Thực trạng về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thcs trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam

2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện nội dung HĐGDĐĐ ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GVCN các trường THCS thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV và mức độ thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

STT Nội dung Mức độ lựa chọn

1 2 3 4 5 ĐTB 1 Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua

các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, tôn trọng người lớn tuổi, thương yêu và giúp đỡ bạn bè

0.0 0.0 24.5 27.5 53.9 4.28

2 Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực hiện trong môn giáo dục công dân, những nội dung cần thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển của HS, của xã hội; nhằm giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức cho HS

0.0 0.0 16.7 24.5 58.8 4.42

STT Nội dung Mức độ lựa chọn 1 2 3 4 5 ĐTB 3 Giáo dục giá trị đạo đức nhằm nâng cao

nhận thức và kỹ năng sống của học sinh để nâng cao năng lực và có được những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em

0.0 0.0 11.8 36.3 52.0 4.40

Trong số 3 nội dung GDĐĐ thì có những nội dung được đánh giá phù hợp như: “Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực hiện trong môn giáo dục công dân”, (ĐTB 4.42) xếp thứ năm. “Giáo dục giá trị đạo đức nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng sống của học sinh” (ĐTB= 4.40). “Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” (ĐTB = 4.28). Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL, GV đánh giá ở mức tương đối “Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” chiếm 24,5.

“Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực hiện trong môn giáo dục công dân”

chiếm 16.7, “Giáo dục giá trị đạo đức nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng sống của học sinh” chiếm 11.8.

Những nội dung được đánh giá là phù hợp để giáo dục cho học sinh THCS cũng là những phẩm chất đạo đức quan trọng không thể thiếu của con người Việt Nam. Các nội dung GDĐĐ đều nhằm nâng cao ý thức, hành vi đúng đắn để các em hình thành phẩm chất đạo đức trong trường học. Từ đó, cần quan tâm giáo dục cho học sinh tính tự giác, dũng cảm, trung thực, biết nhận khuyết điểm để tiến bộ và biết thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn để xây dựng tập thể học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt. Thực tế ngày nay, học sinh THCS với sự phát triển về tâm sinh lý các em rất tò mò, lúng túng. Vì vậy, nhà trường phải quan tâm hơn nữa giáo dục vấn đề giáo dục về tình bạn, tình yêu và giáo dục giới tính cho học sinh, giúp các em có tri thức hiểu biết để xây dựng tình bạn trong sáng.

Để tìm hiểu thực trạng mức độ thực hiện nội dung HĐGDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tác giả tiến hành khảo sát học sinh các trường THCS thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Nội dung Mức độ lựa chọn

1 2 3 4 5 ĐTB 1 Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua

các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, tôn trọng người lớn tuổi, thương yêu và giúp đỡ bạn bè

0.0 1.1 24.4 35.6 38.9 4.12

2 Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực hiện trong môn giáo dục công dân, những nội dung cần thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển của HS, của xã hội; nhằm giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức cho HS

0.0 0.0 21.1 55.6 23.3 4.02

3 Giáo dục giá trị đạo đức nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng sống của học sinh để nâng cao năng lực và có được những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em

0.0 0.0 32.2 37.8 30.0 3.98

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy, 3 nội dung GDĐĐ mà chúng tôi đưa ra đều được các đối tượng khảo sát đánh giá là phù hợp để giáo dục nội dung GDĐĐ cho học sinh THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” (ĐTB 4.12). Ngoài ra các nội dung “Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực hiện trong môn giáo dục công dân” chiếm (ĐTB 4.0). “Giáo dục giá trị đạo đức nhằm nâng cao nhận thức” chiếm (3. 98). Tuy nhiên “giáo dục tình cảm đạo đức thông qua các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”

vẫn còn một số học sinh cho là không phù hợp chiếm 1.1.. các nội dung được đánh giá là tương đối “Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” chiếm 24,4. “Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực hiện trong môn giáo dục công dân” chiếm 21.1. “Giáo dục giá trị đạo đức nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng sống của học sinh” chiếm 32.2. Như vậy CBQL cần tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng nhiều nội dung phong phú hơn để các em nhận

biết được tầm quan trọng, ý nghĩa trong việc GDĐĐ thông qua các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường thcs trên địa bàn huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)