Đánh giá chung về thực trạng Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thcs trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 70 - 74)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

2.5. Đánh giá chung về thực trạng Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.5.1. Ưu điểm

Các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đang ngày một quan tâm đến hoạt động GDĐĐ, quản lý hoạt động GDĐĐ cho cho học sinh. Đội ngũ CBQL, GV và học sinh có nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDĐĐ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các nhà trường.

Đội ngũ CBQL và GV trẻ khỏe, nhiệt tình, có tinh thần học hỏi, đoàn kết, nhận thức tương đối đầy đủ về vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS.

Cơ sở vật chất của các trường THCS có thể tận dụng cho các hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Các trường THCS xây dựng kế hoạch, các tiêu chuẩn, tiêu chí thực hiện việc GDĐĐ cho học sinh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia GDĐĐ cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh kịp thời theo năm học.

Thực hiện tốt công tác tuyên dương, khen thưởng kịp thời với những học sinh có hành vi tốt, kịp thời chấn chỉnh những học sinh cá biệt, vi phạm trong nhà trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các chương trình phát thanh măng non, các buổi họp, tuyên truyền trên Pano, áp phích...tại các trường học, hàng tuần trong giờ chào cờ các em được nghe những câu chuyện hay, gương người tốt việc tốt để từ đó học sinh sẽ biết điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân mình.

Học sinh có ý thức trong việc tự rèn luyện, học tập, hứng thú khi tới trường, tới lớp. Các em cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động GDĐĐ của nhà trường. Kết quả là các hành vi vi phạm đạo đức có chiều hướng giảm trong từng năm học.

Hàng tháng phối hợp tích cực với Tổng Phụ trách Đội triển khai tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phong phú, luôn đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với chủ đề theo tháng, năm học và tình hình nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở các trường học trên địa bàn huyện.

2.5.2. Hạn chế

Một số CBQL, GV và học sinh chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của GDĐĐ nhất là sự tác động xấu về kinh tế xã hội. Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn còn diễn ra. Công tác phối hợp của các lực lượng tham gia giáo dục chưa đồng bộ, chưa có sự thống nhất. Có nhiều phương pháp, hình thức GDĐĐ cho học sinh nhưng các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam số lượng học sinh tham gia còn hạn chế. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh mới chỉ chủ yếu tập trung ở hình thức “Thông qua môn giáo dục công dân”. Chưa có sự chia sẻ và tham gia của nhiều lực lượng (các chủ thể) trong GDĐĐ cho học sinh, lực lượng tham gia GDĐĐ chủ yếu là các lực lượng trong nhà trường.

Việc quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh: CBQL, GV huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đánh giá cao về mức độ hiệu quả trong công tác quản lý mục tiêu GDĐĐ cho học học sinh, tuy nhiên bên cạnh mang lại hiệu quả cao thì vẫn còn một số CBQL, GV đánh giá ở mức độ tương đối. Trong công tác quản lý về mục tiêu nhận thức của một số CBQL, GV ở các trường chưa đồng đều.

Về quản lý thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh: Lãnh đạo các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã quan tâm triển khai thực hiện nội dung GDĐĐ cho học sinh ngay từ đầu năm học, nhưng việc triển khai trong suốt năm học vẫn còn những hạn chế nhất định một số CBQL, GV đánh giá ở mức tương đối trong việc lựa chọn các nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh” chiếm (11.8) chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức.

Về quản lý thực hiện phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh:

Việc triển khai một số hình thức và phương pháp phù hợp trong công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS hiệu quả chưa cao.

Về quản lý công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh: Các lực lượng trong và ngoài nhà trường đã tham gia vào công tác GDĐĐ cho học sinh. Nhưng trong thực tế còn nhiều hạn chế trong việc xác định trong công tác phối hợp nhiệm vụ với các lực lượng tham gia để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Về quản lý việc đảm bảo các điều kiện phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh:

Nguồn kinh phí chủ yếu là từ nguồn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục nên các điều kiện để phục vụ trong công tác GDĐĐ cho học sinh còn hạn chế chưa phong phú, đa dạng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện cần tổ chức nhiều hoạt động thiết thực phục vụ GDĐĐ cho học sinh nhằm huy động được kinh phí từ nguồn xã hội hóa.

Về quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh:

Công tác kiểm tra đánh giá chưa mạng lại hiệu quả cao. Vì vậy lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cần đẩy mạnh công tác Phổ biến, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng để công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho học sinh mang lại hiệu quả.

2.5.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của xã hội và đời sống ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của học sinh. Các tệ nạn xã hội xâm nhập, học sinh THCS có sự thay đổi về phát triển tâm sinh lý các em luôn thích cái mới, đua đòi nên rất dễ lâm vào các lĩnh vực không lành mạnh, vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng đến học sinh rất lớn. Hơn nữa trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, các trường THCS là trường bán trú đa số học sinh sống xa gia đình nên rất dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy vấn đề đặt ra ở chỗ phải tăng cường trong công tác giáo dục ý thức, giúp học sinh biết nhận thức một vấn đề một cách đúng đắn. Vì khi nhận thức đúng thì hành động mới chuẩn xác.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác QL GDĐĐ còn những hạn chế nhất định một số cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho học sinh. Một mặt vấn đề đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục đạo đức còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai tổ chức các hoạt động trong các trường học.

Tiểu kết chương 2

CBQL, GV và học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có nhận thức đúng về tầm quan trọng của GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các nhà trường. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít những bất cập, hạn chế. CBQL, GV và học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chưa nắm được việc xác định được các nội dung, các kế hoạch, các đối tượng, các lực lượng, các nhiệm vụ để triển khai nhiệm vụ thực hiện để GDĐĐ cho học sinh. Việc triển khai một số hình thức và phương pháp phù hợp trong công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS chưa được các trường thực hiện tốt. Các hình thức, phương pháp GDĐĐ chưa thật sự đổi mới, sáng tạo vì thế chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia nên hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành chưa thường xuyên, CSVC còn hạn chế để tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Chưa đẩy mạnh trong công tác lồng ghép GDĐĐ thông qua các môn học cũng như các hoạt động, nhà trường cần đẩy mạnh công tác giáo dục về tình bạn, tình yêu và giáo dục giới tính cho học sinh, giúp các em có tri thức hiểu biết để xây dựng tình bạn trong sáng, tăng cường sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công tác tuyên truyền, tổ chức đàm thoại giữa lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo huyện tư vấn cho học sinh, công tác tuyên truyền trong trường học chưa thực hiện thường xuyên, việc phối hợp GDĐĐ ở nhà trường, gia đình và các lực lượng ngoài xã hội chưa chặt chẽ, đồng đều, gia đình chưa thật sự quan tâm đến học sinh đúng mức, việc nhận thức về các điều kiện để tổ chức các hoạt động GDĐĐ chưa

phát huy hết tinh thần sử dụng nên hiệu quả chưa cao.

Tóm lại: Để khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác GDĐĐ cho học sinh thì cần phải khắc phục được những hạn chế này. Muốn vậy, đòi hỏi, cần thiết phải xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thcs trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)