Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Quản lí hoạt động tổ chức, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức cho CBQL- GV –HS và PHHS
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Giúp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng của nhà nước của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác Giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện đạo đức từ đó tạo được sự thống nhất chung trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Nhận thức đúng sẽ tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia vào các hoạt động GD ĐĐ cho học sinh của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Giúp việc đưa nội dung GDĐĐ vào nhà trường thuận lợi hơn.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp - Đối với CBQL
Tuyên truyền quán triệt phổ biến các loại văn bản của các cấp đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về công tác GDĐĐ cho học sinh.Công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường. Tổ chức công tác truyền thông với những nội dung có liên quan đến yêu cầu về giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tuyên truyền vận động và đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDĐĐ cho học sinh tại các trường học.
Tuyên truyền trong việc nhận thức về nhiệm vụ và trách nhiệm của các tổ chức tập thể, cá nhân trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đối với CBQL như các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác GDĐĐ cho học
sinh cần cập nhật đầy đủ, kịp thời thông qua các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, các cuộc họp phụ huynh học sinh.... Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
Xây dựng kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh trong năm học, xây dựng hoạt động triển khai cụ thể từng tuần, từng tháng phù hợp với tình hình nhà trường, đối tượng học sinh. Có ý thức trách nhiệm và tâm huyết đối với việc xây dựng kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường, xây dựng chuẩn đánh giá hoạt động giác dục đạo đức cho học sinh một cách khoa học phù hợp với đặc điểm nhà trường
Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn về GDĐĐ, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia GDĐĐ cho học sinh.
Vào đầu năm học thành lập tổ tư vấn tâm lý trong nhà trường nhằm đẩy mạnh công tác tư tưởng và sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi từ đó giáo dục học sinh ý thức để nâng cáo giá trị kỹ năng sống, nâng cao giá trị đạo đức cho học sinh.
+ Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về GDĐĐ cho học sinh. Xây dựng và hoàn thiện những quy định về GDĐĐ cho học sinh phù hợp với tình hình thực tiễn;
+ Phối hợp với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tổ chức, thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả của các hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về GDĐĐ cho học sinh.
+ Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách chỉ đạo hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về GDĐĐ cho học sinh.
+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng nội dung tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về GDĐĐ cho học sinh.
+ Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường trên cơ sở đó, lựa chọn và thực hiện các biện pháp, hình thức triển khai một cách hiệu quả;
- Đối với Giáo viên:
Nâng cao vai trò trách nhiệm của bản thân trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
Học hỏi chuyên môn từ đồng nghiệp, tham khảo các hoạt động tổ chức GDĐĐ cho học sinh với nhiều nội dung và hình thức khác nhau để mang lại hiệu quả.
Có tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy cũng như tham gia tổ chức các hoạt động cho học sinh.
Nắm bắt được đặc điểm, tâm sinh lý của học sinh, biết chia sẽ, thông cảm giúp đỡ học sinh vượt qua được những khó khăn để giáo dục các em đúng với mục tiêu tạo động lực cho học sinh phấn đấu tốt hơn.
Phối hợp tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường đặc biệt là phụ huynh học sinh trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho phụ huynh học sinh vào các cuộc họp phụ huynh hàng năm.
Chủ động tham khảo nghiên cứu các tài liệu liên quan đến GDĐĐ cho HS THCS từ các văn bản Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT hướng dẫn, chỉ đạo.cung cấp; căn cứ sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và Ban chỉ đạo cùng với hiểu biết và năng lực của bản thân để chủ động, tích cực trao đổi, thảo luận để mạnh dạn đề xuất các ý kiến đóng góp, xây dựng hoàn thiện khung chương trình, nội dung giáo dục ĐĐ mang tính sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi học sinh áp dụng giáo dục.
Bên cạnh đó, căn cứ vào tiêu chí do nhà trường quy định, phối hợp cùng các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tham khảo lấy ý kiến về nội dung thực hiện có hiệu quả. Tiếp đó, phát huy năng lực của mỗi giáo viên tiếp tục tự xây dựng và hoàn chỉnh nội dung cho phù hợp với các khối lớp và đối tượng học sinh.
Thiết kế các chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh, các hoạt động giáo dục diễn ra tại trường. Bản thân giáo viên cần lưu ý khi xác định các nội dung đào tạo được thiết kế dành cho học sinh phải phù hợp lứa tuổi như: hoạt động xã hội, học tập, văn hóa thể thao, hoạt động vui chơi giải trí...
- Đối với học sinh
Tuyên truyền cho học sinh ý nghĩa của việc rèn luyện đạo đức đối với sự phát triển nhân cách của bản thân, phổ biến các quy định, các nội quy của nhà trường, pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên để các em thực hiện tốt các nội quy quy định thì cần có sự quan tâm động viên của gia đình và các lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội.
Đẩy mạnh công tác tự giáo dục đạo đức thông qua cá nhân học sinh. Thông qua công tác tuyên truyền học sinh nhận thức đầy đủ đối với GDĐĐ và tự GDĐĐ và là một nội dung quan trọng trong giáo dục toàn diện và phát triển nhân cách cho học sinh.
Đối với phụ huynh
Xác định được vai trò trò trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục học sinh.
Tuyên truyền và tạo điều kiện để gia đình biết cách phối hợp trong công tác GDĐĐ của con em với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm. Tuyên truyền để cha mẹ học sinh nắm được nội quy, quy định của ngành, của trường để tạo sự thống nhất trong công tác giáo dục học sinh.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Ban giám hiệu phải nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc các văn bản hướng dẫn, xác định những nội dung cơ bản cần triển khai.
Nhà trường phải có đủ cơ sở vật chất, các điều kiện thiết yếu để tổ chức học tập, nâng cao ý thức, hiểu biết về giáo dục đạo đức cho học sinh. Chẳng hạn như cung cấp thêm các tài liệu cần thiết, nhân rộng các mô hình triển khai GDĐĐ có hiệu quả ở các đơn vị bạn, để CB, GV, NV nhà trường được học hỏi.
Phải có sự đồng thuận của các cấp quản lý, chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh, lấy đó làm nền tảng để thay đổi nhận thức của bản thân trong việc nâng cao nhận thức về vai trò của GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho học sinh.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, theo dõi, giám sát kiểm tra công tác giáo dục học sinh nói chung và GDĐĐ học sinh nói riêng; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Ngành về công tác GDĐĐ học sinh.