Phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thcs trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 86 - 90)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

3.2.4. Phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình - nhà trường và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động GDĐĐ cho HS. Lựa chọn các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có tính giáo dục cao, phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

Việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm làm cho quá trình giáo dục thống nhất, toàn vẹn và việc giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội tốt hơn. Phối hợp các lực lượng sẽ tăng cường sức mạnh giáo dục, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng: giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.Khi phối hợp các lực lượng sẽ góp phần xã hội hoá giáo dục, tạo cơ hội cho mọi tổ chức và cá nhân tham gia phát triển giáo dục.

Tạo môi trường thuận lợi để giáo dục học sinh, tạo sự đồng bộ thống nhất trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tác động đến học sinh. Huy động các nguồn lực trong và ngoài xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.Thực hiện biện pháp này nhằm giúp cho các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh phát huy tốt vai trò chủ đạo của mình trong việc GDĐĐ cho học sinh.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Thiết lập kênh thông tin qua lại giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm tuyên truyền có hiệu quả vai trò giáo dục đạo đức đối với học sinh. Chủ động bàn bạc, thống nhất biện pháp giáo dục đạo đức với cha mẹ học sinh, để gia đình cùng tác động, tạo thói quen giao tiếp ứng xử nhanh nhẹn, lễ phép, mạnh dạn và tự tin trong con em.

Mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động giáo dục, tổ chức hội thảo, tọa đàm... Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho con em, để phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

Phối hợp chặt chẽ với và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (ban Đoàn – Đội, tổ tư vấn tâm lý học đường, ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương…) để giáo dục học sinh trong quá trình GDĐĐ. Cần chú ý việc giáo dục giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của địa phương, bảo vệ môi trường...

Tăng cường vai trò chủ đạo của các lực lượng tham gia trong quá trình GDĐĐ cho học sinh (cụ thể: Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS; Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS; Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS....)

Tăng cường vai trò chủ đạo của CBQL trong việc phối hợp với các lực lượng tham gia giáo dục thực hiện GDĐĐ cho học sinh (cụ thể: Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho HS; Tổ chức phối hợp các lực lượng tiến hành quá trình GDĐĐ cho HS; Phối hợp các lực lượng thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS).

CBQL các trường học nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phối hợp phù hợp nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của các lực lượng tham gia trong quá trình GDĐĐ cho học sinh.

Cán bộ quản lí cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng kế hoạch phối hợp trong GDĐĐ,...

nhằm đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh.

Xác định được đối tượng để tham gia trong công tác GDĐĐ cho học sinh.Thống nhất kế hoach, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục học sinh.

Nhà trường kịp thời phối hợp với gia đình về công tác học tập cũng như rèn luyện của học sinh. Giúp gia đình hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng giáo dục của gia đình, tạo điều kiện để gia đình nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với nhà trường.

Nhà trường lập kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tổ chức thực hiện và tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Các tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phương có trách nhiệm xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động GDĐĐ trong nhà trường.

Để sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội mang lại hiệu quả, hằng năm cần đánh giá rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, phát huy những mặt tích cực. Kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội không chỉ có giá trị về khoa học giáo dục mà còn có ý nghĩa chính trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong quá trình xây dựng con người mới trong giai đoạn hiện nay.

Nhà trường phối hợp với gia đình, Ban đại diện cha mẹ học sinh: Hàng năm vào đầu năm học các trường thường tổ chức cuộc họp phụ huynh trong các cuộc họp phổ biến các nội dung về tình hình nhà trường, bầu trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh với sự tham gia chứng kiến của tất cả CBQL, GV, và phụ huynh học sinh.

Nhà trường triển khai phổ biến công tác GDĐĐ cho học sinh đến toàn thể CBGV, và phụ huynh, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm thống nhất trong

công tác hoạt động và công tác phối hợp. Tổ chức họp cha mẹ học sinh định kỳ 2 lần/năm học. Ngoài ra các trường học có những học sinh vi phạm kịp thời triển khai họp đột xuất để bàn biện pháp giáo dục các em. Thực hiện tốt thông tin giữa gia đình và GVCN để đánh giá chính xác hơn từ đó lựa chọn những nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp. Có thể tổ chức một số hoạt động có sự tham gia của phụ huynh học sinh nhằm tăng cường công tác giao lưu, nâng cao công tác phối hợp trong việc giáo dục đạo đạo cho học sinh.

Nhà trường phối hợp với các ban ngành đoàn thể như: công an, ban tuyên giáo, đoàn thanh niên....để giáo dục học sinh

Gia đình ngoài công tác phối hợp với nhà trường thì công tác phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc quản lý giáo dục học sinh.

Hàng năm vào các dịp nghỉ hè các trường học triển khai công tác bàn giao học sinh về địa phương trong thời gian nghỉ hè với sự chỉ đạo về công tác các hoạt động của Phòng

GD&ĐT, Đoàn thanh niên...học sinh về nghỉ hè tại địa phương tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt thiết thực giúp các em thư giản qua các hoạt động giúp các em rèn luyện đạo đức và nâng cao kiến thức cũng như hiểu biết về các vấn đề xã hội. Khi kết thúc kỳ nghỉ hè địa phương sẽ bàn giao các em học sinh về trường và báo cáo kết quả hoạt động hè cụ thể mỗi học sinh có phiếu sinh hoạt hề để làm căn cứ kết quả thực hiện rèn luyện của học sinh trong thời gian hè tại địa phương.

Nhà trường chủ động làm rõ để các bậc cha mẹ HS thấy được những khả năng, ưu thế của giáo dục gia đình, giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc giáo dục đạo đức. Gia đình tạo môi trường thuận lợi cho việc giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất đối với con cái, đồng thời phối hợp cùng nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản lí và giáo dục học sinh, nắm tình hình HS, những nguồn thông tin tin cậy nơi HS cư trú, từ đó giúp GV đánh giá đúng học sinh và tìm ra những biện giúp các em hoàn thiện nhân cách. Nhà trường phối hợp với cộng đồng giáo dục truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương, tình yêu quê hương đất nước.

Nhà trường cần phải tận dụng mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đạo đức như: Phòng truyền thống, thư viện, phòng học nhạc, câu lạc bộ, sân chơi, bài tập. Đồng thời chú trọng giáo dục truyền thống dân tộc địa phương, xây dựng gương học sinh tiêu biểu về đạo đức, học giỏi làm gương giáo dục cho học sinh trong trường…

Chỉ đạo phối hợp với các lực lượng tham gia GDĐĐ học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu với nhiệm vụ, chức năng vai trò của mình cụ thể:

Đối với giáo viên chủ nhiệm: Là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học sinh, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. Giáo dục đạo đức

học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn … đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử… như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh. Thường xuyên nắm bắt tình hình HS và thông tin kịp thời cho Ban Giám hiệu nhà trường những trường hợp cá biệt để cùng tìm giải pháp GDĐĐ cho học sinh.

Thăm hỏi gia đình HS là một cách làm có hiệu quả để giữ mối liên lạc thường xuyên giữa GVCN với gia đình HS để nắm bắt tình hình và có sự can thiệp kịp thời đối với những trường hợp đặc biệt.

Đối với giáo viên bộ môn: Mỗi một giáo viên bộ môn, hãy phấn đấu dạy tốt môn học của mình, chú ý đến mọi đối tượng học sinh, để tận tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mình truyền đạt. Tích cực nâng cao chất lượng giờ dạy, chú trọng yêu cầu hiệu quả việc lồng ghép nội dung GDĐD học sinh trong môn học, giờ học.

Trong đó các môn Khoa học xã hội và nhân văn như: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học và đặc biệt là môn Giáo dục công dân có vị trí quan trọng đối với việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân sẽ giúp học sinh có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức.

Đối với tổ chức Đoàn thanh niên: Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn TNCS HCM trong việc Tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thực hiện “Nền nếp Kỷ cương”; các phong trào thi đua trong học tập sinh hoạt; các hoạt động nội, ngoại khoá;

các hoạt động ”đền ơn đáp nghĩa uống nước nhớ nguồn”… nhằm thu hút học sinh đến tập thể, đến những hoạt động bổ ích; để giáo dục về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam qua đó để giáo dục đạo đức học sinh.

Phối hợp với GVCN thực hiện có hiệu quả các nội dung hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Thường xuyên theo dõi tình hình HS và thông tin đầy đủ, kịp thời đến GVCN những HS vi phạm.

Đối với cha mẹ học sinh: Cần trở thành gương tốt cho con, cháu học tập; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp PHHS; thường xuyên phối hợp tốt với GVCN, nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác quản lý việc học tập, chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình. Mỗi cha mẹ học sinh cần quan tâm xây dựng tổ chức hội CMHS vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường; phát huy vai trò, chức năng Hội CMHS động viên, răn dạy con, chấp hành nội qui của nhà trường, các chủ trương của Đảng và nhà nước.

Tham gia đầy đủ các cuộc họp phụ huynh của nhà trường tổ chức trong năm học, thông tin kịp thời về tình hình của học sinh đến giáo viên chủ nhiệm. Tích cực tham gia các hoạt động có liên quan đến GDĐĐ cho học sinh hiệu quả hơn.

Giữ mối liên hệ thường xuyên với GVCN, nhà trường, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện.

Đối với tổ chức chính trị xã hội (Chính quyền địa phương)

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, chính quyền và các đoàn thể địa phương trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh; đẩy mạnh quản lý và bảo đảm an ninh, trật tự trường học, an toàn cho học sinh. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa nhà trường và công an địa phương. Tăng cường quản lý, giáo dục, tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường. Thành lập tổ công tác phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học với

lực lượng nòng cốt là lãnh đạo nhà trường; cán bộ, giáo viên; học sinh và công an địa phương.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Các bậc ông bà, cha mẹ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền, bổn phận của trẻ em, mục tiêu giáo dục toàn diện, hài hòa về đức, trí, thể, mỹ, tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Chủ động phối hợp với nhà trường và các đoàn thể trong quản lý và giáo dục; cam kết với nhà trường thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và tạo môi trường tốt nhất góp phần hướng dẫn, quản lý con em học tập, rèn luyện.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo các trường THCS phải chủ động xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó lâu dài giữa nhà trường và các lực lượng tham gia giáo dục.

Phối hợp với các lực lượng liên quan để xây dựng được kế hoạch, quy chế thực hiện giữa các bên liên quan.

Các lực lượng tham gia phối hợp GDĐĐ cho học sinh phải nhiệt tình, tâm huyết thì mới thật sự sâu sát trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhà trường cần phải tận dụng mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đạo đức như: Phòng truyền thống, thư viện, phòng học nhạc, câu lạc bộ, sân chơi, bài tập. Đồng thời chú trọng giáo dục truyền thống dân tộc địa phương, xây dựng gương học sinh tiêu biểu về đạo đức, học giỏi làm gương giáo dục cho học sinh trong trường…

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thcs trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)