Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.4. Lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
1.4.4. Quản lý việc phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức
Để công tác phối hợp với các lực lượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh được triển khai và thực hiện hiệu quả Hiệu trưởng sẽ tiến hành phân công, quy định nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục đạo
đức năm học, học kì, tháng, tuần theo mục tiêu, nội dung đã đề ra, chịu trách nhiệm chung, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cân đối ngân sách được cấp và nguồn huy động khác để thực hiện kế hoạch đầu tư phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và xây dựng cảnh quan trường học, tổ chức chỉ đạo tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức.…phân công nhiệm vụ cụ thể như:
Quản lý công tác phối hợp với Phó Hiệu trưởng chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn trong việc chịu trách nhiệm triển khai thực hiện lồng ghép hoạt động giáo dục đạo đức vào các môn học và tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.
Quản lý công tác đối với Đội Thiếu niên Tiền phong: Hiệu trưởng cần tư vấn, định hướng, chỉ đạo lựa chọn về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động thu hút đông đảo học sinh tham gia nhằm giúp đỡ các em phát huy năng lực trong học tập, lao động, vui chơi, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả. Hiệu trưởng cần có sự thường xuyên giữ thông tin hai chiều, yêu cầu Tổng phụ trách Đội báo cáo việc thực hiện kế hoạch và kết quả của các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Đặc biệt, trong hoạt động của Đội thì nội dung, phương thức, hình thức tổ chức quyết định chất lượng hoạt động của tổ chức này.
Quản lý công tác đối với giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng xây dựng qui định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp trong tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm như: giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong giáo dục đạo đức cho học sinh, chịu trách nhiệm giáo dục học sinh chưa ngoan, đánh giá xếp loại học sinh của lớp chủ nhiệm Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên triển khai kế hoạch theo chủ điểm giáo dục đạo đức hàng tháng của toàn trường; từng khối bộ môn trao đổi thống nhất mức độ nội dung, hình thức hoạt động nhằm làm cho hoạt động giáo dục phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với học sinh khối lớp chủ nhiệm.
Quản lý công tác đối với giáo viên bộ môn, Hiệu trưởng căn cứ vào nhiệm vụ của giáo viên được qui định trong điều lệ trường học, tiến hành xây dựng qui định nhiệm vụ, trách nhiệm. quyền hạn của giáo viên bộ môn trong việc tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục như: Thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh qua các môn học, phối hợp, hỗ trợ các hoạt động giáo dục khi có yêu cầu và gương mẫu cho học sinh noi theo…
Ngoài các lực lượng giáo dục trong trường học thì Hiệu trưởng cần thực hiện tốt trong công tác quản lý phối hợp với các lực lượng bên ngoài. Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, công an và chính quyền địa phương bởi nó gắn kết được các thành viên và tạo nên sức mạnh tập thể. Hằng năm, thông qua các văn bản, công văn, báo cáo định kỳ, nhà trường trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phương; tổ chức ký cam kết trách nhiệm
giữa nhà trường, chính quyền địa phương tạo được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng ngoài nhà trường trong công tác GDĐĐ học sinh. Để thực hiện tốt công tác này cần chú ý các nội dung sau:
- Xác định được kế hoạch các nội dung cần triển khai, chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Xác định được các đối tượng trong và ngoài nhà trường để tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh
- Xác định được trong công tác phối hợp nhiệm vụ với các lực lượng tham gia nào để giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
Cũng như công tác giáo dục nói chung, GDĐĐ cho học sinh THCS cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích để đảm bảo, nâng cao chất lượng hoạt động.
Các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động GDĐĐ cho học sinh THCS bao gồm: Bồi dưỡng đội ngũ CBGV,công tác thi đua khen thưởng, cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng môi trường sư phạm...xây dựng cơ chế bảo quản, sử dụng nguồn kinh phí và cơ sở vật chất một cách hợp lý, đúng mục tiêu, tiết kiệm.
- HĐGDĐĐ cho học sinh không thể thiếu nguồn kinh phí, cơ sở vật chất. Quản lý nguồn kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm các nội dung cơ bản sau: dự trù nguồn kinh phí của nhà trường, huy động các nguồn kinh phí ngoài nhà trường, xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất (phòng học, tài liệu, sách vở...)
- Quản lý công tác bồi dưỡng CBGV trong việc GDĐĐ cho học sinh rất phong phú. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho CBGV một cách thường xuyên hoặc theo chuyên đề, phát động phong trào tự học tự bồi dưỡng trong CBGV; thực hiện nghiêm túc các đợt bồi dưỡng do cấp trên tổ chức, phân công GV có kinh nghiệm hỗ trợ, giúp đỡ những giáo viên trẻ; định kỳ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn.
- Thi đua khen thưởng là biện pháp tác động tích cực đến đội ngũ CBGV trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời là sự kích thích tinh thần học tập, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Dó đó hiệu trưởng phải thường xuyên phát động phong trào thi đuâ khen thưởng trong CBGV và học sinh quản lý chỉ đạo một cách sát sao, chặt chẽ.
- Môi trường sư phạm là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Môi trường sư phạm lành mạnh, trong sáng sẽ tác động tốt đến quá trình rèn luyện đạo đực cho học sinh.
- Đối với CBGV, NV, Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; xây dựng nề nếp kỷ cương trong giảng dạy,
trong sinh hoạt tập thể, phối hợp tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, giáo viên phải tôn trọng yêu thương học sinh, thường xuyên chăm lo cảnh quan sư phạm xanh- sạch- đẹp.
- Đối với học sinh tổ chức quản lý chỉ đạo việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong học tập, sinh hoạt, rèn luyện xây dựng mối quan hệ bạn bè thân ái giữa học sinh với học sinh, giáo dục học sinh lòng biết ơn, tôn trọng thầy cô giáo người lớn tuổi...