Điểm 1: Không quan trọng/ Yếu/ Không ảnh hưởng.
Xử lý số liệu bằng công thức tính giá trị trung bình: = ;
Để tính khoảng điểm của từng mức, áp dụng công thức tính như sau:
L = n -1/n = 0,75 (trong đó L là khoảng điểm, n là số mức).
Chúng tôi sử dụng thang đo Likert để xác định mức độ với độ chênh lệch của mỗi mức độ là 0,75 điểm. Theo đó, điểm trung bình ( ) của từng mức được tính như sau:
- Mức 1 (Tốt): 3,25 < ĐTB ≤ 4,0.
- Mức 2 (Khá): 2,50 < ĐTB ≤ 3,25.
- Mức 3 (Trung bình): 1,75 < ĐTB ≤ 2,50.
- Mức 4 (Yếu): 1,0 ≤ ĐTB ≤ 1,75.
2.4. Thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa
2.4.1. Thực trạng nhận thức về dạy học trực tuyến
Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi đối với 230 CBQL, giáo viên và 420 học viên về vấn đề này được tổng hợp trong bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của CBGV, HV về DHTT
Nội dung SL
Mức độ đánh giá
X
TB Thứ bậc Rất quan
trọng Khá quan
trọng Quan trọng
Không quan trọng
SL % SL % SL % SL %
1. Giúp HV nâng cao kiến thức lý thuyết
CBGV 50 21,7 110 47,8 50 21,7 20 8,7 2,83 1
HV 108 25,7 294 70,0 18 4,3 0 0,0 3,21 1
2. Giúp người học rèn KN thực hành nghề
CBGV 10 4,3 150 65,2 60 26,1 10 4,3 2,69 5
HV 56 13,3 198 47,1 150 35,7 16 3,8 2,7 5
3. Giúp HV rèn kỹ năng CNTT
CBGV 36 15,6 124 53,9 60 26,1 10 4,3 2,81 2
HV 108 25,7 276 65,7 24 5,7 12 2,9 3,14 2
4. Giúp người học cập nhật PP học hiện đại
CBGV 50 21,7 100 43,5 60 26,1 20 8,7 2,78 3
HV 60 14,3 288 68,6 72 17,1 0 0,0 2,97 3
5. Giúp người học chủ động trong học tập
CBGV 20 8,7 140 60,9 60 26,1 10 4,3 2,74 4
HV 66 15,7 222 52,8 120 28,6 12 2,8 2,81 4
Tổng số CBGV 166 14,43 624 54,26 290 25,22 70 6,1 2,77 HV 398 18,95 1278 60,86 384 18,28 40 1,9 2,97 Số liệu thống kê trong bảng 2.4 cho thấy, nhận thức của cán bộ, giáo viên và học viên về vai trò của DHTT đối với sự phát triển các phẩm chất, năng lực của học viên tương đối tốt. Tổng cộng ý kiến của cán bộ, giáo viên trên cả 5 nội dung được đánh giá, mức tốt chiếm tỷ lệ 14,43%;mức khá 54,26%; mức trung bình 25,22%;
mức yếu 6,1%. Ý kiến đánh giá của học viên mức tốt 18,95%; mức khá 60,86%; mức trung bình 18,28%; mức yếu 1,9%. Như vậy, ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên đều tập trung nhiều nhất ở mức khá. Tỷ lệ ý kiến đánh giá ở mức khá chiếm từ
54,26% đến 60,86%, chứng tỏ nhận thức về vấn đề này khá tốt. Tuy nhiên, các ý kiến đánh giá phân tán cả trên các mức tốt, khá, trung bình và yếu, chứng tỏ nhận thức chưa thật sự nhất quán.
Xem xét giá trị điểm trung bình và thứ bậc của từng nội dung được đánh giá cho thấy, vai trò của DHTT trong việc giúp HV nâng cao kiến thức lý thuyết được đánh giá cao nhất; đánh giá của cán bộ, giáo viên và đánh giá của học viên từ 2,83 điểm đến 3,21 điểm, nằm trong khoảng điểm cao của mức khá. Nội dung thứ 3:
Giúp học viên rèn kỹ năng CNTT được đánh giá cao ở mức thứ 2, điểm trung bình từ 2,81 điểm đến 3,14 điểm.
Nội dung thứ 2: Giúp học viên rèn kỹ năng thực hành nghề là nội dung được đánh giá thấp nhất, giá trị điểm trung bình từ 2,69 điểm đến 2,7 điểm. Chứng tỏ DHTT trong rèn luyện kỹ năng thực hành nghề của học viên là vấn đề đang gặp khó khăn, hiệu quả thấp. Đây là vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Qua quan sát và trao đổi với cán bộ, giáo viên ở các trường trung cấp và cao đẳng cho thấy, hầu hết cán bộ, giáo viên ở các cơ sở GDNN đều nhận thức được tầm quan trọng của DHTT trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 lan tràn khắp nơi, việc tổ chức DHTT càng trở nên quan trọng. Tuy vậy, mức độ nhận thức, hiểu biết về DHTT của các đối tượng vẫn khác nhau. Đối với một số người cho rằng, DHTT là giải pháp tình thế, chỉ có tác dụng trong bối cảnh dịch covid 19. Một số người khác lại có quan niệm rằng, DHTT chỉ phù hợp với một số môn lý thuyết, không phù hợp với dạy học thực hành. DHTT ở GDNN sẽ khó có thể áp dụng trong thực hành, thực tập nghề, do đó không thể rèn luyện được kỹ năng nghề nghiệp cho học viên. Một số CBQL cho rằng, cơ sở hạ tầng đảm bảo cho DHTT chưa đồng bộ dẫn đến chất lượng, hiệu quả DHTT thấp, không đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.
2.4.2. Thực trạng mục tiêu hoạt động dạy học trực tuyến
Kết quả khảo sát 230 cán bộ, giáo viên về mức độ phù hợp và hiệu quả của các hoạt động đào tạo tại các cơ sở GDNN. Việc đánh giá này đặc biệt quan trọng, vì nó cung cấp thông tin về khả năng đáp ứng các mục tiêu giáo dục của hoạt động DHTT tại các cơ sở GDNN, giúp đưa ra các biện pháp điều chỉnh để cải thiện chất lượng giảng dạy và đào tạo.
Khảo sát cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng hoạt động GDNN, nhằm đảm bảo rằng chương trình giảng dạy tại các cơ sở GDNN thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Kết quả tổng hợp ở bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Thực trạng mục tiêu hoạt động dạy học trực tuyến Mức độ/
Nội dung
Tốt Khá TB Yếu X
TB
Thứ bậc
SL % SL % SL % SL %
1. Mục tiêu hoạt động DHTT tại các cơ sở GDNN phải hướng vào thực hiện các mục tiêu của GDNN
26 11,3 84 36,5 103 44,8 17 7,4 2,62 3
2. Phù hợp với mục tiêu đào tạo ở trình độ sơ cấp:
Đào tạo NNL có tay nghề kỹ thuật cao tham gia hiệu quả vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ có thể thực hành nghề thuần thục sau khi khóa dạy nghề kết thúc
66 28,7 98 42,6 45 19,6 21 9,1 2,84 2
3. Phù hợp với MTĐT ở trình độ TC và CĐ: hình thành cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất đề hành nghề tạo ý thức làm việc độc lập kích thích khả năng sáng tạo và kỹ năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động nghề nghiệp
48 20,9 56 24,3 110 47,8 16 7,0 2,90 1
Tổng số 140 60,9 238 103,4 258 116,2 54 23,5
Mục tiêu hoạt động DHTT phải hướng vào thực hiện các mục tiêu của GDNN.
Kết quả cho thấy mức độ đạt được mục tiêu này có xếp hạng thấp nhất (thứ 3), với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 2.62. Điều này phản ánh một số hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu GDNN và cần có các giải pháp cụ thể để cải thiện.
Phù hợp với mục tiêu đào tạo ở trình độ sơ cấp: Điểm trung bình của các cán bộ, giảng viên là 2.84, xếp hạng 2. Điều này cho thấy mức độ phù hợp khá tốt với mục tiêu đào tạo, tuy nhiên vẫn cần nỗ lực để đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng đúng và đầy đủ các yêu cầu thực tế.
Phù hợp với mục tiêu đào tạo ở trình độ trung cấp và cao đẳng: Đây là nội dung có kết quả khả quan nhất, với điểm trung bình 2.88, xếp hạng 1. Điều này cho thấy các HDDH có sự phù hợp cao với mục tiêu đào tạo, đặc biệt là về kỹ năng làm việc và ứng dụng công nghệ trong nghề nghiệp.
Kết quả ở bảng 2.5, đánh giá chỉ ra sự cần thiết trong việc tập trung nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở GDNN, đặc biệt là các nội dung chưa đạt yêu cầu. Đối với các lĩnh vực đã có kết quả tốt, cần duy trì và phát triển thêm, đồng thời đưa vào áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại để không ngừng cải tiến chất lượng.
2.4.3. Thực trạng nội dung hoạt động dạy học trực tuyến
Nội dung DHTT là một thành tố quan trọng tạo thành chất lượng của quá trình dạy học. Nội dung DHTT ở các cơ sở GDNN bao gồm nội dung các môn chung, nội dung các môn chuyên ngành, nội dung dạy học về lý thuyết, nội dung dạy học về thực hành, nội dung của bài giảng trực tuyến. Bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát tài liệu của các nhà trường cho thấy, mỗi nhà trường có cách chọn nội dung DHTT khác nhau. Một số nhà trường chỉ thực hiện DHTT đối với các môn chung, còn các môn chuyên ngành dạy trực tiếp. Một số nhà trường lại quy định theo tỷ lệ phần trăm. Các môn học chung là 50% đến 75%, các môn chuyên ngành từ 25%
đến 50%. Có những trường để cho giáo viên đăng ký, có trường giao chủ đề cho giáo viên phải DHTT. Như vậy, mỗi trường có phương thức xác định nội dung và tỷ lệ các môn DHTT khác nhau. Nội dung DHTT không phải chỉ có các bài giảng điện tử của giáo viên mà còn xây dựng ngân hàng bài giảng điện tử và ngân hàng đề thi, ngân hàng đáp án chung của nhà trường. Một số nhà trường đã số hóa các nguồn tài
liệu, thành lập trung tâm thông tin, thư viện, xây dựng kho dữ liệu phục vụ cho giáo viên và học viên trong quá trình DHTT. Tuy nhiên, nguồn thông tin dữ liệu còn đơn giản, chưa cập nhật, hiệu quả sử dụng chưa cao. Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi đối với 230 cán bộ, giáo viên và 420 học viên được tổng hợp trong bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.6. Đánh giá của CBGV, HV về thực trạng nội dung hoạt động dạy học trực tuyến
Nội dung Đối tượng
Mức độ đánh giá
X TB
Thứ
Tốt Khá TB Yếu bậc
SL % SL % SL % SL %
1. ND hoạt động DHTT các môn chung
CBGV 82 35,6 86 37,4 46 20,0 16 6,9 3,02 2 HV 96 22,9 222 52,8 102 24,3 0 0,0 2,98 3 2. ND hoạt động
DHTT các môn chuyên ngành
CBGV 80 34,8 30 13,0 100 43,5 20 8,7 2,74 3 HV 102 24,3 216 51,4 96 22,9 6 1,4 2,98 2 3. ND hoạt
động DHTT về lý thuyết
CBGV 92 40,0 88 38,3 36 15,6 14 6,1 3,12 1
HV 90 21,4 246 58,6 84 20,0 0 0,0 3,01 1
4. ND hoạt động DHTT thực hành trong môi trường số
CBGV 30 13,0 80 34,8 100 43,5 20 8,7 2,52 6 HV 60 14,3 166 39,5 168 40,0 26 6,2 2,62 6 5. Chuẩn bị ND
bài giảng hoạt động DHTT
CBGV 40 17,4 70 30,4 100 43,5 20 8,7 2,56 4 HV 84 20,0 204 48,6 120 28,6 12 2,9 2,86 4 6. ND hoạt động
DHTT đáp ứng nhu cầu của người học
CBGV 30 13,0 90 39,1 90 39,1 20 8,7 2,56 5 HV 72 17,1 186 44,3 144 34,3 18 4,3 2,74 5 Tổng số CBGV 354 25,6 444 32,2 472 34,2 110 8,0 2,76
HV 504 20,0 1240 49,2 714 28,3 62 2,5 2,87 Kết quả đánh giá thực trạng nội dung DHTT ở các cơ sở GDNN trên 6 tiêu chí trong bảng 2.6 cho thấy, ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên tập trung cao nhất ở mức khá, từ 32,2% đến 49,2%. Đánh giá của học viên cao hơn đánh giá của cán bộ, giáo viên, độ chênh lệch tương đối lớn. Điều đó chứng tỏ đang có sự nhận thức khác nhau về nội dung DHTT.
Thực trạng nội dung DHTT về lý thuyết được đánh giá cao nhất. Đánh giá của cán bộ, giáo viên tập trung cao nhất ở mức tốt với 40,0%, mức khá 38,3%, điểm
trung bình 3,12 điểm. Đánh giá của học viên mức tốt 21,4%, mức khá 58,6%, điểm trung bình 3,01 điểm. Đây là điểm số nằm trong mức cao của khung điểm khá.
Chứng tỏ nội dung DHTT về kiến thức lý thuyết đang được thực hiện tốt, được cả cán bộ, giáo viên và học viên đánh giá cao.
Nội dung DHTT về thực hành trong môi trường số là tiêu chí có các ý kiến đánh giá thấp nhất, xếp thứ 6/6 trong cột thứ bậc. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên có 43,5% ở mức trung bình, 8,7% ở mức yếu. Cộng trung bình và yếu lên tới 52,2%. Ý kiến đánh giá của học viên tuy có cao hơn, nhưng tỷ lệ trung bình và yếu cũng lên đến 46,2%. Giá trị điểm trung bình từ 2,52 điểm đến 2,62 điểm. Đây là mức điểm thấp trong khung điểm khá. Số liệu này chứng tỏ nội dung dạy học thực hành trong DHTT đang là khâu yếu nhất của nội dung dạy học.
2.4.4. Thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến
PPDH, phương tiện dạy học và hình thức tổ chức dạy học là những thành tố cấu trúc của quá trình dạy học. Nếu như nội dung dạy học là nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm là trình độ năng lực của học viên thì phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học là quy trình công nghệ và công cụ tạo ra sản phẩm đó.
Thực trạng triển khai DHTT tại các cơ sở GDNN ở TP.HCM cho thấy rằng các hình thức DHTT hiện tại chủ yếu tập trung vào đồng bộ và không đồng bộ. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, một số cơ sở đã bắt đầu ứng dụng các hình thức hiện đại như mô phỏng hoặc dạy học theo mô hình dự án, nhưng chưa phổ biến rộng rãi.
Các yếu tố như hạ tầng công nghệ, kỹ năng của giảng viên, và khả năng tiếp cận của học viên ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn và triển khai hình thức dạy học.
Đặc biệt, việc kết hợp linh hoạt giữa các hình thức này sẽ là giải pháp khả thi để khắc phục hạn chế hiện tại và nâng cao chất lượng đào tạo.Trong khi sử dụng công nghệ thông tin để xử lý, chế biến nội dung, tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng của môn học thì cả giáo viên và học viên đồng thời học được cách sử dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Quan sát trong thực tiễn dạy học ở các cơ sở GDNN và qua trao đổi, phỏng vấn cán bộ, giáo viên, học viên cho thấy, DHTT là một con đường quan trọng để rèn
luyện kỹ năng CNTT, là biện pháp để hiện đại hóa phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Để DHTT bắt buộc giáo viên, học viên phải biết sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, biết sử dụng các phần mềm dạy học và các thiết bị kết nối trong xây dựng, tiến hành bài giảng điện tử. Tất cả các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại đều được sử dụng trên nền tảng của công nghệ thông tin. Cho đến nay, 100% cán bộ, giáo viên, học viên tại các cơ sở GDNN ở TP.HCM đều biết sử dụng các thiết bị dạy học đa năng multimedia. Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề này đối với 230 cán bộ, giáo viên và 420 học viên tại các cơ sở GDNN được tổng hợp trong bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Đánh giá của CBGV, HV về thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động DHTT
Nội dung TS Mức độ đánh giá X
TB
Thứ bậc
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
1. PPDH của người dạy
CBGV 88 38,3 100 43,5 30 13,0 12 5,2 3,15 1
HV 96 22,9 276 65,7 48 11,4 0 0,0 3,11 1
2. PP học của người học
CBGV 70 30,4 110 47,8 30 13,0 20 8,7 3,0 2
HV 96 22,9 252 60,0 72 17,1 0 0,0 3,06 2
3. Kết hợp PP với PT trong hoạt động DHTT
CBGV 60 26,1 102 44,3 51 22,2 17 7,4 2,89 3
HV 84 20,0 266 63,3 60 14,3 10 2,4 3,01 3
4. Hoạt động DHTT tập trung trên lớp
CBGV 58 25,2 86 37,4 65 28,3 21 9,1 2,78 5
HV 66 15,7 252 60,0 72 17,1 30 7,2 2,84 5
5. Hoạt động DHTT không tập trung
CBGV 60 26,1 90 39,1 58 25,2 22 9,6 2,82 4
HV 72 17,1 262 62,4 64 15,2 22 5,3 2,91 4
6. Kết hợp hoạt động DHTT với dạy học trực tiếp
CBGV 52 22,6 82 35,6 68 29,5 28 12,2 2,68 6
HV 54 12,8 222 52,9 108 25,7 36 8,6 2,7 6
Tổng số CBGV 388 28,1 570 41,3 302 21,9 120 8,7 2,88 HV 468 18,6 1530 60,7 424 16,8 98 3,9 2,94 Kết quả tổng cộng của 6 nội dung đánh giá trong bảng 2.7 cho thấy các ý kiến
đánh giá của cán bộ, giáo viên và đánh giá của học viên đều tập trung tỷ lệ cao nhất ở mức khá. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên với ý kiến đánh giá của học viên là tương đối lớn. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên ở mức tốt chiếm 28,1%; mức khá 41,3%; mức trung bình 21,9%; mức yếu 8,7%.
Điểm trung bình chung của 6 nội dung đánh giá là 2,88 điểm. Ý kiến đánh gá của học viên ở mức tốt chiếm tỷ lệ 18,6%; mức khá 60,7%; mức trung bình 16,8%; mức yếu 3,9%. Điểm trung bình chung của 6 nội dung đánh giá là 2,94 điểm. Số liệu thống kê trên đây cho thấy, đánh giá của học viên cao hơn đánh giá của giáo viên.
Phương pháp dạy của giáo viên là nội dung được đánh giá cao nhất, ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên 3,15 điểm; ý kiến đánh giá của học viên 3,11 điểm, cùng xếp thứ 1 trên cột thứ bậc. Phương pháp học của học viên, ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên 3,0 điểm; ý kiến đánh giá của học viên 3,06 điểm, cùng xếp thứ 2 trên cột thứ bậc. Kết hợp phương pháp với phương tiện trong DHTT là nội dung được cán bộ, giáo viên đánh giá 2,89 điểm; học viên đánh giá 3,01 điểm, cùng xếp thứ 3 trên cột thứ bậc. Cả 3 nội dung trên đây đều có giá trị điểm trung bình cao hơn giá trị điểm trung bình chung của cả 6 nội dung.
Các nội dung: Học trực tuyến tập trung trên lớp; Học trực tuyến không tập trung; Kết hợp DHTT với trực tiếp là những nội dung được đánh giá thấp hơn, có giá trị điểm trung bình thấp hơn giá trị điểm trung bình chung của 6 nội dung; xếp thứ 4, 5, 6 trên cột thứ bậc. Trong đó, kết hợp DHTT với trực tiếp là nội dung được đánh giá ở mức thấp nhất, xếp thứ 6/6.
2.4.5. Thực trạng kết quả dạy học trực tuyến
Trong những năm qua, cùng với sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, của cuộc CMCN 4,0 và đòi hỏi cấp bách của bối cảnh dịch bệnh Covid 19, kết quả DHTT tại các cơ sở GDNN ở TP.HCM đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của các cơ sở GDNN cho biết, các hoạt động DHTT đã được triển khai rộng khắp trong các lớp đào tạo nghề với những mức độ khác nhau. Chất lượng của các hoạt động DHTT trong những năm dịch covid 19 còn nhiều hạn chế, nhưng đến nay từng bước được hoàn thiện nâng cao. Hầu hết giáo viên đã có hiểu biết về DHTT, biết sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, biết soạn giáo án trên máy tính, biết tiến hành bài