Bộ máy và tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 53 - 58)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CỤC HẢI

2.1. Giới thiệu chung về Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

2.1.3. Bộ máy và tổ chức quản lý

Hình 2.1 Bộmáy tổchức của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị LÃNHĐẠO CỤC

Văn phòng Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo

PhòngNghiệpvụ Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay

Phòng Tài vụ- Quảntrị Chi cục Hải quan cửa khẩu

cảng Cửa Việt

Phòng Tổ chức cán bộ- Thanh tra

Chi cục Hải quan KTM Lao Bảo

Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm

Chi cụcKiểm tra sau thông quan

Đội Kiểm soát Hải quan

Đội Kiểm soátphòng, chống ma túy

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Về tổ chức bộ máy: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị hiện có 5 phòng tham mưu gồm: Văn phòng, Nghiệp vụ, Tổchức cán bộ- Thanh tra (TCCB-TTr), Chống buôn lậu và xửlý vi phạm, Tài vụquản trị và 7 đơn vị trực thuộc là: Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, Chi cục Chi cục Hải quan Khu thương mại Lao Bảo, Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt, Chi cục Kiểm tra sau thông quan(KTSTQ), Đội Kiểm soát Hải quan, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy.

Bộ máy nhân sự bao gồm: 01 Cục trưởng, 03 Phó Cục trưởng, các Phòng tham mưu có 01 Trưởng phòng và 01 Phó trưởng phòng. Tại các đơn vị trực thuộc thì tùy theo tính chất công việc, nhiệm vụ được giao thì có 01 Chi cục trưởng hoặc Đội trưởng (thuộc Cục) và các Phó Chi cục trưởng hoặc Phó Đội trưởng.

Trong tổng số nguồn nhân lực tại đơn vị năm 2016 là 223 người: bao gồm 208 cán bộ công chức (chiếm 93,27%), 15 nhân viên (chiếm 6,73%) và được bố trí ở 08 đơn vị trực thuộc Cục, cụ thể số liệu như sau:

Bảng 2.1Cơ cấu lao động theo phòng, Đội và Chi cục

Phòng/Chi cục Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

Văn phòng Cục Hải quan 17 7,62

Phòng Nghiệp vụ 9 4,04

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra 10 4,48

Phòng Tài vụ- Quản trị 8 3,59

Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm 8 3,59

Đội Kiểm soát Hải quan 25 11,21

Đội Kiểm soátphòng, chống ma túy 15 6,73

Chi cục Kiểm tra sau thông quan 12 5,38

Chi cục HQCK Lao Bảo 45 19,73

Chi cục HQCK cảng Cửa Việt 14 6,28

Chi cục HQCK La Lay 27 12,11

Chi cục HQ KTM Lao Bảo 34 15,25

Tổng 223 100

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong những năm qua, cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế đã làm phát sinh một số nhiệm vụ khác như vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ, quản lý rủi ro, chống khủng bố, sự gia tăng các loại tội phạm nguy hiểm như buôn lậu vũ khí, chất nổ, ma túy…

Theo đó, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị phải đảm đương một khối lượng công việc lớn và phức tạp, trong khi số lượng nguồn nhân lực của đơn vị trong những năm qua lại có xu hướng tăng không nhiều. Với thực trạng trên đã gây sức ép lớn đối với nguồn nhân lực CụcHải quan tỉnh Quảng Trị, đòi hỏi mỗi người phải không ngừng nâng cao năng lực để đảm đương nhiều công việc khác nhau.

Đồng thời, việc thực hiện các kỹ năng, yêu cầu nhiệm vụ mới theo phương pháp quản lý hải quan hiện đại cũng đặt ra yêu cầu là phải tăng cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị nói riêng và Hải quan Việt Nam nói chung.

Bảng2.2 Biến động lao động theo trìnhđộ học vấn

Đvt: người

Trìnhđộ 2014 2015 2016 2016/2014

+/- %

Phổ thông trung học & Phổ thông cơ sở 9 9 10 1 11,1

Trung cấp 8 8 3 -5 -62,5

Cao đẳng 33 33 33 0 0

Đại học 148 151 156 8 5,4

Thạc sỹ 15 16 21 6 40,0

Tiến sỹ 1 1 0 -1 -100

Tổng 214 218 223 9 4,2

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị).

Bảng 2.2 cho thấy lực lượng lao động qua 3 năm không có biến động tăng giảm nhiều. Tổng số lao động đã tăng 4,2% từ năm 2014 đến năm 2016 cụ thể là đã tăng 9 lao động Số liệu mô tả về biến động lao động theo trình độ học vấn theo chiều hướng tốt, tỷ lệ lao động trung cấp giảm 62,5% ngược lại lao động trình độ thạc sỹ đã tăng 40% trong giai đoạn 2014-2016.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năm 2016, tổng biên chế của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị là 223 cán bộ, công chức và người lao động, trong đó trìnhđộ chuyên môn, có 21 thạc sỹ (chiếm 9%), 156 đại học (chiếm 70%); 33 cao đẳng (chiếm 15%). Trong khi đó số người lao động có trìnhđộ trung cấp và tốt nghiệp PTTH và PTCS chỉ chiếm 6% tức 13 lao động trong đó chủ yếu là lao động được tuyển dụng trước năm 2003. Từ năm 2003 đến nay, Tổng cục Hải quan chỉ tuyển dụng trung cấp để phục vụ cho các công việc: văn thư, lưu trữ, lái xe, tạp vụ…

Bảng2.3 Biến động lao động theo trình độ ngoại ngữ

Đvt: người

Trìnhđộngoại ngữ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2016/2014

+/- %

Đại học,cao đẳng 16 18 19 3 18,75

Chứng chỉ 183 197 202 19 10,38

Chưa qua đào tạo 15 3 2 -13 -86,67

Tổng cộng 214 218 223 9 4,21

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Nhìn vào số liệu tổng hợp ở bảng 2.3 ta thấy, năm 2014 số cán bộ công chức, nhân viên của đơn vị đã được đào tạo về ngoại ngữ là 199người, chiếm 93%, trong đó chủ yếu là chứng chỉ ngoại ngữ, số cán bộ công chức và nhân viên chưa qua đào tạo ngoại ngữ là 15người, chiếm7%tổng số nguồn nhân lực, trong đó chủ yếu làsố cán bộ, công chức và nhân viên trên 45 tuổi, vào ngành trước năm 1995 (thời kỳ tuyển dụng chưa yêu cầu về trình độngoại ngữ).Năm 2016, Cục Hải quantỉnh Quảng Trịcó 19 cán bộ, công chức có bằng đại học ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh chiếm 8,5% tổng số nguồn nhân lực toàn đơn vị; 202 cán bộ, công chức có chứng chỉ ngoại ngữ chiếm91%

tổng số nguồn nhân lực toàn đơn vị, sốcán bộcông chức và nhân viên chưa qua đào tạo ngoại ngữlà chỉ chiếm chưa tới 1% trên tổng số lao động.

Nhìn chung, số nhân lực của đơn vị có trình độ ngoại ngữ được nâng cao qua 03 năm, nhưng so với yêu cầu công tác còn nhiều bất cập, việc bố trí nhân lực có trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

độ ngoại ngữ chưa thực sự đồng đều, một số vị trí có yêu cầu sử dụng tiếng Anh, nhưng NNL sử dụng tiếng Anh thiếu và yếu.

Cùng với toàn ngành Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đang hội nhập và tham gia nhiều vào các công ước, điều ước quốc tế do vậy, yêu cầu về sử dụng ngoại ngữ phục vụ trong công tác chuyên môn nghiệp vụ và để tham gia các hội thảo, hội nghị ngày càng cao. Mặt khác, quy định về điều động, chuyển đổi vị trí công tác với thời hạn 03 năm đã tạo ra sự thiếu hụt cán bộ công chức và nhân viên có trìnhđộ ngoại ngữ chuyên sâu, nhiều cán bộ công chức đã được đào tạo ngoại ngữ nhưng một thời gian không sử dụng cũng bị mai một, do đó khi được bố trí vào vị trí cần ngoại ngữ thì lại không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ (có những cán bộ, công chức có khả năng ngoại ngữ tốt nhưng lại luân chuyển đến vị trí không sử dụng ngoại ngữ và ngược lại).

Như vậy, với trìnhđộ ngoại ngữ như hiện nay thì vẫn còn có nhiều cán bộ công chức, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của công việc và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Yêu cầu này đặt ra cho đơn vị cần phải tích cực đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại ngoại ngữ cho cánbộ, công chức và nhân viên (chủ yếu là tiếng Anh và ngôn ngữ của nước láng giềng).

Bảng 2.4Biến động lao động theo trìnhđộ tin học

Đvt: người

Trìnhđộ tin học Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2016/2014

+/- %

Đại học, Cao đẳng 13 12 11 -2 -15,38

Chứng chỉ 173 180 190 17 9,83

Chưa qua đào tạo 28 26 22 -6 -21,43

Tổng cộng 214 218 223 9 4,21

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, trình độ tin học của lực lượng lao động tại đơn vị Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị trong 03 năm 2014-2016 có sự chuyển biến đáng kể về mặt số lượng người có chứng chỉ trìnhđộ tin học trở lên, cụ thể:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năm 2016 số lao động có chứng chỉ trìnhđộ tin học trở lên là 190 người, chiếm tỷ lệ 90,13% tổng số lao động,tăng 15 người so với năm2014. Trong đó, số lao động có bằng đại học, cao đẳng về trình độ tin học năm 2016 giảm 02 người so với năm 2014 nguyên nhân là do trong năm 2016 có sự điều chuyển cán bộ chuyên ngành tin học. Số lao động này chủ yếu là các cán bộ công chức đãđược đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, chuyên ngành công nghệ thông tin nhằm tăng cường việc điều hành, quản lý hoạt động tin học trong công tác hiện đại hóa Hải quan.

Số lao động chưa qua đào tạo năm 2016 là 22 người, chiếm9,9% tổng số nguồn nhân lực, chủ yếu là các cán bộ công chức trên 45 tuổi và được tuyển dụng vào đơn vị trước năm 1995 và nhân viên hợp đồng (thời kỳ tuyển dụng chưa yêu cầu về trình độ tin học), có giảm 06người tương ứng giảm21,43% so với năm 2014.

Về trình độ quản lý Nhà nước: 23 CBCC có trình độ chuyên viên chính, 101 CBCC có trìnhđộ chuyên viên; các CBCC trong đơn vị có trìnhđộ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ: có trình độ ngoại ngữ (chiếm 92%); có trình độ tin học (chiếm gần 91%).Về trìnhđộ lý luận chính trị có 20 đồng chí có trìnhđộ cao cấp (chiếm 8,97%), 20 đồng chí có trìnhđộ trung cấp (chiếm 8,97%).

Hàng năm Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cửkhoảng trên 45% cán bộcông chứcđi đào tạo và tự đào tạo tại chỗ cho các chuyên ngành nghiệp vụ Hải quan, Quản lý rủi ro, nghiệp vụ giám sát quản lý về Hải quan, kế toán thuế xuất NK và thu khác, KTSTQ, điều tra chống buôn lậu, kiểm soát, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học và ngoại ngữ. Ngoài ra tạo điều kiện cho các công chức hải quan có khả năng nghiên cứuchuyên sâu tham gia các khóa đào tạo sau đại học.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)