Đẩy mạnh các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh 77 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thcs trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 90 - 94)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

3.2.5. Đẩy mạnh các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh 77 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực sẽ góp phần mang lại hiệu quả trong việc GDĐĐ cho học sinh. Trong đó điều kiện tinh thần và vật chất là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động giáo dục. Vì đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lí trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở.

Về cơ sở tinh thần: Các trường THCS cần xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, mẫu mực, cùng chung chí hướng “Tất cả vì học sinh thân yêu” mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo. Mỗi cá nhân có cơ hội học tập, được lãnh đạo và đồng nghiệp hỗ trợ, có tình yêu thương học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh

Về cơ sở vật chất: Muốn tổ chức thành công các hoạt động trong nhà trường thì cần phải đảm bảo về điều kiện vật chất. Vì vậy, cán bộ quản lí không những cần biết sử dụng cơ sở vật chất các nguồn tài chính trong và ngoài trường, mà còn biết huy động các nguồn lực khác như phụ huynh học sinh, từ các doanh nghiệp trên địa bàn trường và các tổ chức, cá nhân, tổ chức các hoạt động gây quỹ, tranh thủ sự ủng hộ của các đoàn từ thiện.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Nhà trường cần chủ động đề xuất với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cấp trên có những đầu tư thoả đáng cho cơ sở vật chất của nhà trường. Phối hợp với cha mẹ học sinh, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức xã hội cùng đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường.

Ban giám hiệu nhà trường thực hiện bố trí lịch để GV có thể luân phiên sử dụng phòng đa năng để GDĐĐ theo từng chuyên đề thích hợp. Phòng đa năng đảm bảo về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho GV đầu tư phương tiện khi tổ chức các hoạt động GDĐĐ. Nội dung này cần quy định cụ thể và rõ ràng trong quy chế chi tiêu nội bộ trường. Vận động xây dựng quỹ phụ huynh học sinh trợ giúp nhà trường trong các hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Giáo viên cần sáng tạo trong việc sử dụng phương tiện GDĐĐ, tận dụng tối đa những vật dụng sẵn có và chú ý đến tính GD, an toàn, phù hợp, hiệu quả (ví dụ: có thể sử dụng giấy báo cũ, lá cây, ống hút, chai nhựa…); chủ động thiết kế các phương tiện cho giáo án; đề xuất với nhà trường và Ban đại diện CMHS hỗ trợ kinh phí và phương tiện khi cần thiết. Nhà trường có kế hoạch mua sắm cụ thể hằng năm.

Huy động xây dựng quỹ phụ huynh học sinh để hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường. Ban đại diện phụ huynh học sinh dựa trên nhu cầu hoạt động của nhà trường để lên danh sách các khoản tiền hỗ trợ. Việc thu chi phải công khai với nhà trường và phụ huynh học sinh.

Về nhân lực cũng cần có sự vào cuộc của CMHS, đặc biệt là các hoạt động được tiến hành ngoài nhà trường cụ thể:

*Về cơ sở tinh thần:

Để có một môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải có được môi trường tinh thần phù hợp, ở đó có sự yêu thương, chia sẽ, giúp đỡ, sự bao dung, đùm bọc… để hình thành các giá trị đạo đức phù hợp nhất. Một nhà trường có văn hóa lành mạnh góp phần rất lớn trong việc tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập tốt, động viên học sinh học tập, xây dựng nội dung bài học với nhiều hình thức phong phú, học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau, gia đình và các lực lượng cùng tham gia GDĐĐ cho học sinh

*Về cơ sở vật chất:

Huy động các nguồn tài chính, vật lực phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh.

Để phục vụ tốt giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải khai thác, tận dụng các điều kiện sẵn có trong nhà trường tận dụng mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, công tác xã hội hóa để góp phần phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì thế hiệu trưởng các trường THCS khi thực hiện hoạt động quản lý của mình cần tập trung và các nội dung và cách thực hiện sau:

- Lên kế hoạch chỉ rõ các điều kiện cần hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho

học sinh hiện nay tại trường mình phụ trách.

- Chỉ đạo, điều hành việc mua sắp, bổ sung, sử dụng các điều hiện hỡ trợ cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Huy động các nguồn tài trợ, kêu gọi sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục cùng tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Chủ động, sáng tạo vận dụng tốt các điều kiện sẳn có để phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ngay từ đầu năm học, nhà trường cần triển khai các hoạt động đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, tình hình và cơ cấu các công trình trong trường học và có kế hoạch bổ sung hàng năm cho đảm bảo yêu cầu của GDĐĐ cho học sinh.

- Căn cứ tình hình thực tiễn, đề xuất các khoản chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học và tiến độ thực hiện các công trình, dự án thuộc nguồn vốn địa phương trong năm học đó. Đồng thời xác định những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị; tiến độ thực hiện, hiệu quả, những vướng mắc hoặc bất hợp lý về mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức triển khai các chương trình, dự án lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia…

- Địa phương phải có kế hoạch hỗ trợ trường khi cần thiết.

- Việc huy động nguồn đầu tư phải minh bạch, rõ ràng, có cơ chế quản lí chặt chẽ. Mọi hoạt động mua sắm phải công khai theo nguyên tắc quy định của nhà nước.

- Cần có được tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí, thực sự yêu thương và giúp đỡ nhau.

- Cần có được một văn hoá ứng xử văn minh, là môi trường thân thiện để giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Chủ động trong việc mua sắm, bổ sung các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho học sinh dựa vào các tiêu chí đánh giá được nhà trường xây dựng có vai trò quan trọng trong việc khẳng định những ưu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh để hoạt động đi đúng với yêu cầu, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Các bộ phận chuyên môn của Phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các trường THCS xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động GDĐĐ cho học sinh một

cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của nhà trường.

Vào đầu năm học xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phổ biến các nội dung cần kiểm tra đánh giá cho các lực lượng có liên quan.

Phổ biến cách thức kiểm tra đánh giá trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh một cách rõ ràng, cụ thể, cần phải có minh chứng cho từng hoạt động để công tác kiểm tra mang lại hiệu quả để từ đó rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

Khuyến khích các giáo viên sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá như thông qua các môn học hoặc các hội thi, các hoạt động được tổ chức ở nhà trường trong năm học.

Kiểm tra kịp thời các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đối với việc thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo kế hoạch của trường đề ra.

Xây dựng kế hoạch triển khai tập huấn cách kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh, cho các lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.

Khuyến khích, động viên cho các thành viên trong nhà trường cùng được tham gia hoạt động, để công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh được chặt chẽ và đạt hiệu quả hơn.

Sau học kỳ 1 và kết thúc năm học, Hiệu trưởng tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết về hoạt động GDĐĐ cho học sinh để đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động, các biện pháp thực hiện phù hợp cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cho những năm học tiếp theo.

Đánh giá kết quả GDĐĐ của học sinh cần lưu ý nội dung sau:

- Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá;

- Xác định mục tiêu (tiêu chí) kiểm tra, đánh giá;

- Thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá;

- Tổ chức thực hiện;

- Đối chiếu thông tin thu được với mục tiêu (tiêu chí);

- Hình thành những qui định cuối cùng (cho điểm, xếp hạng ....).

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường nắm vững các văn bản pháp quy hiện hành và có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ làm công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Công tác kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khoa học và đồng bộ.

Cần có sự chỉ đạo thống nhất của các cấp lãnh đạo và sự phối hợp của các tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phương để hoạt động GDĐĐ cho học sinh đi vào chiều sâu có chất lượng.

Có sự ủng hộ của CBQL, GV, nhân viên và học sinh trong việc cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua trong nhà trường.

Tạo được mối quan hệ đoàn kết của CBQL, GV, nhân viên và học sinh trong nhà trường để đi đến sự thống nhất chung từ đó giáo dục cho học sinh thuận lợi hơn, chặt chẽ hơn và dễ dàng hơn.

+ Đánh giá kết quả từng nội dung hoạt động cụ thể

+ Đánh giá sự hài lòng, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động.

Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cần chú ý đến đặc điểm hình thành GDĐĐ, các quy tắc về giáo dục ĐĐ cho học sinh trong nhà trường: Tương tác, trải nghiệm, thay đổi hành vi, …

Nhà trường cần xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh, hệ thống các công cụ và hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng loại hình hoạt động. Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, kỹ năng kiểm tra, đánh giá GD ĐĐ cho đội ngũ CBQL và GV một cách có kế hoạch, có lộ trình cụ thể.

Ban giám hiệu kết hợp cùng các đoàn thể tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp thông qua dự giờ thăm lớp, báo cáo kết quả hoạt động, kiểm tra giáo án, sổ sách, báo cáo định kỳ với ban giám hiệu.

Ban giám hiệu cùng với thành viên Ban chỉ đạo xây dựng thang đo đánh giá thông qua hoạt động thực tế. Phân công bố trí các thành viên cùng chủ động kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ thông qua chính những hoạt động của học sinh. Từ đó rút kinh nghiệm trong việc lựa chọn các loại hình hoạt động trải nghiệm phù hợp với GV và HS.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 06 biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa riêng, và hợp thành hệ thống các biện pháp. Chúng có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau. Các biện pháp cần thực hiện đồng bộ thì có khả năng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Trong quá trình quản lý, tuỳ theo môi trường, thời điểm, điều kiện, từng biện pháp có vị trí ưu tiên khác nhau, có thể sắp xếp thứ tự thực hiện các biện pháp để đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thcs trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)