Cái nhìn chiêm nghiệm, lý giải nhìn nhận lại

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong hồi kí và tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng (LV00930) (Trang 68 - 78)

2.3. Cái nhìn nghệ thuật ( của người kể chuyện) trong hồi ký

2.3.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Ma Văn Kháng

2.3.2.3. Cái nhìn chiêm nghiệm, lý giải nhìn nhận lại

Hồi ký - tự truyện Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương được viết khi tác giả đã ngoài tuổi 70. Đó là thời gian lắng đọng và chiêm nghiệm về những gì đã trải qua của tác giả nên mỗi câu chuyện đã qua đều được nhìn với cái nhìn đầy chiêm nghiệm, được lí giải thấu tình đạt lý. Nhà văn ghi lại quá khứ, những gì quan thiết nhất với cuộc đời mình từ vị trí của người đương thời để cắt nghĩa lí giải. Vì vậy, bức tranh hiện thực xã hội được soi ngắm ở những khoảng cách rất gần. Những câu chuyện dở khóc dở cười trong những ngày xây dựng chính quyền ở miền núi, một thế hệ lãnh đạo vàng nhưng đầy khiếm khuyết. Họ hầu hết mới chỉ ở trình độ xóa mù thậm chí đọc chưa thông như ông chủ tịch tỉnh. Dù họ có cố gắng học, nhưng chỉ là sự vá víu “trong học vấn mà đã lỗ nhỗ thì còn hại hơn cả sự không học”[15, tr.136]. Nhà văn đã suy nghĩ, lí giải sự tồn tại của thế hệ này một cách biện chứng và trân trọng: “lỗi chẳng thuộc về ai cả! Nó thuộc về thời đại! Thời đại bão táp cách mạng khắc nghiệt quá. Nó không có thời giờ chuẩn bị cho ai hết. Nó chỉ

cho người ta những vốn liếng cơ bản thôi, rồi nó đẩy người ta ra nơi đầu sóng ngọn gió, với tất cả sự phồn tạp đa đoan của cuộc sống... biển học mênh mang. Chưa kể thiên kiến là miếng da che mắt con ngựa già”[15, tr.134]. Khủng khiếp nhất là những ngày đất nước bao cấp, bên bờ của sự khủng hoảng. Ăn đói, ở thì chật chội, bẩn thỉu, khổ sở. Cuộc sống mà như đang chết mòn! Nó đã làm tha hóa bao nhiêu con người. Làm băng hoại những giá trị nhân tính thiêng liêng, những tình cảm cao đẹp, kể cả tình mẫu tử ruột già. Ông đã có lúc phải chua chát thốt lên: “Ôi! Người mẹ yêu quý suốt đời của tôi, người đã là bà Tiên bà Phật trong Côi cút giữa cảnh đời của tôi đang sống những ngày cuối cuộc đời, sao lại đến nông nỗi thế hả mẹ?”.

Ông kết luận: “Khổ cực đã đến cái mức hủy hoại cả những tình cảm bẩm sinh thuần khiết tự nhiên nhất của người ta rồi”[15, tr.233]. Cơ chế bao cấp khiến người ta liên tưởng đến những nhọc nhằn cơ khổ. Nhưng Ma Văn Kháng cũng đã nhìn ra sự biện chứng của cơ chế này trong hoàn cảnh đất nước bị tàn phá sau chiến tranh mà không được sự giúp đỡ nhiệt tình của quốc tế: “thực tình chúng tôi đã tồn tại nhờ một phần quan trọng ở chế độ bao cấp, phân phối từ căn hộ để ở, chiếc xe đạp để đi, hạt gạo để ăn, lít dầu để nấu”[15, tr.249]. Nhìn nhận lại, công cuộc đổi mới ở nước ta, bên cạnh những thành quả tốt đẹp thì mặt trái của cơ chế thị trường với sự chi phối của đồng tiền đã làm cho xã hội đảo điên. Biết bao người đã là nạn nhân của đồng tiền, trong đó có gia đình nhà văn. Khi chiêm nghiệm lại điều đó nhà văn cũng phải thốt lên “sắp hết cuộc đời rồi mà tôi còn hết sức ngây dại, còn chưa hiểu hết được cái phức tạp sâu hiểm của lòng người. Mới nhận ra rằng những cái gọi là lòng trung thực, nghĩa tình đồng chí bạn bè, những giá trị tinh thần cao quý trên thực tế đã bị thói vụ lợi triệt tiêu, chỉ còn là những khái niệm vô hồn”[15, tr.427].

Những thủ tục hành chính tồn tại ở nước ta những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI đã làm người dân vô cùng khó chịu. Từ việc đệ đơn xin mua lại căn nhà tập thể thanh lí, đến khâu cuối cùng chỉ việc nộp tiền nhận sổ đỏ. Xây nhà thì thường xuyên có những việc bất ngờ, muốn giải quyết thì rất đơn giản như chân lí là cứ phải dùng tiền. Để hoàn thành xong giấy tờ của ngôi nhà thanh lí, vợ chồng ông phải đi đến nhiều nơi, ông mới ngộ nhận ra một chân lí giản dị mà có sức mạnh to lớn “đồng tiền bôi trơn quan hệ”. Ai không biết quy luật đó thì chỉ có thiệt vào thân.

Ma Văn Kháng không liệt kê một cách lạnh lùng về số phận con người. Ông luôn trăn trở giải thích về số phận của họ, những oái oăm họ gặp phải, những định kiến của xã hội... Số phận của những người thầy: thầy giáo Biểu - một giá trị văn

hóa lạc thời, thầy Khánh Tình - một thanh niên trí thức Hà Thành hào hoa, phong nhã, sinh bất phùng thời, cuối cùng phải bỏ trường bỏ lớp về quê, thầy Doãn Thanh - một Alếch xăngđờrốt của người Mông ở Lào Cai, cuối cùng mất đi trong sự lãng quên vô tình của người đời, không hề được mảy may tri ân. Mỗi nhân vật được nhà văn lựa chọn đưa ra những chi tiết tiêu biểu để nói lên sự bất hạnh khác nhau của mỗi số phận. Nhưng họ là những con người đã cống hiến cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp khai sáng miền núi và có số phận thật bất hạnh. Không ít người có học phải ngậm ngùi ôm hận cả đời sống một cuộc sống nghèo khổ vô danh, đến cuối đời còn bao nỗi ngậm ngùi. Lỗi không phải ở cá nhân, ở lịch sử mà là ở con đường chung, không phải ở nước ta mà nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũng như thế!... Số phận của những đồng nghiệp văn chương cùng với đứa con tinh thần của họ cũng được nhìn nhận lại và được lí giải, tranh luận. Khi viết về cuốn Chúa trời ngủ gật của Nguyễn Dậu tại sao lại không được đem đi xuất bản, nhà văn đã liệt kê ra bốn yếu tố rõ ràng, rành mạch. Khi nhà xuất bản đã in chuẩn bị ra mắt bạn đọc thì nó bị đình lại. Ông ngậm ngùi, cay đắng: “Chúng tôi đã nhầm. Sự tiến hóa bao giờ cũng nhọc nhằn. Cảm xúc thẩm mỹ lại là bộ phận có tính trì trệ và bảo thủ... cũng như thói bạo hành độc đoán đã là thói quen tiêm nhiễm khá nặng ở một số bộ phận quản lí!”[15, tr.393]. Trăn trở trước số phận của ông anh vợ, nhà văn cho rằng:

Thôi thì đất chẳng chịu giời, thì giời đành chịu đất chứ biết làm thế nào. Mình phải thông cảm với lãnh đạo chứ, lãnh đạo người ta cũng có cái khó của người ta đấy”[15, tr.292]. Nhà văn đặt vấn đề phải giải tỏa được những bức bách đó để con người bộc lộ được đích thực giá trị nhân bản. Chẳng hạn, khi viết về vấn đề nóng bỏng xung quanh việc xuất bản, phát hành sách, những mặt khuất lấp, những mặt trái của những giải thưởng văn học, nhà văn không chỉ bộc lộ sự chân thành và sâu sắc trong tư cách phản tỉnh nhìn lại, gạn đục khơi trong mà ông mong muốn chấm dứt những tình trạng không bình thường đó để duy trì một tổ chức Hội lành mạnh, thực sự có vị trí và uy tín, gắn bó đoàn kết bởi liên tài, tôn trọng lẫn nhau. Từ kinh nghiệm và sự từng trải, nhìn nhận lại nhà văn lập luận sâu sắc về nghề viết văn là phải “viết bằng nhận thức, bằng cảm xúc, bằng kỉ niệm... viết dưới sự điều khiển của khiếu năng, của linh cảm, linh nghiệm... nằm sâu ở vùng vô thức, thuộc về bản năng, tiên thiên, bẩm sinh. Đó là yếu tố thần thánh trong sáng tạo, nó tạo nên một cơ chế tự động trong sáng tác, những ngẫu nhiên, những bất ngờ”[15, tr.425]. Duy trì một tâm thế lắng đọng, một bút pháp tôn trọng sự trung thực với bản chất các sự kiện, tính cách con người, tác phẩm của ông cho thấy một chút u-mua hóm hỉnh tự

trào của nhà văn, nhẹ nhàng nhắc nhở người khác, việc này việc nọ, để đạt tới sự hoàn thiện và cái đẹp của nhân cách, của văn chương. Cũng như việc Ma Văn Kháng ở những trang cuối sách, ông cho biết gia đình ông sau mấy chục năm ròng sống chui rúc, khổ cực trong căn hộ tồi tàn, hậu vận đã mỉm cười với ông. Bằng những đồng tiền chắt chiu dành dụm do lao động cần mẫn mà có, ông cùng vợ con đã tự lực xây cho gia đình một căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi. Lúc này theo ông cần tận hưởng để thấm thía cái giá trị của những ngày đang sống, thầm nhủ cần luôn luôn hướng về phía trước, vượt lên tuổi già và bệnh tật mà tiếp tục cầm bút sáng tác, cùng là “tạo lập cho đại gia đình một cuộc sống xứng đáng với con người, mạch lạc, tự chủ, có tầm văn hóa, nhân văn cao hơn”. Ông tiếp tục chăm chút, vun đắp cho sự nghiệp văn chương, tiếp tục cống hiến cho nền văn học nước nhà những tác phẩm đỉnh cao, làm tổ trong lòng người hôm nay cũng như mai sau.

Như vậy, ở thời điểm đã chín về cả sự nghiệp và tuổi đời, hồi ký- tự truyện viết ra, âu cũng như một thôi thúc tự nhiên muốn tự nhìn lại mình, nhìn lại đời, như chính những dòng bộc bạch giản dị của nhà văn cuối cuốn sách. Ông viết: cuốn sách này chỉ để “ghi chép những chuyện đã qua của đời mình, nghĩ cũng có thể là việc có thể làm được và nên làm. Chẳng có tham vọng gì đâu! Nó chỉ là một cuộc trò chuyện với chính mình, một cuộc độc thoại hoặc giả mở rộng ra là cho người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết thôi!”[15, tr.551]. Dẫu với tâm ý ban đầu như vậy, nhưng cuốn hồi ký - tự truyện của ông đã vượt ra ngoài cái ranh giới viết cho chính mình, cho “người thân và bạn bè thân thiết” nhiều lắm. Với chất liệu chính là vùng kí ức được nhà văn tái hiện theo một chủ ý rõ ràng, theo cái tạng của mình, đồng thời, lấy tiểu sử, lai lịch, đời tư của tác giả giữ vai trò quyết định để làm chất liệu của sự sáng tạo nghệ thuật, nên cuốn hồi ký - tự truyện này đã đạt tới sự chân thực theo quan niệm về thể tài.

CHƯƠNG 3: YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT MỘT MÌNH MỘT NGỰA CỦA MA VĂN KHÁNG

Ma Văn Kháng không phải là tạng nghệ sĩ ưa giấu mình trên trang viết. Bản thân nhà văn, trong nhiều lần tâm sự, đã nhắc đến ý thức thường trực đem cái tôi của mình lồng vào trong những trang văn. Ông quan niệm: “mỗi cuốn tiểu thuyết đều ứng với một đoạn đời, một phần cuộc sống của mình”. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của ông hầu hết cũng là những con người ông đã tiếp xúc, gặp gỡ, gắn bó, quan sát, là những nguyên mẫu có thật trong đời sống. Với ông, viết tiểu thuyết cũng chính là viết về những điều mình gan ruột, mình cảm, mình nghĩ, mình trăn trở và suy tư. Do đó, tiểu thuyết Một mình một ngựa của ông có nhiều yếu tố tự truyện - nó là một phần của cuộc đời ông. Đúng như lời thú nhận của nhà văn Ma Văn Kháng:Một mình một ngựa là đoạn đời mà bây giờ tôi mới viết ra để mọi người có thể hình dung đầy đủ về bản thân tôi”.

3.1. Một chặng đường đời của tác giả trong tiểu thuyết

Nhà văn Ma Văn Kháng từng làm thầy giáo nhiều năm ở Lào Cai. Về sau, lại có thời gian ngắn ông được điều sang làm thư kí cho bí thư Tỉnh ủy Lào Cai. Hai chi tiết thuộc về tiểu sử này đã được ông nói đến trong hồi ký: “Ngày 4.3.1967, tôi nhận được quyết định số13 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, điều tôi đang làm Trưởng phòng cấp II, III Ty Giáo dục Lào Cai về văn phòng Tỉnh ủy làm thư ký riêng cho Bí thư Trường Minh”[15, tr.113]. Với quyết định này khiến ông nửa thích thú, nửa lo ngại. “Và vương vương một chút buồn ủy mị”. Vì, thế là lại long đong vất vả, chiến tranh đang leo thang, mẹ, vợ, con sơ tán nay chỗ này mai chỗ khác, biết bao giờ mới thu xếp được một cuộc sống ổn định, nền nếp. “Nhưng thôi, lo ngại, vương buồn cũng chẳng được nữa rồi. Đã có quyết định của cấp trên, dù không hỏi ý kiến cá nhân đuơng sự, trước hết cứ là phải chấp hành cái đã. Tính đảng trước hết đòi hỏi như vậy”[15, tr.114]. Thế là “mấy năm trời tôi sang làm thư ký cho Bí thư Tỉnh ủy. Ở đó tôi được sống và cộng tác với hai lớp người: những cán bộ lãnh đạo trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cán bộ trợ lý giúp việc”. Với Ma

Văn Kháng, đó là đoạn đời có chút ý nghĩa và ông quyết định phải kể nốt những chuyện mình đã biết ở đoạn đời này. “Một mình một ngựa tái hiện quãng thời gian tôi làm thư ký cho Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai” [15, tr.518]. Toàn bộ chi tiết tiểu sử trên đã được nhà văn tái hiện lại trong tiểu thuyết, gắn với tiểu sử nhân vật Toàn, nhân vật chính của tiểu thuyết. Toàn là giáo viên văn giỏi ở trường cấp III tỉnh Hoàng Liên. Anh đuợc Ban tổ chức Tỉnh điều động sang làm thư ký cho Bí thư Tỉnh ủy có tên là Quyết Định - một công việc trái với sở thích và nghề nghiệp anh. Tuy vậy, anh đã nghiêm chỉnh chấp hành. Và thế là chuyển đổi hoàn cảnh, từ đây anh bắt đầu sinh hoạt trong một môi trường mới, ở một cơ quan lãnh đạo cao nhất của địa phương. Bởi thế, tiểu thuyết là ánh hồi quang của quá khứ trong hiện tại.

Quá khứ ấy là những năm chiến tranh chống Mỹ (1965-1975), thu hẹp lại trong không gian của một tỉnh miền núi phía Bắc. Hẹp nữa, nó là văn phòng Tỉnh ủy, đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy Quyết Định, rồi đến các cán bộ trợ lý, những người giúp việc cho Ban Thường vụ... Không nhiều nhưng cũng đủ để thấy được sự đa dạng và tính phức tạp của một tiểu xã hội. Trong tiểu thuyết, năm ông Thường vụ Tỉnh ủy Hoàng Liên, năm con người cụ thể bằng xương bằng thịt, sống động, phức tạp, rối rắm biết chừng nào. Mỗi người phụ trách một công việc, trong một hoàn cảnh riêng, tính cách đều mạnh mẽ, khác biệt. Mỗi người có cách lãnh đạo, xử lý riêng: đúng đắn, xuất sắc, sáng tạo đến mức anh hùng. Nhưng có những lúc sai lầm hiển nhiên, ấu trĩ, hẹp hòi khó chấp nhận ở họ: như ông Ké Lanh, ủy viên thường vụ - trưởng ban tôn giáo, người Tày ở Lạng Sơn theo cách mạng từ năm 1945, xuất thân là cán bộ xã, văn hoá hết cấp II, một người nhiệt tình, hết lòng vì cách mạng do trình độ hạn chế nên ngộ nhận đến mức ấu trĩ. Đọc bất cứ bài báo, cuốn truyện, bài thơ nào đều tìm thấy sự biến tướng, chống phá, bêu rếu cách mạng nên ông phê bình tòa báo, nhà xuất bản. Đi khai mạc, đọc diễn văn, phát biểu ở hội nghị nào của tỉnh, ông đều mở đầu bằng những bài thơ ông sáng tác theo kiểu “bút tre” ngang phè, ngô nghê đầu Ngô mình Sở như hô khẩu hiệu: Tất cả cho sản xuất, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Nhất định phải giành thắng lợi…

Đó là ông Văn Hiến, thường vụ phụ trách nông nghiệp: “xuất thân cố nông, chuyên làm thuê cuốc mướn, vóc hình còi cọc xấu xí, mắt có lẹo, lại ngưỡng thiên chỉ địa, chỉ là gã thanh niên nông dân lên khai hoang ở huyện Mường Thông, rồi lân la xin xỏ mãi mới được giữ chân giám mã, trông coi mấy con ngựa ở cơ quan huyện ủy, hồi ông Căn làm Bí thư ở đây”[16, tr.7]. Tựu trung, ông này bản chất là một anh cố nông láu cá, tinh ma, biết tranh thủ cơ hội. Rồi ông Vi Văn Đình thiếu tá tỉnh đội phó “được cái trắng trẻo, hiền lành, mặt mũi sáng sủa nên trúng chủ tịch tỉnh”. Nhưng đần lắm lại nói lắp, đọc một cái báo cáo, diễn văn “ề à hàng tiếng, chữ nọ xọ chữ kia, có trường hợp do cô Tình văn thư soạn công văn đóng cặp díp hai bản giống nhau nhưng ông vẫn cứ đọc bình thường mà không hề hay biết”[16, tr.80]. Còn ông Đoàn Văn Gia, ủy viên thường vụ, trưởng ban công nghiệp và quân sự tỉnh là “người con trai độc đinh trong một gia đình nhà nho nghèo”[16, tr.301], ông mắc tội “bất hiếu hữu tam” vì vợ chồng ông không thể có con. Bà vợ ông vì quá khát khao nên đã tìm cách có con bằng cách ngủ với gã lái trâu hàng xóm mới ra tù. Nỗi đau này thật là lút đến tận tâm thể sâu xa! Để khỏa lấp đi ông chỉ còn cách là dầm mình vào trong công việc.

Tất cả hiện lên qua cái nhìn “khám phá” của Toàn: hình như ở đây ai nấy đều bị đặt nhầm chỗ. Họ phải làm những công việc không phù hợp với khả năng của mình. Họ phải sắm những vai không vừa với phẩm chất vốn có. Năm ông trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy - “năm con ngựa”, theo cách nói của ông trợ lý Đồng - ngoại trừ ông Quyết Định (Bí thư) còn khả dĩ, “còn thì hỏng cả! Ngựa Gia thì nóng nảy, bộp chộp. Ngựa Văn Hiến thì láu cá, tinh ma, hăng xằng vô lối. Ngựa Ké Lanh thì già nua lẩn thẩn. Ngựa Đình thì lờ ngờ, ngô ngọng, món tập đọc còn chưa sạch nước cản... Với bầy ngựa này thì có ngày chúng... đưa tất cả chúng ta xuống hố đấy!”[16, tr.74]. Như vậy, những con người giữ cương vị ấy không phải bằng tài năng, mà nhờ những ngoắt ngoéo ngẫu nhiên (nhưng cũng là tất yếu) của “phong trào”! Hàng loạt chuyện bi hài, dở khóc, dở cười đã xảy ra từ những con người bị đặt nhầm chỗ này, chẳng hạn, có ông dạy nông dân chống chim ăn hạt giống bằng cách cứ gieo nữa, gieo thêm, chim ăn mãi sẽ no rồi bội thực. Đó là những chuyện

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong hồi kí và tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng (LV00930) (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)