Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
Đạo đức là một phạm trù được rất nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu như triết học, đạo đức học, giáo dục học, xã hội học, tâm lý học ... Mỗi lĩnh vực có một cách tiếp cận riêng và kết quả đã tạo ra một hệ thống quan niệm đạo đức rất phong phú và sâu sắc.
Dưới góc độ triết học, người ta quan niệm rằng Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác với cộng đồng
Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng các quan hệ thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự.
Theo tác giả Trần Hậu Kiểm, Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, yêu cầu, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội [17].
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, đạo đức là phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội “Theo quan điểm Mác-Lê nin thì đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ lao động, từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống cộng đồng xã hội. Đạo đức phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Mỗi phương thức sản xuất lại làm nảy sinh một dạng đạo đức tương ứng và do vậy đạo đức có tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc” [13, tr 9].
Theo tác giả Trần Hậu Kiểm: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người với con ngừời, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội” [17, tr.31].
Theo tác giả Lê Văn Hồng: “Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giũa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội” [16, tr.156].
Theo tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Yến Phương, "Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội" [7, tr25].
Như vậy, đạo đức là một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh các mối quan hệ xã hội loài người. Đạo đức được nảy sinh từ nhu cầu xã hội thống nhất lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo trật tự xã hội, thúc đẩy cá nhân, xã hội cùng đi lên. Để giải quyết các mâu thuẫn đó, xã hội đề ra những yêu cầu chuẩn mực giá trị được mọi người công nhận và được củng cố bằng sức mạnh của tập quán, của dư luận xã hội, của lương tâm mỗi con người.
Bàn về đạo đức đã có nhiều định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau, nhờ định nghĩa đạo đức từ các góc độ xã hội, tập thể, cá nhân... Tuy nhiên, tựu trung lại chúng ta có thể xem xét các định nghĩa này dưới hai góc độ:
Dưới góc độ xã hội: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người ta có thể tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội. Trong quan hệ con người với con người, giữa cá nhân và xã hội...” [11, tr.4].
Dưới góc độ cá nhân: “Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với XH, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình” [ 4, tr. 85].
Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của mỗi con người là quá trình tác động qua lại giữa XH với cá nhân để chuyển hoá những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực giá trị đạo đức - XH thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức, đáp ứng được yêu cầu của XH.
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song theo chúng tôi, có thể đưa ra quan niệm chung về đạo đức như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức XH, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực XH nhằm thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực XH, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dƣ luận XH.
Như vậy, đạo đức mang tính bổn phận, mọi người tự giác thực hiện. Nó được giám sát bởi mọi thành viên trong XH. Nó được dư luận đánh giá bằng hình thức khen chê, tán thành hay phản đối. So sánh “Đạo đức" với “Pháp luật" có thể thấy, mặc dù cả hai cùng chung một mục đích là duy trì trật tự XH và thúc đẩy XH phát triển nhưng pháp luật mang tính cưỡng chế đựợc.
1.2.2. Khái niệm giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu xã hội.
Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục" [24, Tr30].
Giáo dục đạo đức là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếp nhận tích cực của người được giáo dục, đó là sự chuyển hóa những nhu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong của cá nhân. Giáo dục đạo đức được thực hiện trong gia đình, nhà trường và trong môi trường xã hội, với những hình thức đa dạng và những phương pháp phong phú, trong đó giáo dục trong nhà trường có một vị trí đặc biệt quan trọng. Giáo dục đạo đức là bộ phận hợp thành của hoạt động giáo dục con người đạt tới nhân cách hài hòa, toàn vẹn, bao gồm: Giáo dục kiến thức đạo đức; Giáo dục thái độ đạo đức; Giáo dục kỹ năng - hành vi đạo đức.
Bản chất giáo dục đạo đức là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáo dục và yếu tố tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trong cuộc sống, trong hoạt động, thông qua giao lưu nhân cách con người mới được hình thành và phát triển.
Giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng có tính nền tảng của giáo dục, có nhiệm vụ rèn luyện lý tưởng, ý thức, thói quen và hình thành ở người học các phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái, yêu tổ quốc, yêu lao động, tính trung thực, khiêm tốn, tự trọng, dũng cảm,…GDĐĐ gắn chặt với giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục pháp luật, giáo dục trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động hướng nghiệp.
Ngoài việc nâng cao nhận thức các giá trị đạo đức, giáo dục đạo đức còn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, xây dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức
mới, hình thành quan niệm sống tích cực cho mỗi đối tượng giáo dục. Hơn nữa, giáo dục đạo đức cũng góp phần khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chống lại các hiện tượng phi đạo đức, vô văn hóa tạo ra cơ chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản văn hóa trong mỗi một con người. Giáo dục đạo đức còn có tác dụng trong việc truyền lại cho thế hệ sau những giá trị đạo đức truyền thống mà từ đời này qua đời khác chúng ta đã dày công xây dựng và giữ gìn.
Thông qua hoạt động giáo dục sẽ giúp cho họ nhận thức đầy đủ giá trị của truyền thống đạo đức dân tộc, ý nghĩa to lớn của chúng trong đời sống hiện thực, lòng nhân ái và tính nhân văn sâu sắc đã được lưu giữ, bảo tồn và lắng đọng trong cốt cách con người và nền văn hóa Việt Nam.
1.2.3. Khái niệm quản lý
Theo nghĩa chung, quản lý là sự tác động có mục đích, tổ chức, định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động trong các quá trình sản xuất xã hội để đạt được mục đích đã đặt ra.
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [9, tr97].
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lý lột tả được bản chất của vấn đề chính đó là hoạt động chăm sóc, giữ gìn và sửa sang, sắp xếp cho cộng đồng theo sự phân công, hợp tác lao động được ổn định và phát triển” [1, tr5]. Theo Từ điển Tiếng Việt:
“Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” [31, tr 439].
Như vậy, quản lý bao gồm 4 chức năng cơ bản:
- Chức năng kế hoạch;
- Chức năng tổ chức;
- Chức năng chỉ đạo;
- Chức năng kiểm tra.
1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục
Khái niệm “quản lí giáo dục” có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là qui trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [19]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Theo tác giả Bush T thì: “Quản lý giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có
tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra”
[17]. G.Kh. Pôpốp (1978), Những vấn đề lí luận của quản lí. Nxb Giáo dục Hà nội.
Hay theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [2, tr.31].
Theo Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Thị Mai Phương, quản lí giáo dục ở cấp độ quản lí trường học (cơ sở giáo dục) là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lí đến tập thể cán bộ, nhân viên, người dạy, người học, cha mẹ người học hay người đỡ đầu, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, và cơ hội nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục [15].
Khái niệm “quản lí giáo dục” có nhiều cách định nghĩa khác nhau: Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là qui trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [19, tr.16].
Theo tác giả Bush T thì: “Quản lý giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra”
[10, tr.17].
Hay theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [2, tr.31].
Theo Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Thị Mai Phương, quản lí giáo dục ở cấp độ quản lí trường học (cơ sở giáo dục) là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lí đến tập thể cán bộ, nhân viên, người dạy, người học, cha mẹ người học hay người đỡ đầu, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, và cơ hội nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục [15].
Như vậy, QLGD là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể QLGD ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa HĐGD của toàn bộ hệ thống GD và của cơ sở GD/NT đạt được mục tiêu đã định.
1.2.5. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS Quản lý HĐGDĐĐ là quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện GDĐĐ, đảm bảo cho quá trình GDĐĐ được tiến hành một cách khoa học, đồng bộ, phù hợp với những quy tắc, chuẩn mực xã hội, góp phần hình thành nhân
cách toàn diện cho HS. Là một bộ phận của quá trình QL giáo dục, QL GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể QL lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ là hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, tình cảm, hành vi, thói quen... Để thực hiện các hoạt động GDĐĐ, cần phát huy sức mạnh của các lực lượng giáo dục như: đội ngũ giáo viên, cán bộ QL và các bộ phận phục vụ trong nhà trường…Trong đó, đội ngũ cán bộ QL là những người chịu trách nhiệm chính về tổ chức các hoạt động động và chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục xã hội để đảm bảo chất lượng GDĐĐ. Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm quản lí giáo dục, Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo Hà Nội, 1998.