- Câu 1: ( 2,0 điểm)
a. Nêu các cách phát triển từ vựng?
b. Tìm nghĩa gốc , nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong ví dụ sau:
” Áo anh rách vai
Quần tôi có và mảnh vá Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
( Chính Hữu- Đồng Chí ) - Câu 2: ( 3,0 điểm )
- Học văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ( Trích Tuyên Bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, Sách Ngữ Văn 9 tập I) Em đã hiểu được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay
Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) nêu những đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăn sóc, được bảo vệ và phát triển.
- Câu 3: ( 5,0 điểm)
- Qua Văn bản ” Chiếc Lược Ngà ” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng em hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại niềm khao khát tình cha của mình.
5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
- Câu 1: ( 2,0 điểm)
a. HS nêu được các cách phát triển của từ vựng
- Biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở phát triển nghã gốc của chúng ( 0,25 điểm ) - Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên ( 0,25 điểm)
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. ( 0,25 điểm ) b. Học Sinh nêu được :
- Các từ được dùng theo nghĩa gốc : Miệng, tay, chân
- Các từ được dùng theo nghĩa chuyển: Vai, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- Câu 2: ( 3,0 điểm ) * yêu cầu
a. Yêu cầu kĩ năng : ( 0,5 điểm )
- Đoạn văn viết từ 7 đến 10 câu , tạo được sự liên kêt câu viết đúng yêu cầu cách viết đoạn văn.
- Lạp luận chặt chẽ; viết đúng chính tả , đúng ngữ pháp, chữ viết cẩn thận . b. Yêu cầu kiến thức: ( 25 điểm) Đảm bảo những ý cơ bản sau:
Học sinh có thể dựa vào văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ( Trích Tuyên Bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, Sách Ngữ Văn 9 tập I) để nêu các ý kiến đề xuất về việc chăm sóc và bảo vệ, phát triển của trẻ em. Có thể có accs ý sau:
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng; phát triển giáo dục cho trẻ em.
- Quan tâm hàng đầu đến các đối tượng : Trẻ bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn , các bà mẹ.
- Đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ trong trẻ em.
- Củng cố gia đình; Xây dựng môi trường xa hội tốt đẹp cho trẻ em.
- Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội...
- Ngoài ra, Hs cũng phải nêu thêm các đề xuất khác theo suy nghĩ riêng của các em. Gv cần trân trọng và đáng giá cao những bài làm có nhấn mạnh thêm các vấn đề như : Tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc bảo vệ trẻ em; Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai cảu một đất nước, của toàn nhân loại....
- Câu 3: ( 5,0 điểm) 1. Yêu cầu chung:
- Bài làm của HS có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một văn bản có bố cục đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài; Nắm vững phương pháp làm văn tự sự kêt hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
- Diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, và ngư pháp; chữ viết cẩn thận.
- Chọn ngôi kể : Ngôi thứ nhất xưng ” Tôi ”.
2. Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo ngững ý cơ bản sau:
a. Mở bài: ( 0,75 điểm )
- Nhân vật tự giới thiệu khái quát về mình, hoàn cảnh xa cha và sự việc chính: Niềm khao khát tình cha.
b. Thân bài: (3,5 điểm )
Kể lại diễn biến sự việc: Niềm khao khát tình cha qua các ý cơ bản sau:
- Từ chối sự quan tâm, chăn sóc của cha vì nghĩ rằng ông không phái là cha mình
- Khi hiểu ra sự thật, tình cảm tự nhiên được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua các hành động c. Kêt bài : ( 0,75 điểm )
- Kết thúc sự việc; gặp cha, thỏa được niềm khát khao tình cha sau bao năm xa cách, đợi chờ...
3. Biểu điểm :
- Điểm 5 : Đảm bảo tương đối các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.
- Điểm 4: Cơ bản đảm bảo tương đối các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể, nhưng còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Biểu cảm hợp lí, thể hiện tình cảm trong sáng, ngưng diễn đạt còn lủng củng.
- Đảm bảo bố cục ba phần.
- Điểm 1, 2: - Còn mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt .
- Bài làm sơ sài, diễn đạt yếu, bố cục không rõ ràng.
* Lưu ý : Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng học sinh cụ thể ở địa phương mà giáo viên chấm cho điểm thích hợp, nên khuyến khích bài là có tính sáng tạo.
6. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Một số hs làm bài chưa nghiêm túc 7. RÚT KINH NGHIỆM:
………
………
…….………
******************************************************
TUẦN 18 TIẾT 90
Ngày soạn: 14- 12 - 2010 Ngày dạy: 24 – 12 - 2010 Ngữ Văn :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Giúp hs nắm lại kiến thức đã học về ba phân môn Văn +Tiếng Việt + Tập Làm Văn. Phát huy ưu điểm ,khắc phục nhược điểm
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức:
- Giúp hs nắm lại kiến thức đã học về ba phân môn Văn +Tiếng Việt + Tập Làm Văn. Phát huy ưu điểm ,khắc phục nhược điểm
2. Kĩ năng:
- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của hs.
3. Thái độ:
- Nhận rừ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
- GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
- H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 2,các câu ở bài văn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 9a2...
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong tiết học.
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
- Chúng ta đã làm bài kiểm tra Tiếng Việt + bài kiểm tra Văn và bài viết Tập Làm Văn. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.