Những nhân tố bên ngoài ngành Hải quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 35 - 39)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO

1.2. Những nhân tố tác động đến công tác quản lý rủi ro của ngành Hải quan

1.2.2. Những nhân tố bên ngoài ngành Hải quan

Theo quy định tại Điều 12 Luật Hải quan năm 2014 “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổchức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;...”. Như vậy, cơ quan Hải quan là cơ quan thực thi pháp luật vềhải quan;

chịu sự chi phối từ chính sách, cơ chế của nhiều Bộ, ngành liên quan. Chính vì vậy, việc áp dụng quản lý rủi ro trong nghiệp vụhải quan cũng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các Bộ, ngành, bao gồm một số tác động chủyếu sau đây:

Thứ nhất,các Bộ, ngành chức năng, theo phân cấp của Chính phủ, có chức năng, nhiệm vụ ban hành chính sách, chế độ quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. Như vậy, sự thay đổi trong chính sách quản lý của các Bộ, ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh có thể tạo ra những thay đổi về cơ cấu rủi ro. Điều này có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá rủi ro cũng như những điều chỉnh trong quy trình quản lý rủi ro của ngành Hải quan. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, nước ta đã hội nhập sâu với thế giới, việc ban hành chính sách phải thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước, thúc đẩy hoạt động sản xuất xuất khẩu, trong khi tăng cường kiểm soát nhập siêu đối với các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cho việc điều chỉnh chính sách quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan cho phù hợp tình hình thực tế.

Thứ hai, cơ quan Hải quan thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, thực chất là việc thực hiện “thay cho” các Bộ, ngành chức năng trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và xuất, nhập cảnh phương tiện vận tải. Bởi vậy, khi có sự thay đổi trong mục tiêu, nhiệm vụ của các Bộ, ngành sẽ có tác động trực tiếp đến công tác quản lý rủi ro. Ngược lại, ở góc độ nhất định, các Bộ, ngành chức năng cũng tham gia, phối hợp thực hiện quy trình quản lý rủi ro. Ví dụ như, Bộ đội biên phòng, cơ quan Kiểm dịch động thực vật, cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan đăng kiểm... là những đơn vị trực tiếp hoặc phối hợp tham gia vào hoạt động xuất, nhập khẩu và xuất, nhập cảnh; do vậy có tác động nhất định đến hoạt động của cơ quan Hải quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ ba, việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan với các Bộ, ngành liên quan có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ việc triển khai áp dụng có hiệu quả các chương trình quản lý rủi ro. Tuy vậy, thực trạng cho thấy, đến nay ngành Hải quan mớichỉ kết nối hệ thống, trao đổi thông tin về doanh nghiệp với Tổng cục Thuế, Kho bạc; còn lại hầu hết việc trao đổi thông tin giữa Hải quan với các Bộ, ngành liên quan được thực hiện thông qua hình thức văn bản. Việc này đã hạn chế rất lớn đến hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro.

Theo kết quả đánh giá hiện nay, việc trao đổi thông tin giữa ngành Hải quan với các Bộ, ngành liên quan đang gặp nhiều hạn chế cả về cơ chế, nội dung và khả năng trao đổi cung cấp thông tin, cụ thể:

Một là, theo quy định của Luật Hải quan và Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ thì các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan. Nhưng thực tế triển khai luôn gặp những khó khăn bởi chưa có văn bản hướng dẫn; cũng như việc các Bộ, ngành chưa sẵn sàng cho công việc này.

Hai là, hiện nay, nhiều Bộ, ngành được giao xâydựng chính sách quản lý đối với các hàng hoá xuất, nhập khẩu chuyên ngành; nhưng khi ban hành danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành, một số hàng hoá không được xác định theo mã số hàng hóa cụ thể (mã HS). Điều này không những gây khó khăn trong việc áp dụng chính sách mà còn hạn chế trong việc chuẩn hoá dữ liệu trên hệ thống.

Ba là, việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu giữa các Bộ, ngành không đồng nhất (một số Bộ, ngành còn thiếu hệ thống dữ liệu); dữ liệu chưa được chuẩn hoá. Điều này cũng đặt ra những thách thức cho việc trao đổi, chia sẻ thông tin giữa ngành Hải quan với các Bộ, ngành liên quan.

(2) Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, năm 2016 có 406 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu; số lượng doanh nghiệp được được đánh giá thuộc diện chấp hành tốt pháp luật hải quan có 88 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 21, 67%. Qua nghiên cứu, phân tích cho thấy, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ; hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, thương

Trường Đại học Kinh tế Huế

mại. Khả năng và ý thức tuân thủ của phần lớn số doanh nghiệp này còn hạn chế.

Những rủi ro tuân thủ chủ yếu đến từ doanh nghiệp được đánh giá như sau:

Thứ nhất, vi phạm pháp luật hải quan do năng lực kém: những vi phạm này thường là quá thời hạn làm thủ tục hải quan, nhầm lẫn trong khai báo và làm thủ tục hải quan,...

Thứ hai, vi phạm pháp luật hải quan do lỗi cố ý trong các trường hợp: hành vi gian lận về trị giá; khai khống hàng hóa xuất khẩu, vi phạm sở hữu trítuệ, các hạn chế khác...

Thứ ba,trốn thuế hoặc chiếm đoạt tiền thuế, bằng việc thực hiện các hành vi như gian lận về số lượng, chủng loại hàng hoá, mã số... hoặc lập doanh nghiệp “ma” để mua bán hóa đơn phục vụ xuất khẩu để hoàn thuếgiá trị gia tăng rồibỏ trốn...

(3) Đại lý khai thuê hải quan:

Đại lý khai thuê Hải quan được ví như “cánh tay nối dài” của ngành Hải quan trong việc triển khai, thực hiện các quy định pháp luật về hải quan. Hệ thống đại lý khai thuê hải quan đãđược triển khai trong nhiều năm, nhưng cho đến nay đội ngũ này chưa phát triển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ có 03 doanh nghiệp làm đại lý khai thuê hải quan. Bên cạnh hệ thống đại lý khai hải quan còn tồn tại một hệ thống các doanh nghiệp được lập ra để làm dịch vụ xuất nhập khẩu. Số lượng các doanh nghiệp loại này lớn hơn nhiều so với số lượng đại lý khai hải quan. Về nội dung, hoạt động của các doanh nghiệp này được thực hiện trên cơ sở một thoả thuận ủy thác.

Nhưng thực tế họ không xuất trình hợp đồng uỷ thác khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu mà đứng tên khai là người xuất khẩu, người nhập khẩu. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, các bên giao nhận hàng thông qua hợp đồng mua bán và xuất hoá đơn giá trị gia tăng. Thực trạng này đang tiềm ẩn những rủi ro từ việc hình thành những doanh nghiệp “ma” sau khi nhập khẩu đã “mất tích”; hoặc việc chối bỏ trách nhiệm của các chủ hàng thực...

(4) Doanh nghiệp hoạt động vận tải thương mại quốc tế:

Hoạt động vận tải thương mại quốc tế luôn gắn kết chặt chẽ với đặc điểm về địa lý của mỗi quốc gia. Việt Nam với đặc điểm đa dạng về địa hình,đã tạo lên sự hội tụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

đầy đủ của các phương thức vận tải quốc tế như: đường biển, đường bộ, đường sông và hàng không. Ngoài ra còn bao gồm các hình thức đặc thù như đường sắt liên vận quốc tế, chuyển phát nhanh và vận tải đa phương thức. Với mỗi phương thức vận tải, thường hình thành các tổ chức (doanh nghiệp) hoặc cá nhân tham gia vào các hoạt động hoặc các khâu vận chuyển khác nhau. Tuy vậy, hoạt động của các hãng vận tải trong nước chưa thực sự ngang tầm cả về quy mô và phạm vi hoạt động; chỉ chiếm khoảng 20% thị phần khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hầu hết các tuyến vận tải lớn (tuyến đường biển, hàng không) do các hãng vận tải nước ngoài thực hiện thông qua các đại lý vận tảitại Việt Nam.

Về việc làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh được thực hiện theo Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27/3/2015 của Bộ Tài chính; tuy vậy quy trình chưa cụ thể và còn nhiều sơ hở. Đặc biệt là việc giám sát dừng, đỗ tại khu vực cửa khẩu, bốc dỡ, chuyển tải...

Việc áp dụng quản lý rủi ro đối với phương tiện vận tải về cơ bản chưa được triển khai thực hiện. Hiện nay, hệ thống thông tin dữ liệu lưu trữ để phục vụ việc quản lý đối với phương tiện vận tải chưa được đầy đủ. Cácthông tin dữ liệu về lịch sử, quá trình hoạt động của phương tiện vận tải, chủ phương tiện và hãng vận tải chưa được sử dụng một cách tập trung thống nhất. Do vậy thời gian qua việc áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện vận tải chủ yếu dựa trên thông tin về dấu hiệu vi phạm do các đơn vị kiểm soát thu thập hoặc do các đơn vị nghiệp vụ trong và ngoài ngành chuyển giao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)