Phương thức vay mượn TNPS nước ngoài

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ phụ sản trong tiếng anh và tiếng việt (Trang 116 - 123)

Chương 4: ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH TNPS TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

4.1. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP TNPS TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

4.1.3. Phương thức vay mượn TNPS nước ngoài

Như chúng ta đã biết, vay mượn là thể hiện quá trình tác động qua lại giữa các ngôn ngữ của nhiều dân tộc diễn ra trong những điều kiện phát triển không đều của những lớp ngôn ngữ tiếp xúc. Hiện tượng vay mượn ngôn ngữ phản ánh ảnh hưởng văn hóa của dân tộc và tới dân tộc khác trong những điều kiện phát triển không đều giữa các nước có quan hệ với nhau. Với nghĩa đó, khái niệm vay chỉ là chuyển cứ liệu của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Như vậy, vay mượn là phương thức không tránh khỏi của bất kì ngôn ngữ nào trong quá trình phát triển và làm giàu vốn thuật ngữ của mình, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Việc vay mượn thuật ngữ phụ sản nước ngoài chiếm ưu thế là điều dễ hiểu vì phụ sản nói riêng và y khoa nói chung phát triển mạnh mẽ, nhiều khái niệm và đối tượng trong lĩnh vực này là do ngành phát triển mà có. Cùng với sự quốc tế hóa của

ngành phụ sản, nhiều thuật ngữ nước ngoài có mặt trong hệ thống thuật ngữ của ngành phụ sản Anh quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, các thuật ngữ phụ sản nước ngoài được tiếp nhận vào hai ngôn ngữ theo cách khác nhau như sau:

a) TNPS tiếng Anh có nguồn gốc La tinh

Tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc nhánh German, có vốn từ vựng vô cùng phong phú và có nguồn gốc từ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một điều mà ai cũng dễ dàng nhận thấy là tiếng Anh có nhiều từ vay mượn từ gốc Đức, La tinh, Hy lạp, Pháp, Ý,v.v...

Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, ngoài nguồn gốc là từ thuần Anh, có 116/1100 TNPS tiếng Anh được vay mượn từ tiếng La tinh, chiếm 10,54%.

Vốn từ ngữ này thực sự làm phong phú cho tiếng Anh nói chung và cho hệ TNPS tiếng Anh nói riêng.

Tiếng Latin có ảnh hưởng tới tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ châu Âu, cũng tựa như bối cảnh Hán đối với Việt và các nước Đông Nam Á. Gốc La tinh trong Anh có thể là từ/ thuật ngữ hoặc thành tố cấu tạo, nhất là các phụ tố, hậu tố và tiền tố xuất hiện nhiều trong hệ TNPS tiếng Anh. Ví dụ:

Tiền tố có nguồn gốc La tinh trong hệ TNPS tiếng Anh:

- circumcision: cắt bao quy đầu - bibinary: nhị phân

- antepartum: giai đoạn trước sinh - anus: hậu môn

- aldominal: thuộc bụng

Hậu tố có nguồn gốc La tinh trong hệ TNPS tiếng Anh:

- hysterectomy: cắt bỏ tử cung - oophoritis: viêm buồng trứng - menorrhoea: kinh nguyệt - oophoroma: u buồng trứng

- urethrorrhagia: chảy máu niệu đạo b) TNPS tiếng Anh có nguồn gốc tiếng Pháp

Do ảnh hưởng của chính trị và văn văn hóa, thế kỷ XIX có sự du nhập của hàng loạt từ ngữ tiếng Pháp vào hệ thống Anh ngữ, đặc biệt là những từ liên quan đến lĩnh vực như nghệ thuật, văn học, du lịch, y khoa, v.v... rất gần với nước Pháp, cho nên việc du nhập thuật ngữ của nhau trong mọi lĩnh vực là một điều bình thường.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều thuật ngữ phụ sản tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Pháp, chủ yếu là các thuật ngữ lĩnh vực phụ sản. Ví dụ:

amnioscopie– “soi ối”, condom- “bao cao su”, stérilité mixte - “vô sinh do cả nam lẫn nữ”, sélection préconceptionnelle du sex foetal – “lựa chọn giới tính”, forceps – “kẹp, kìm”, v.v...

Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, ngoài nguồn gốc là từ thuần Anh, có 81/1100 thuật ngữ phụ sản tiếng Anh được vay mượn từ tiếng Pháp, chiếm 17,63%. Vốn từ ngữ này thực sự làm phong phú cho tiếng Anh nói chung và cho hệ TNPS tiếng Anh nói riêng.

4.1.3.2. Phương thức vay mượn của TNPS tiếng Việt a) Phiên âm

Các thuật ngữ nước ngoài có thể được tiếp nhận vào tiếng Việt bằng phương thức phiên âm, tức là dùng hệ thống chữ cái tiếng Việt để ghi lại cách

phát âm các thuật ngữ này theo cách phiên âm ngữ âm học (phát âm thế nào thì ghi lại như thế). Theo kết quả khảo sát và thống kê của chúng tôi, trong hệ thuật ngữ phụ sản tiếng Việt, các thuật ngữ được vay mượn dưới hình thức phiên âm xuất hiện với số lượng thấp, chỉ có khoảng 29/1100 thuật ngữ, chiếm 2,63%. Vì chưa có những nguyên tắc xử lí chung thống nhất nên một thuật ngữ nước ngoài nói chung, TNPS nói riêng, khi vào tiếng Việt đã được thể hiện (đọc và viết) dưới nhiều dạng khác nhau. Đa số thuật ngữ trong các tài liệu mà chúng tôi sử dụng làm ngữ liệu nghiên cứu đều được viết rời từng âm tiết và có gạch nối giữa các âm tiết. Song cũng có nhiều trường hợp lại được viết rời từng âm tiết nhưng không có gạch nối, ví dụ:

Tiếng Anh Tiếng Việt

kovax cô – vắc/ côvắc (phương pháp phá thai với thai trên 3 tháng)

fluconazol flu-cô-na-rôn/ fluconaron (thuốc điều trị nấm âm đạo)

betamethason bê-ta-mê- ta- son (phòng ngừa hội chứng suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh)

magnesi sulfat ma-nê-si-sun-fát/ mage-sun-phat (thuốc phòng ngừa cơn cơ tái diễn trong sản giật)

oxytocin ô-xi-tô-cin/ oxytocin (dùng kích thích tử cung co bóp) b) Sao phỏng

Sao phỏng là cách cấu tạo một ngữ cú, một từ mới hay một ý nghĩa mới của từ bằng cách chuyển y nguyên một đơn vị ngôn ngữ ngoại tương ứng sang tiếng mẹ đẻ [107, tr.210]. Còn theo Hà Quang Năng, có hai phương thức sao phỏng là sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ngữ nghĩa [69, tr34-35].

Trong đó, sao phỏng cấu tạo từ là quá trình dùng chất liệu của tiếng Việt để

cấu tạo một đơn vị từ vựng dựa theo mô hình kết cấu của đơn vị tương ứng trong tiếng Anh. Thực chất của phương thức này là dịch từng thành tố cấu tạo thuật ngữ phụ sản hoặc từng từ trong thành phần cấu tạo TNPS tiếng Anh sang tiếng Việt. Còn sao phỏng ý nghĩa là quá trình dịch khi người dịch không tìm được từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ có ý nghĩa tương đương với từ ngữ nước ngoài cần dịch, do đó, người dịch phải tạo ra một từ ngữ khác trong ngôn ngữ của mình để diễn đạt những ý nghĩa mới mẻ đó.

Như vậy, sao phỏng thuật ngữ có nghĩa là dịch trực tiếp những thành tố cấu tạo thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Sao phỏng ngữ nghĩa được áp dụng khi người dịch không tìm được thuật ngữ trong tiếng mẹ đẻ tương đương với thuật ngữ nước ngoài cần dịch, do đó, họ tạo ra một thuật ngữ khác trong ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý nghĩa chuyên ngành.

Do tính quốc tế của ngành phụ sản, các TNPS tiếng Việt chủ yếu được tạo ra bằng phương thức sao phỏng các thuật ngữ phụ sản Ấn – Âu (chủ yếu là tiếng Anh). Số lượng thuật ngữ vay mượn theo cách sao phỏng, theo kết quả thống kê, chiếm xấp xỉ trên dưới 80% số thuật ngữ được khảo sát. Điều này có lẽ do ngành phụ sản của các nước Châu Âu phát triển hơn?

Kết quả thống kê sơ bộ thuật ngữ phụ sản tiếng Việt cho thấy, có tới 236/1100 TNPS tiếng Việt được tạo ra theo phương thức sao phỏng cấu tạo từ TNPS tiếng Anh, chiếm 21,45%. Ví dụ:

Tiếng Anh Tiếng Việt

fetal death thai chết lưu

fetal circulation tuần hoàn thai

first labour đẻ con so

sperm count đếm tinh trùng

twin delivery đẻ song thai

TNPS tiếng Việt được tạo ra theo phương thức sao phỏng ngữ nghĩa từ TNPS tiếng Anh chiếm số lượng 128/1100 thuật ngữ, chiếm 11,64%. Ví dụ:

Tiếng Anh Tiếng Việt

outpatient bệnh nhân ngoại trú

inpatient bệnh nhân nội trú

triple test kiểm tra bộ ba (phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể trên thai nhi) second trimester abortion phá thai ba tháng giữa (thai từ 13-18 tuần nhưng vì lí do sức khỏe phải chỉ định phá dùng phương pháp nong và gắp)

secondary sterility vô sinh thứ phát (VSII)( đã có thai ít nhất một lần nhưng bị sảy sau đó muốn có thai lại nhưng không thể thụ thai được)

Có 385 TNPS được tạo ra bằng hình thức sao phỏng, trong đó chủ yếu là sao phỏng cấu tạo từ, chiếm 35%. Đây là một phương thức thực sự hiệu quả, giúp làm giàu thêm đáng kể vốn thuật ngữ phụ sản tiếng Việt. Tuy nhiên, để tạo ra được TNPS sao phỏng như mong muốn, ít nhất cần phải thỏa mãn hai yếu tố: Một là, người đặt thuật ngữ phụ sản phải có kiến thức sâu rộng về chuyên ngành phụ sản, am hiểu tường tận khái niệm đó trong lĩnh vực phụ sản nước ngoài; và hai là, phải tìm ra được đơn vị ngôn ngữ trong tiếng mẹ đẻ phù hợp với thuật ngữ phụ sản nước ngoài để thể hiện.

c) Giữ nguyên dạng TNPS nước ngoài

Trong tiếng Việt khi chưa có từ vựng hoặc khái niệm tương ứng thì thủ pháp vay mượn nguyên dạng chiếm ưu thế trong việc dịch thuật. Hoặc cũng có thể có thuật ngữ tương ứng, nhưng chưa có sự thống nhất trong cách hiểu, hoặc mức độ phổ biến của thuật ngữ đó đối với giới khoa học chưa cao,hoặc là thuật ngữ tương ứng trong tiếng Việt chưa phản ánh hoàn toàn chính xác khái niệm của thuật ngữ gốc. Theo khảo sát của chúng tôi, có 36/1100 thuật ngữ phụ sản tiếng Việt được vay mượn bằng việc giữ nguyên dạng thuật ngữ phụ sản nước ngoài chiếm 3,27%. Ví dụ:

Tiếng Anh Tiếng Việt

down down (thêm nhiễm sắc thể 21, nguy cơ cao với phụ nữ ngoài 35 mang thai)

thalassemia thalassemia (bệnh thiếu máu di truyền, cần phát hiện sớm khi mang thai, khi sinh con dễ có nguy cơ tử vong do suy tim thai)

misoprostol misoprotol (phá thai ba tháng đầu bằng thuốc, hiệu quả cao, khá an toàn)

hemoglobin Hemoglobin (bệnh thiếu máu di truyền cần xét nghiệm máu khi mang thai)

karman Karman (phá thai bằng bơm hút chân không)

Vay mượn thuật ngữ nước ngoài theo cách giữ nguyên dạng có rất nhiều ưu điểm, lại hết sức tiện lợi, đặc biệt trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, khi số lượng thuật ngữ nước ngoài đang vào tiếng Việt ồ ạt ngày càng phổ biến, và hoạt động về hợp tác, trao đổi, giao lưu chuyên môn trên toàn cầu đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ. Đặc biệt, phương thức vay mượn thuật ngữ nước ngoài bằng cách giữ nguyên dạng còn đảm bảo được tính chính xác, tính quốc tế, tính nhất quán cao nhất so với cách phiên âm.

Tóm lại, TNPS tiếng Anh và tiếng Việt được hình thành từ ba phương thức sau: Một là, thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường bằng cách hạn chế nghĩa, hoặc mở rộng, chuyên môn hóa nghĩa của chúng; hai là tạo thuật ngữ trên cơ sở vốn có và ba là, vay mượn từ ngôn ngữ khác. Ba phương thức tạo thuật ngữ phụ sản nói trên đã thể hiện rõ hai nguyên tắc xây dựng thuật ngữ là dựa vào bản ngữ và nguyên tắc dựa vào các ngôn ngữ khác.

Một phần của tài liệu Đối chiếu thuật ngữ phụ sản trong tiếng anh và tiếng việt (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(236 trang)