Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam
2.3.7. Thực trạng về kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Để tìm hiểu thực trạng mức độ phù hợp về kiểm tra, đánh giá HĐGDĐĐ ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thu được kết quả như sau:
Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
STT Kiểm tra đánh giá Mức độ lựa chọn
1 2 3 4 5 ĐTB 1 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết
bị hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức 0.0 0.0 14.7 31.4 53.9 4.39 2 Đánh giá hoạt động giáo viên chủ nhiệm
qua kế hoạch, sổ sách, dự giờ 0.0 0.0 30.4 24.5 45.1 4.15 3 Dự giờ giáo viên bộ môn để đánh giá việc
thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức trong dạy học
0.0 0.0 16.7 26.5 56.9 4.40 4 Tham gia nhận xét, góp ý, rút kinh
nghiệm thực hiện phối hợp các lực lượng giáo dục
0.0 0.0 12.7 16.7 70.6 4.58 5 Kiểm tra, đánh giá thông qua báo cáo,
kiểm tra thực tế, kết quả đạt được của Đoàn, Đội và thông qua nhận xét, đánh giá của cấp trên
0.0 0.0 9.8 30.4 59.8 4.50
6 Kiểm tra, giám sát, đánh giá, thảo luận rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan.
0.0 0.0 7.8 20.6 71.6 4.64 Bảng 2.19 tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, qua 6 nội dung khảo sát ở 5 mức độ đạt điểm trung bình từ 4.15 đến 4.64 kết quả cho thấy việc triển khai các nội dung trên rất phù hợp trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện GDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Kiểm tra, giám sát, đánh giá, thảo luận rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan” (ĐTB = 4.64). Bên cạnh những nội dung được đánh giá ở mức cao thì vẫn có một số CBQL, GV chỉ đồng ý với mức độ tương đối ở các nội dung cụ thể “Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức chiếm” (14.7); “Đánh giá hoạt động giáo viên chủ nhiệm qua kế hoạch, sổ sách, dự giờ” chiếm (30.4); “Dự giờ giáo viên bộ môn để đánh giá việc thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức trong dạy học” chiếm (16.7); “Tham gia nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm thực hiện phối hợp các lực lượng giáo dục” (12.7); “Kiểm tra, đánh giá thông qua báo cáo, kiểm tra thực tế, kết quả đạt được của Đoàn, Đội và thông qua nhận xét, đánh giá của cấp trên” chiếm (9.8); “Kiểm tra, giám sát, đánh giá, thảo luận rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan” chiếm (7.8).
Trong đó nội dung mà CBQL, GV đánh giá ở mức độ tương đối chiếm tỉ lệ cao
nhất là “Đánh giá hoạt động giáo viên chủ nhiệm qua kế hoạch, sổ sách, dự giờ” chiếm (30.4). Điều này cho thấy việc kiểm tra đánh giá trong các trường THCS chưa có sự thống nhất chung.
Để tìm hiểu thực trạng mức độ phù hợp về kiểm tra, đánh giá HĐGDĐĐ ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tác giả tiến hành khảo sát học sinh các trường THCS thu được kết quả như sau:
Bảng 2.20. Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
STT Kiểm tra đánh giá Mức độ lựa chọn
1 2 3 4 5 ĐTB 1 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết
bị hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức 0.0 0.0 20.9 34.0 45.1 4.24 2 Đánh giá hoạt động giáo viên chủ nhiệm
qua kế hoạch, sổ sách, dự giờ 0.0 0.0 14.4 46.0 39.6 4.25 3 Dự giờ giáo viên bộ môn để đánh giá việc
thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức trong dạy học
0.0 2.0 20.0 38.0 40.0 4.16 4 Tham gia nhận xét, góp ý, rút kinh
nghiệm thực hiện phối hợp các lực lượng giáo dục
0.0 0.0 20.0 43.3 36.7 4.17 5 Kiểm tra, đánh giá thông qua báo cáo,
kiểm tra thực tế, kết quả đạt được của Đoàn, Đội và thông qua nhận xét, đánh giá của cấp trên
0.0 0.0 12.2 53.3 34.4 4.22
6 Kiểm tra, giám sát, đánh giá, thảo luận rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan.
0.0 2.7 14.0 30.0 53.3 4.34 Bảng 2.20 tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến đánh giá của học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, qua 6 nội dung khảo sát mức độ đạt điểm trung bình từ 4.16 đến 4.34 đạt kết quả phù hợp, trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Kiểm tra, giám sát, đánh giá, thảo luận rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan” (ĐTB=4.34). Tuy nhiên bên cạnh việc đánh giá ở mức độ cao vẫn còn một số nội dung số ít học sinh cho rằng không phù hợp “Dự giờ giáo viên bộ môn để đánh giá việc thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức trong dạy học” chiếm (2.0); Kiểm tra, giám sát, đánh giá, thảo luận rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan chiếm (2.7). Như vậy, cho thấy mức độ nhận thức của học sinh về vấn đề này chưa cao.