Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thcs trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 63 - 70)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu của HĐGDĐĐ cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng về mức độ hiệu quả của mục tiêu quản lý HĐGDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thu được kết quả như sau:

Bảng 2.21. Thực trạng về mức độ hiệu quả quản lý mục tiêu HĐGDĐĐ cho học sinh THCS

STT Mục tiêu quản lý Mức độ lựa chọn

1 2 3 4 5 ĐTB

1

Giúp các lực lượng giáo dục XH có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

0.0 0.0 11.8 29.4 58.8 4.47

2

Giúp mọi người điều chỉnh hành vi của bản thân, phát huy và ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật và trái với những chuẩn mực đạo đức của dân tộc.

0.0 0.0 21.6 29.4 49.0 4.27

3

Mọi người tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động XH và tích cực tham gia quản lý GDĐĐ cho HS.

0.0 0.0 18.6 29.4 52.0 4.33

Bảng 2.21 tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam qua 3 nội dung khảo sát ở 5 mức độ đạt điểm trung bình từ 4.27 đến 4.47 đạt kết quả hiệu quả, trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Giúp các lực lượng giáo dục XH có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong công tác GDĐĐ cho học sinh” (ĐTB =4.47). Điều này cho thấy các lực lượng giáo dục XH có vai trò quan trọng góp phần mang lại hiệu quả trong việc GDĐĐ cho học sinh. Bên cạnh đó một số nội dung được CBQL, GV đánh giá ở mức độ tương đối “Giúp các lực lượng giáo dục XH có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong công tác GDĐĐ cho học sinh” chiếm 11.8, “Giúp mọi người điều chỉnh hành vi của bản thân...” chiếm 21.6, “Mọi người tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động XH và tích cực tham gia quản lý GDĐĐ cho HS” chiếm 18.6.

Điều này cho thấy nhận thức về mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐ của một số CBQL, GV ở các trường chưa đồng đều. Vì vậy CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện cần tăng cường công tác triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia GDĐĐ cho học sinh.

2.4.2. Thực trạng quản lí nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng mức độ hiệu quả quản lí nội dung GDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GVCN các trường THCS thu được kết quả như sau:

Bảng 2.22. Thực trạng mức độ hiệu quả quản lí nội dung GDĐĐ

STT Nội dung quản lý Mức độ lựa chọn

1 2 3 4 5 ĐTB 1

Đảm bảo trong việc lựa chọn các nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.

0.0 0.0 11.8 19.6 68.6 4.57

2

Quản lý công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS

0.0 0.0 12.7 13.7 73.5 4.61

3

Quản lý cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ tốt nhất cho các hoạt động GDĐĐ cho HS

0.0 0.0 15.7 21.6 62.7 4.47

4

Quản lý quá trình hình thành và rèn luyện đạo đức của HS, giáo dục HS phấn đấu và tu dưỡng tốt.

0.0 0.0 19.6 11.8 68.6 4.49

5

Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra và thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức GDĐĐ

0.0 0.0 17.6 11.8 70.6 4.53

Theo đánh giá của CBQL và GV, nội dung “Quản lý công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS” (ĐTB = 4,61) được đánh giá cao nhất trong quản lý thực hiện nội dung GDĐĐ cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Điều này cho thấy trong những năm gần đây, các trường THCS rất quan tâm đến nội dung này. Kết quả có nhiều học sinh có ý thức học tập rèn luyện, thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp, không xa vào các tệ nạn xã hội. Như vậy trong công tác GDĐĐ cho học sinh cho thấy công tác phối hợp rất quan trọng góp phần GDĐĐ và hình thành nhân cách cho học sinh.

Kết quả khảo sát ở bảng 20 cũng cho thấy, mặc dù lãnh đạo các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã quan tâm triển khai thực hiện nội dung GDĐĐ cho học sinh ngay từ đầu năm học, nhưng việc triển khai trong suốt năm học vẫn còn những hạn chế nhất định một số CBQL, GV đánh giá ở mức tương đối như “Đảm bảo trong việc lựa chọn các nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh” chiếm (11.8), việc “Quản lý cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ tốt nhất cho các hoạt động GDĐĐ cho HS” chiếm 15.7, “Quản lý quá trình hình thành và rèn luyện đạo đức của HS, giáo dục HS phấn đấu và tu dưỡng tốt” chiếm (19.6),

“Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra và thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức GDĐĐ” chiếm (17.6). Nhất là ở việc “Đảm bảo trong việc lựa chọn các nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh” chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức.

2.4.3. Thực trạng quản lí phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng mức độ hiệu quả quản lí phương pháp và hình thức GDĐĐ ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thu được kết quả như sau:

Bảng 2.23. Thực trạng quản lí việc thực hiện phương pháp và hình thức GDĐĐ cho học sinh

STT Phương pháp và hình thức quản lý Mức độ lựa chọn 1 2 3 4 5 ĐTB

1

Phương pháp tổ chức - hành chính đây là phương pháp cơ bản nhất để xây dựng nề nếp, duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc cán bộ giáo viên và học sinh phải làm tốt nhiệm vụ của mình

0.0 0.0 6.9 49.0 44.1 4.37

2

Phương pháp tâm lý – xã hội mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động GDĐĐ cho học sinh

0.0 0.0 4.9 36.3 58.8 4.54

3

Định hướng cho giáo viên về một số hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh

0.0 0.0 0.0 36.3 63.7 4.64

4

Tổ chức dự giờ thao giảng để giáo viên học hỏi kinh nghiệm qua đó sẽ có nhiều hình thức phong phú và phù hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh

0.0 0.0 14.7 21.6 63.7 4.49

5

Động viên, khuyến khích giáo viên tổ chức nhiều hình thức mang lại hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

0.0 0.0 13.7 25.5 60.8 4.47

6

Triển khai một số hình thức phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình nhà trường.

0.0 0.0 12.7 29.4 57.8 4.45

Theo đánh giá của CBQL và GV, nhìn chung quản lý thực hiện phương pháp và hình thức GDĐĐ cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được đánh giá ở mức hiệu quả (4.1 ≤ ĐTB < 4.64). Nội dung được đánh giá cao nhất là “Định hướng cho giáo viên về một số hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học

sinh (ĐTB = 4,64). Phương pháp “Phương pháp tổ chức - hành chính” chiếm 6.9.

“Phương pháp tâm lý, xã hội” chiếm 4.9 “Tổ chức dự giờ thao giảng để giáo viên học hỏi kinh nghiệm” chiếm 14.7. “Động viên, khuyến khích giáo viên tổ chức nhiều hình thức” chiếm 13.7. “Triển khai một số hình thức phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình nhà trường” chiếm 12.7 các nội dung này được một số CBQL, GV đánh giá ở mức độ tương đối. Điều này cho thấy các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang cần tăng cường tổ chức nhiều hoạt động dựa trên cơ sở triển khai từ các kế hoạch của trường, định hướng cho giáo viên áp dụng một số hình thức phù hợp với từng hoạt động nhằm để giáo viên có động lực tổ chức và học sinh hứng thú tích cực hơn.

Đồng tình với các kết quả này, một số giáo viên trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cũng cho biết: “Để mang lại hiệu quả trong công tác quản lý thực hiện các phương pháp và hình thức GDĐĐ cho học sinh là một công việc khó, do đó, các trường THCS trên địa bàn huyện cần nhiều hơn nữa các hoạt động tổ chức thao giảng, cần được tham gia dự giờ để trao đổi, đẩy mạnh công tác tổ chức các hoạt động với nhiều phương pháp và hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh.

2.4.4. Thực trạng quản lí các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng hiệu quả quản lí của các lực lượng tham gia GDĐĐ ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thu được kết quả như sau:

Bảng 2.24. Thực trạng hiệu quả quản lí các lực lượng tham gia GDĐĐ STT Quản lý các lực lượng Mức độ lựa chọn

1 2 3 4 5 ĐTB

1

Xác định được kế hoạch các nội dung cần triển khai, chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.

0.0 0.0 12.7 22.5 64.7 4.52

2

Xác định được các đối tượng trong và ngoài nhà trường để tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh

0.0 0.0 18.6 21.6 59.8 4.41

3

Xác định được trong công tác phối hợp nhiệm vụ với các lực lượng tham gia nào để giáo dục đạo đức cho học sinh.

0.0 0.0 14.7 19.6 65.7 4.51

CBQL, GV đánh giá cao trong việc quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong đó nội dung “Xác định được kế hoạch các nội dung cần triển khai, chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng tham gia” ĐTB = 4.52 được CBQL, GV đánh

giá mức độ hiệu quả. Tuy nhiên một số CBQL, GV đánh giá ở mức độ tương đối ở các nội dung “Xác định được kế hoạch các nội dung cần triển khai” chiếm 12.7. “Xác định được các đối tượng trong và ngoài nhà trường” chiếm 18.6. “Xác định được trong công tác phối hợp nhiệm vụ với các lực lượng tham gia nào để giáo dục đạo đức cho học sinh” chiếm 14.7. Trong đó “Xác định được các đối tượng trong và ngoài nhà trường để tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh” chiếm tỉ lệ cao nhất. Nhìn chung, các chủ thể quản lý đã nhận thức được vai trò của các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho học sinh tuy nhiên CBQL cần đẩy mạnh trong công tác xác định được các đối tượng của các lực lượng tham gia GDĐĐ cho học sinh để thực hiện nhiệm vụ chính xác và mạng lại hiệu quả hơn.

Ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, công tác GDĐĐ cho học sinh trong các nhà trường đã được triển khai thực hiện. Các lực lượng trong và ngoài nhà trường đã tham gia vào công tác GDĐĐ cho học sinh. Nhưng trong thực tế còn nhiều hạn chế trong việc xác định được trong công tác phối hợp nhiệm vụ với các lực lượng tham gia để giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.4.5. Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng hiệu quả quản lí các điều kiện GDĐĐ ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GVCN các trường THCS thu được kết quả như sau:

Bảng 2.25. Thực trạng hiệu quả quản lí các điều kiện hỗ trợ GDĐĐ STT Quản lý các điều kiện Mức độ lựa chọn

1 2 3 4 5 ĐTB

1

Đảm bảo về cơ sở vật chất như: trang thiết bị, tài liệu tham khảo, sân chơi, nhà đa năng, âm thanh và những đồ dùng liên quan đến hoạt động tổ chức

0.0 0.0 9.8 26.5 63.7 4.54

2

Đầu tư trang trí vị trí hoạt động nhiều hình ảnh sinh động hoặc những nội dung liên quan khác phù hợp với hoạt động trong nhà trường.

0.0 0.0 16.7 38.2 45.1 4.28

3 Đảm bảo về kinh phí tổ chức hoạt động

GDĐĐ cho học sinh 0.0 0.0 4.9 44.1 51.0 4.46

4

Trách nhiệm của lực lượng giáo dục trong việc sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất trong nhà trường

0.0 0.0 18.6 14.7 66.7 4.48 Kết quả khảo sát ở bảng 2.25 cho thấy, nội dung được đánh giá cao nhất trong quản lý việc đảm bảo các điều kiện phục vụ GDĐĐ cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là “Đảm bảo về cơ sở vật chất như: trang thiết bị, tài liệu tham khảo, sân chơi, nhà đa năng, âm thanh và những đồ dùng liên quan đến hoạt động tổ chức” ĐTB = 4.54. “Đảm bảo về cơ sở vật chất” chiếm 9.8. “Đầu tư trang

trí vị trí hoạt động nhiều hình ảnh sinh động” chiếm 16.7. “Đảm bảo về kinh phí tổ chức hoạt động GDĐĐ cho học sinh” chiếm 4.9. “Trách nhiệm của lực lượng giáo dục trong việc sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất trong nhà trường” chiếm 18.6. các nội dung này được CBQL, GV Đánh giá ở mức độ tương đối. Điều này cho thấy muốn tổ chức hoạt động GDĐĐ cho học sinh mang lại hiệu quả cao thì việc trách nhiệm quản lý các điều kiện của Hiệu trưởng các lực lượng tham gia của các trường THCS có vị trí rất quan trọng góp phần vào sự thành công trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

Qua trao đổi với lãnh đạo ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, hiện nay các trường về cơ bản đã “Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động GDĐĐ cho học sinh”. Tuy nhiên, nguồn kinh phí chủ yếu là từ nguồn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục nên các điều kiện để phục vụ trong công tác GDĐĐ cho học sinh còn hạn chế chưa phong phú, đa dạng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện cần tổ chức nhiều hoạt động thiết thực phục vụ GDĐĐ cho học sinh nhằm huy động được kinh phí từ nguồn xã hội hóa.

2.4.6. Thực trạng quản lí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng hiệu quả quản lí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thu được kết quả như sau:

Bảng 2.26. Thực trạng hiệu quả quản lí kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ STT Quản lý các điều kiện Mức độ lựa chọn

1 2 3 4 5 ĐTB 1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phổ

biến các nội dung cần kiểm tra đánh giá cho các lực lượng có liên quan

0.0 0.0 13.7 25.5 60.8 4.47 2 Phổ biến cách kiểm tra đánh giá hoạt động

GDĐĐ cho học sinh 0.0 0.0 21.6 32.4 46.1 4.25 3 Khuyến khích các giáo viên sử dụng các

phương pháp kiểm tra đánh giá thông qua các môn học hoặc các hội thi

0.0 0.0 19.6 21.6 58.8 4.39 4 Kiểm tra các lực lượng tham gia trong nhà

trường đối với việc thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo kế hoạch của trường

0.0 0.0 18.6 21.6 59.8 4.41

Nhìn vào bảng 2.26 cho thấy các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã “Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phổ biến các nội dung cần kiểm tra đánh giá cho các lực lượng có liên quan” ĐTB = 4.47. CBQL, GV đánh giá công tác này nhà trường sử dụng rất hiệu quả. Ngoài ra nội dung “Phổ biến cách kiểm

tra đánh giá hoạt động GDĐĐ cho học sinh” ĐTB = 4.25, “Khuyến khích các giáo viên sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá thông qua các môn học hoặc các hội thi” ĐTB = 4.39, “Kiểm tra các lực lượng tham gia trong nhà trường đối với việc thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo kế hoạch của trường” ĐTB = 4.41 cũng được CBQL, GV đánh giá cao.

Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL, GV đánh giá ở mức độ tương đối cả 3 nội dung. Điều này đòi hỏi các chủ thể quản lý, ngoài việc phổ biến, khuyến khích các lực lượng giáo dục thực hiện các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ theo yêu cầu, còn phải tiến hành việc Tập huấn cách kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho học sinh cho các lực lượng giáo dục. Qua trao đổi với một số hiệu trưởng, chúng tôi được biết, hiện nay các trường chỉ tập trung kiểm tra nhiều về chuyên môn, còn hoạt động ngoài giờ lên lớp hay các hoạt động phong trào công tác kiểm tra còn hạn chế. Công tác kiểm tra đánh giá chưa mạng lại hiệu quả cao. Vì vậy lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cần đẩy mạnh công tác Phổ biến, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng để công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho học sinh mang lại hiệu quả.

Trong công tác quản lý, nếu các nhà quản lý không kịp thời tổ chức kiểm tra, đánh giá thì coi như kế hoạch đề ra sẽ không mang lại hiệu quả, không có cơ sở để đánh giá không rút được kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại để có sự điều chỉnh khắc phục trong quá trình thực hiện kế hoạch.

2.4.7. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THCS

Để tìm hiểu thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thu được kết quả như sau:

Bảng 2.27. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDĐĐ STT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ lựa chọn

1 2 3 4 5 ĐTB

1 Yếu tố kinh tế xã hội của địa phương 0.0 0.0 6.9 49.0 44.1 4.37 2 Yếu tố khoa học - công nghệ 0.0 0.0 9.8 49.0 41.2 4.31 3 Yếu tố môi trường xã hội 0.0 0.0 15.7 29.4 54.9 4.39

4 Yếu tố gia đình 0.0 0.0 22.5 16.7 60.8 4.38

Bảng 2.27 tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL và GV các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, qua 4 nội dung khảo sát ở 5 mức độ đạt điểm trung bình từ 4.31 đến 4.39 đạt mức độ ảnh hưởng, trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Yếu tố môi trường xã hội” (ĐTB =

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thcs trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)