NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Một phần của tài liệu GA Van 9 HKI(Chuẩn).doc (Trang 149 - 153)

- GV: 1 HS đọc

- Hs: Thảo luận nhóm

? Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì

? Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên .

? Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện

- HS: Cử nhóm đại diện trình bày - GV: Chốt ghi bảng

Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan . Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi (không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó )

? Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”,

“những người con gái sắp xa ta, …nhìn ta như vậy”…là nhận xét của người nào , về ai .

- HS: Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta .

- Câu “những người con gái…như vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta , nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện . Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó .

? Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì ý nghĩa , tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không?

- HS: Tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều .

? Vì sao có thể nói : Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc , mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật . - HS: Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện , đối tượng được miêu tả , ngôi kể, điểm nhìn và lời văn ,

? Qua ngữ liệu trên , hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào , tác dụng của từng ngôi.

? Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì .

- HS: Thực hiện ghi nhớ SGK/193

*HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS luyện tập:

1. Bài tập 1 ( SGK/193)

- GV: 1HS đọc yêu cầu BTHướng dẫn HS làm bài tập

* Thảo luận nhóm

- HS: Cử đại diện , trình bày - HS: Trình bày miệng trước lớp . - HS hác nhận xét , bổ sung . - GV : Đánh giá

2. Bài tập 2 (b) :(SGK/194)

cô kĩ sư và anh thanh niên

- Người kể là vô nhân xưng , không xuất hiện trong câu chuyện.

- Người kể ở ngôi thứ 3:

=> Người kể dường như biết hết mọi việc.các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan.

2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK/193) .

- Trong văn bản tự sự ,ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật.

- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống , tả người và tả cảnh vật ,đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể . II. LUYỆN TẬP:

1. Bài tập 1 ( SGK/193)

- Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi”(ngôi thứ nhất)- Chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách .

- Tác giả hóa thân vào nhân vật chú bé Hồng - Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này:

+ Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư , tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi , phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.

+ Hạn chế: Trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động , khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ,do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật .

2. Bài tập 2 (b) :(SGK/194)

- Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện , sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn văn khác , sao cho nhân vật , sự kiện , lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất .

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

- GV hệ thống bài : Ngôi kể , người kể chuyện trong văn bản tự sự

- Hướng dẫn về nhà:

+ Học bài

. + Hoàn thành các bài tập .

+ Soạn VB: “Chiếc lược ngà” Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài tập làm văn số 3 .

- HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập

* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

**************************************************

TUẦN 14 TIẾT 69 + 70

Ngày soạn: 01- 11 - 2010 Ngày dạy: 13 – 11 - 2010 Tập Làm Văn :

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức:

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày.

3. Thái độ:

- Suy nghĩ ,sáng tạo trong bài viết của mình C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:

- Thực hành viết trên giấy.

- GV: Bài soạn ( đề, đáp án).

- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định: Lớp 9a2...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị cho giờ viết bài của H/s 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

- Chúng ta đã tìm hiểu các yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm , với việc tạo lập văn bản tự sự. giờ học này các em vận dụng kiến thức đã học và tạo lập 1 văn bản theo yêu cầu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY

* HOẠT ĐỘNG 1 : Đề bài : - GV chép đề bài lên bảng.

- HS : Đọc đề bài

* HOẠT ĐỘNG 2 :Yêu cầu chung:

- GV: Nêu yêu cầu chung:

I. ĐỀ BÀI

- Nhân ngày 20-11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy cô giáo cũ

II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM 1. Nội dung:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

( Bài Viết Ở Lớp )

? Xác định yêu cầu của đề bài .( Kiểu văn bản cần tạo lập? Sự dụng các yếu tố nghị luận , đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm…trong văn bản này như thế nào? )

? Trong bài viết ta cần đưa ra các ý nào , sắp xếp các ý đó ra sao .

? Xác định kiểu văn bản cần tạo lập?

? Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết?

? VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gì?

- GV: Nêu yêu cầu của bài viết. Những yêu cầu về thái độ trong giờ viết bài của học sinh.

- Nghiêm túc trong giờ viết bài.

* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - GV thu bài

- Nhận xét giờ viết bài của H/s - Hướng dẫn HS về nhà : + Hoàn thành bài tập .

+ Sọan : Văn bản ‘Chiếc Lược Ngà”. .

- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm

- Nội dung: Câu chuyện giữa em với thầy cô giáo

2. Đáp án chấm:

a. Mở bài: (1,5 điểm)

- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ thầy cô giáo.

b. Thân bài: (7 điểm)

- Kỉ niệm giữa em và thầy cô đó là kỉ niệm nào?

- Hoàn cảnh diễn ra kỉ niệm đó?

- Kỉ niệm đó để lại cho em ấn tượng gì?

- Suy nghĩ của em về kỉ niệm đó?

- Tình cảm của em dành cho thầy cô - Tình cảm của thầy cô dành cho em c. Kết bài: (1,5 điểm)

- Ấn tượng của em về buổi gặp gỡ đó 3. Hình thức

- Chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số .

- Bài viết trình bày khoa học III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

.………

************************************************

TUẦN 15 TIẾT 71 + 72

Ngày soạn: 06 - 11 - 2010 Ngày dạy: 15 – 11 - 2010 Văn bản :

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Cảm nhận được giá trị nội dung và của truyện Chiếc Lược Ngà B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyểntong một đoạn truyện Chiếc Lược Ngà . - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện , miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vận dụng kiến thứcvề thể loại và sự kết hợp các phương thứcbiểu đạt trong văn bản truyện hiện đại.

3. Thái độ:

- Trân trọng tình cảm gia đình ,yêu quý kính trọng cha mẹ..

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định: Lớp 9a2...

2. Kiểm tra bài cũ:

? Kể tóm tắt nội dung truyện Lặng lẽ Sa Pa.

? Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính đều không được đặt tên ? Bác lái xe cho rằng , anh thanh niên là một trong những người cô độc nhất thế gian, em có đồng ý với ý kiến ấy không? tại sao?

? Phát biểu chủ đề truyện:

3. Bài mới: Giới thiệu bài:

- Thiếu gì những tình huống éo le xảy ra trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người. Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian lao ở Miền Nam, Qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ, chiến sĩ.

Một phần của tài liệu GA Van 9 HKI(Chuẩn).doc (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(375 trang)
w