PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CỤC HẢI
2.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Hải quan tại các Chi Cục Hải
2.3.1. Thiết lập bối cảnh
2.3.1.1. Xác định mục tiêu, phạm vi trong công tác quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Hải quan
Hộp 2.1 trình bày danh mục các thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. Như vậy tất cả các qui trình, qui định thủ tục hải quan này đều là đối tượng rủi ro có thể gặp phải trong thủ tục hải quan.
Hộp 2.1.Các thủ tục Hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị - Thủ tục hải quan đối với hàng XNK thương mại
- Thủ tục hải quan đối với hàng gia công
- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu - Thủ tục hải quan đối với hàng phi mậu dịch –quà biếu - Thủ tục hải quan đối với hàng TN-TX, TX-TN
- Thủ tục hải quan đối với kho CFS-Kho ngoại quan - Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển phát nhanh - Thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh
- Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải tạm nhập- tái xuất, tạm xuất-tái nhập
- Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu - Thủ tục hải quan đối với hoạt động mua bán của cư dân biên giới - Hướng dẫn thực hiện chế độ hành lý
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Để hỗ trợ trong công tác quản lý rủi ro Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị thu thập các thông tin vềHồ sơ quản lý doanh nghiệp được tổ chức thành cơ sở dữ liệu trên hệ thống thông tin quản lý rủi ro. Thông tin doanh nghiệp được thường xuyên cập nhật nhờ cơ chế tự động tích hợp thông tin, dữ liệu từ các hệ thống: Hệ thống mã số doanh nghiệp của Tổng cục Thuế (T2C); hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan; hệ thống thông tin kế toán thuế; hệ thống thông tin quản lý vi phạm và các đơn vị trực tiếp thu thập, cập nhật vào hệ thống quản lýrủi ro.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Hệ thống tự động đánh giá quá trình chấp hành pháp luật dựa vào thông tin hồ sơ quản lý doanh nghiệp, theo các điều kiện (tiêu chí đánh giá) chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan, quy định tại Quyết định số 465/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ Tài chính và Quyết định số 200/QĐ-TCHQ ngày 24/8/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Kết quả đưa ra danh sách chi tiết các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan và danh sách chi tiết các doanh nghiệp được đánh giá, phân loại rủi ro theo 07 mức: doanh nghiệp ưu tiên, rủi ro rất thấp, rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro cao, rủi ro rất cao và loại khác.
Kết quả đánh giá, phân loại doanh nghiệp và đánh giá rủi ro doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho việc quản lý doanh nghiệp tại các cấp, đơn vị hải quan và được sử dụng trong việc đánh giá rủi ro, phân luồng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu.Các nguồn thông tin thu thập tử hệ thống quản lý rủi ro kết hợp vớitình hình thực tế tại các cửa khẩu của tỉnh Quảng Trị, thống kê các trường hợp vi phạm thường gặp phải như trong hộp 2.
Hộp2.2 Các trường hợp vi phạm thường xảy ra tạicác Chi cục thuộcCục Hải quan tỉnh Quảng Trị
1. Khai khống số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hoá xuất khẩu
2. Khai sai so với thực tế về chủng loại, trọng lượng hàng hóa xuất khẩu 3. Khai sai tên hàng hóa xuất khẩu
4. Mua bán hàng hóa nhập khẩu không có chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan
5. Kinh doanh hàng hoá nhập lậu
6. Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới 7. Vi phạm quy định về khai hải quan
8. Lợi dụng hoạt động xuất khẩu để chiếm đoạt tiền thuế GTGT 9. Buôn lậuhàng hóa
10. Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa 11. Vi phạm liên quan đến sở hữu trí tuệ
12. Tái xuất, ái nhập phương tiện không đúng thời hạn quy định
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Trong số các trường hợp vi phạm trên, hiện nay, tình trạng buôn lậu, mua bán hàng hóa nhập khẩu không có chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn là vấn đề nhức nhối tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, do đường biên giới dài, có sông Sê-pôn dài hơn 8 km là gianh giới giữa Lào Và Việt Nam, nhà của nhân dân ở sát bờ sông, lợi dụng địa hình phức tạp
Trường Đại học Kinh tế Huế
này, các đối tượng thường lợi dụng thời gian đêm tối để vận chuyển hàng lậu vào nội địa Việt Nam
2.3.1.2. Thu thập thông tin và phân tích các yếu tố liên quan
Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị không nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp trong tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp, thường chỉ dao động khoảng 30% đến 50% trong tổng số doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Doanh nghiệp ngoài tỉnh chủ yếu đến từ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Tĩnh, và một số tỉnh khác trong nước.
Bảng2.6 Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu
Năm Số lượng DN + (%)
2012 316 -
2013 396 25,32%
2014 380 - 4,04%
2015 476 25,26%
2016 406 - 14,71%
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) Từ số liệu bảng 2.6 cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu không ổn định, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trong tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh thương mại là chủ yếu. Địa bàn tỉnh Quảng Trị có hai cửa khẩu giáp nước Lào là cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc tế La Lay, tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của các tỉnh biên giới đất nước Lào giáp ranh với tỉnh Quảng Trị còn khó khăn về kinh tế, dân cư thưa thớt, vì vậy, hoạt động thương mại không sôi động. Các doanh nghiệp hoạt động tại hai cửa khẩu chủ yếu nhập khẩu mặt hàng gỗ nguyên liệu của Lào, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thực phẩm tiêu dùng. Tại cảng Cửa Việt, do điều kiện hạ tầng cơ sở còn yếu kém, năng lực đáp ứng cho tàu lớn không có cùng với năng lực bốc xếp yếu kém, vì vậy, hàng hóa xuất nhập khẩu tại đây rất ít, chủ yếu diễn ra hoạt động xuất khẩu dăm gỗ và một số khoáng sản, đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu xuất khẩu từ gỗ nhập khẩu được làm thủ tục hải quan tại cảng Cửa Việt, nhưng lại được vận chuyển đến cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. Chính các yếu tố trên nên doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thấp.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Việc thu thập thông tin, xác định rủi rotrong nghiệp vụ hải quan gồm hai hoạt động cụ thể là thu thập thông tin hải quan và xác định rủi ro.
Thứ nhất, hoạt động thu thập thông tin hải quan chủ yếu thông qua việc cập nhật thông tin trong quá trình làm thủ tục hải quan, được lưu trữ, xử lý trong các hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý tờ khai, quản lý thông tin vi phạm, thông tin giá, kế toán thuế và việc chia sẻ thông tin doanh nghiệp với Tổng cục thuế qua hệ thống T2C.
Thông tin của các hệ thống trên không đầy đủ, chưa được chuẩn hoá; đặc biệt thông tin doanh nghiệp trong hệ thống T2C, chủ yếu là những thông tin ban đầu do doanh nghiệp đăng ký, không được cập nhật và không phản ánh được quá trình hoạt động của doanh nghiệp; do vậy, khả năng ứngdụng trong quản lý rủi ro còn rất hạn chế.
Theo quy định của Tổng cục Hải quan (hiện nay là Quyết định số 282/QĐ- TCHQ), đối với các Cục Hải quan có dưới 500 doanh nghiệp thì phải thực hiện thu thập thông tin đủ số lượng doanh nghiệp hiện có hoạt động xuấtnhập khẩu trên địa bàn. Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu thập thông tin doanh nghiệp vào tháng 01 hàng năm. Để tổ chức thực hiện theo quy định, hàng năm, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã triển khai phân công đến các Chi cục thực hiện, số liệucụ thể nhưhình dưới.
Hình 2.3. Số lượng DN đã thu thập thông tin và số lượng DNthu thập thông tin theo kế hoạch
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) Mặc dù số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn không nhiều (dưới 500 doanh nghiệp), nhưng do có một số doanh nghiệp ở xa, đôi khi 1 năm
Trường Đại học Kinh tế Huế
vậy, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị chỉ tiến hành thu thập thông tin doanh nghiệp hoạt động mang tính thường xuyên, có khoảng từ 05 tờ khai xuất nhập khẩu trở lên.
Từ số liệu ở hình 2.3 cho thấy, việc triển khai kế hoạch thu thập thông tin doanh nghiệp hàng năm chưa đạt yêu cầu đề ra, chỉ riêng năm 2013 vượt kế hoạch 14% và năm 2016 vượt kế hoạch 29%. Nguyên nhân chủ yếu là do tại địa bàn tỉnh Quảng Trị chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhỏ, lẻ, nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động xuất nhập khẩu từ 02 đến 05 tờ khai hải quan là ngừng hoạt động, thậm chí có một số doanh nghiệp, một năm chỉ xuất khẩu hoặc nhập khẩu 01 tờ khai hàng hóa, trị giá không lớn. Việc triển khai thu thập thông tin doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do doanh nghiệp không hoạt động xuất nhập khẩu nữa thì không cung cấp thông tin doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đãđăng ký, nên việc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, do nhận thức chưa được đúng đắn, nhiều doanh nghiệp không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhưng lại không đầy đủ thông tin như yêu cầu của cơ quan Hải quan, doanh nghiệp có chung tâm lý ngại cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của công ty cho cơ quan quản lý, trong khi đó, cơ quan Hải quan chưa có chế tài cho việc không cung cấp thông tin của doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là còn nhiều công chức được giao trách nhiệm thu thập thông tin tại các Chi cục đã không nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với việc thu thập thông tin doanh nghiệp do chưa nhận thức được vai trò quan trọng của việc thu thập thông tin doanh nghiệp.
Sau khi thông tin doanh nghiệp được thu thập theo biểu mẫu chung của ngành Hải quan, thông tin này được nhập vào Hệ thống thông tin quản lý rủi ro (Riskman) để phục vụ đánh giá, phân loại doanh nghiệp trong ngành Hải quan.
Ngoài các hệ thống nêu trên, công chức hải quan tại Cục, các đơn vị còn thực hiện thu thập thông tin và cập nhật thủ công theo quy trình quản lý rủi ro, như: thông tin vi phạm pháp luật hải quan; vụ việc vi phạm; các lỗi trong quá trình làm thủ tục hải quan; các dấu hiệu về khả năng vi phạm pháp luật hải quan của đối tượng cụ thể; các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh về kiểm tra, kiểm soát hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu; thông tin, dữ liệu rủi ro về
Trường Đại học Kinh tế Huế
giá; thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu;
thông tin phản hồi từ quá trình làm thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan; các thông tin do các đơn vị trong và ngoài ngành chuyển giao có liên quan đến rủi ro cụ thể;... Tuy vậy, việc thu thập này chưa được quan tâm đúng mức tại các đơn vị.
Việc thu thập thông tin và cập nhật thông tin thường xuyên của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việcsàng lọc đối tượng và mặt hàng dễ bị lợi dụng trong khai sai. Nội dung thể hiện trong hộp 2.3.
Hộp 2.3.Đánh giá đối tượng doanh nghiệp và mặt hàng dễ vi phạm
Ngoài thu thập thông tin từ phía doanh nghiệp, nguồn thông tin từ quần chúng cung cấp rất hữu ích cho công tác QLRR Hải quan. Trường hợp một số đối tượng che dấu gỗ của nước Lào dưới các mặt hàng đã được làm thủ tục hải quan hoặc che dấu trên các phương tiện là xe du lịch, xe vận chuyển hành khách.
Sau khi rà soát, đánh giá và nhận định tình hình, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã giao cho bộ phận QLRR của Chi cục thu thập thông tin, đánh giá diễn biến và quá trình làm thủ tục của một số doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến việc lợi dụng hàng hóa được phân vào luồng xanh, luồng vàng để che dấu hàng hóa không khai báo hải quan, một số phương tiện vận chuyển hành khách xuất phát từ bến xe Thà Khẹt- Khăm Muộn- Lào.
Sau một thời gian đánh giá, phân tích, Chi cục Hải quan đã sàng lọc được một số đối tượng có dấu hiệu lợi dụng hàng hóa đã làm thủ tục hải quan, mặt hàng có dấu hiệu dễ bị lợi dụng là đá Thạch cao, một số phương tiện là xe ô tô loại 4, 5 chỗ ngồi của cá nhân, phương tiện vận chuyển hành khách. Một số đối tượng đãđược lựa chọn để tiến hành kiểm tra thực tế.
Trường hợpA: Vào lúc 07 giờ 00 ngày 30 tháng 03 năm 2012, nhận được nguồn tin báo chiếc xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi nhãn hiệu Hyundai biển kiểm soát Lào 0397 có vận chuyển gỗ nhập lậu từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo. Đến hồi 07 giờ 30 phút cùng ngày, chiếc xe ô tô nói trên do ông A Tibouaphanh– địa chỉ: bản Naxaikham, huyện Outhoumphone, tỉnh Savannakhet, Lào điều khiển đến làm thủ tục
Trường Đại học Kinh tế Huế
nhập cảnh vào Việt Nam. Sau khi khai báo xong, đến 07 giờ 45 tiến hành kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật trước sự chứng kiến của ông Keo Tibouaphanh, và lực lượngBộ đội Biên phòng, phát hiện thấy một số lượng gỗ trắc xẻ hộp nhóm 2axuất xứ Lào gồm 71 thanh = 1,036 m3 giấu dưới than củi để trên sàn xe không có giấy tờ hợp lệ. Trị giá tang vật khoảng 66,3 triệu đồng. Ông A Tibouaphanh cho biết khối lượng gỗ trắc xẻ hộp nói trên là của ông mua từ Lào đưa về Việt Nam bán kiếm lời, khi qua cửa khẩu đã tự tay cất giấu nhằm trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Trường hợpB: Vào lúc 12 giờ 00 ngày 20 tháng 06 năm 2012, nhận được nguồn tin báo chiếc xe ô tô con (loại 4 chổ) nhãn hiệu Toyota biển kiểm soát Lào 2373 (số khung: 053BK40072562; số máy: 2AZEO95634), có vận chuyển gỗ nhập khẩu trái phép từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo. Đến hồi 13 giờ 00 phút cùng ngày, sau khi làm thủ tục đăng ký tạm nhập cảnh cho chiếc xe ô tô trên do bà Phạm Thị H quốc tịch Việt Nam, số hộ chiếu: B1821999 do cục quản lý xuất nhập cảnh cấp ngày:
24/12/2007– địa chỉ: Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An điều khiển, lực lượng Hải quan cửa khẩu Lao Bảo tiến hành kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật trước sự chứng kiến của bà Phạm Thị H , và lực lượng Bộ đội Biên phòng, phát hiện thấy một số lượng gỗ trắc xẻ hộp nhóm 2a xuất xứ Lào gồm 09 thanh = 0,169 m3 giấu trong hầm gia cố dưới sàn xe không có giấy tờ hợp lệ. Trị giá tang vật khoảng 14 triệu đồng. bà Phạm Thị H cho biết khối lượng gỗ trắc xẻ hộp nói trên là của bà mua từ Lào đưa về Việt Nam bán kiếm lời, khi qua cửa khẩu đã tự tay cất giấu nhằm trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan Hải quan.