PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CỤC HẢI
2.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Hải quan tại các Chi Cục Hải
2.3.4. Giám sát, kiểm tra và đo lường mức độ tuân thủ pháp luật quy trình và qui định của ngành Hải quan
Hoạt động này gồm bốn (04) nhiệm vụ chủ yếu sau: cập nhật, phản hồi thông tin về quá trình và kết quả xử lý rủi ro; theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro; đánh giá mức độ chấp hành pháp luật về hải quan của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; kiến nghị điều chỉnh, bổ sung thay mới hoặc xóa bỏ các quy trình, hướng dẫn không phù hợp trong quá trình triển khai, áp dụng quản lý rủi ro.
Thứ nhất, việc cập nhật, phản hồi thông tin về quá trình tiến hành và kết quả xử lý rủi ro, gồm:
- Cập nhật, phản hồi thông tin về kết quả kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan để phục vụ việc thống kê, đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro. Việc cập nhật này được thực hiện chủ yếu qua các hệ thống phần mềm của ngành Hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.
- Cập nhật, phản hồi thông tin về kết quả kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp, công tác xử lý đối với các vụ việc vi phạm, cùng với các thông tin về đối tượng, phương thức, thủ đoạn vi phạm,... của các đơn vị trong Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. Tuy vậy, thực tế cho thấy, cho đến nay, việc cập nhật, phản hồi thông tin từ đơn vị Kiểm tra sau thông quanvà Kiểm soát hải quan thực hiện còn hạn chế. Quan hệ phối hợp giữa đơn vị quản lý rủi ro với các đơn vị nghiệp vụ nêu trên chủ yếu được thực hiện trong những trường hợp có sự chỉ đạo của lãnh đạo Cục theo các yêu cầu hoặc vụ việc cụ thể.
Thứ hai, việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá thực hiện quy trình quản lý rủi ro được dựa trên các thông tin phản hồi từ các hệ thống phần mềm của Hải quan và các
Trường Đại học Kinh tế Huế
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất giữa các cấp, đơn vị theo yêu cầu đánh giá tình hình, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro hoặc trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro tại từng cấp, đơn vị.
Thứ ba, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật về hải quan của người khai hải quan: Hiện nay, chủ yếu được thực hiện đối với doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu bằng hai hình thức là đánh giá chấp hành tốt pháp luật hải quan và đánh giá rủi ro. Việc đánh giá này vẫn bị hạn chế ở các tiêu chí quy định và thông tin hiện có của ngành Hải quan.
Quá trình theo dõi. kiểm tra, đánh giá thực hiện qui trình quản lý rủi ro tùy tầm quan trọng và qui mô của từng vụ việc mà có các hình thức chỉ đạo và thực hiện đánh giá mức độ chấp hành pháp luậ khác nhau. Hộp 5 mô tả một trường hợp vi phạm pháp luật.
Hộp 2.5. Lợi dụng hoạt động xuất khẩu để chiếm đoạttiền thuế GTGT Thời gian qua, tình trạng lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT của Nhà nước để vi phạm ngày càng gia tăng, phức tạp và tinh vi. Để chủ động đấu tranh đối tượng này, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo 345 để đấu tranh với các đối tượng lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT.
Các Phòng tham mưu và các đơn vị liên quan đã được ban chỉ đạo giao nhiệm vụ, bao gồm: Bộ phân QLRR của Cục, Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm, Đội Kiểm soát hải quan, Chi cục Hải quan khu thương mại Lao Bảo, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo.
Sau khi rà soát, thống kê và phân tích thấy nổi lên hiện tượng một số doanh nghiệp xuất khẩu mặt trị giá cao, số lượng lớn, nhưng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường lại hầu như không có. Vì vậy, các mặt hàng này đãđược lãnh đạo Cục đồng ý phê duyệt xây dựng tiêu chí phân tích kiểm tra thực tế 100% đối với các mặt hàng này, đặc biệt là các mặt hàng như: Khóa điện tử, Lưỡi cưa xích Stith, sữa Ensure…
Ngày 30/6/2015, Công ty TNHH TH X mở xuất khẩu hàng hóa vào KTM Lao Bảo tại Chi cục Hải quan KTM Lao Bảo, mặt hàng là Khoá điện tử, Khoá cơ các loại.
Mặt hàng này có trị giá cao (khoảng 26 triệu/01 bộ), nhận thấy đây là mặt hàng nhạy
Trường Đại học Kinh tế Huế
cảm, có nguy cơ cao trong vi phạm về hoàn thuế GTGT, lãnh đạo Cục đã yêu cầu Ban chỉ đạo 345 theo dõi sát tình hình hoạt động xuất khẩu của mặt hàng này, đồng thời lên phương án đấu tranh vào thời điểm thích hợp.
Ngày 03/8/2015, Công ty Y tiếp tục thực hiện xuất khẩu mặt hàng Khoá điện tử vào KTM Lao Bảo, tổng trị giá: 457.647.000 đồng , Chi cục Hải quan KTM Lao Bảo đã phát hiện lô hàng trên có dấu hiệu không tuân thủ việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006, đặc biệt, trên sản phẩm không có bất cứ thông tin gì, trên bao bì sản phẩm không có thông tin làm cở sở xác định xuất xử sản phẩm là Trung Quốc như trên nhãn phụ sản phẩm đã ghi là: Đơn vị nhập khẩu và phân phối là Công ty TNHH Z.
Chi cục Hải quan KTM Lao Bảo sau khi nhận định lô hàng trên có dấu hiệu vi phạm Nghị định 89/2006/NĐ-CP vềnhãn hàng hóa và có nguồn gốc nhập khẩu không rõ ràngđã báo cáo lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị chỉ đạo để phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan mở rộng thu thập thông tin, xác minh làm rõ nguồn gốc các lô hàng của Công ty TNHH TH 169.
Từ ngày 04/8/2015 đến 30/8/2015, lãnh đạo Cục (đồng chí Cục trưởng) đã trực tiếp chỉ đạo quyết liệt đấu tranh làm rõ vi phạm của các cá nhân, tổ chức liên quan, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã thành lập nhiều Tổ công tác đến nhiều địa bàn khác nhau để thu thập thông tin, điều tra ban đầu làm rõ các vi phạm.
Tổng trị giá hàng hoá mà các đối tượng liên quan đã thực hiện xuất khẩu là:
21.086.101.850 đồng, trong đó:
- Xuất khẩu vào KTM: 18.370.817.850
- Xuất khẩu sang Lào qua cửa khẩu Lao Bảo là: 2.715.284.000
Hồ sơ kết thúc đã được chuyển Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Quảng Trị tiếp tục điều tra làm rõ.
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) Việc đo lường mức độ chấp hành pháp luật hải quan của người khai hải quan, hiện nay, do hạn chế về hệ thống thông tin cũng như chưa có cơ chế đánh giá cụ thể nên chưa được thực hiện.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng2.8. Số lượngdoanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan
Năm Số lượng DN DN chấp hành tốt
pháp luật Tỷ lệ (%)
2012 316 41 12,97
2013 396 63 15,91
2014 380 87 22,89
2015 476 94 19,74
2016 406 88 21,67
Tốc độ tăng trưởng
bình quân (%) 6,47 21,04
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, tính toán tác giả Bảng 2.8 cho thấy, số lượng doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật Hải quan trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị còn rất thấp, đặc biệt, năm2012, chỉ có 41 doanh nghiệp trong tổng số 316 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, chiếm 12,97%, cao nhất năm 2014 cũng chỉ có 87 doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan trong tổng số 380 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 22,89%.Trong giaiđoạn 2012-2016, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu tăng 6,47%/năm, số lượng doanh nghiệp doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật có xu hướng gia tăng hằng năm với mức tăng 21,04%. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật ngày càng tốt hơn nhưng số lượng doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật không nhiều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phân luồng tờ khai hàng hóa thuộc luồng vàng, luồng đỏ của doanh nghiệp cao, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này như sau:
- Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu, rất ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất.
-Năng lực chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao, do làm ănnhỏ, lẻ và mang tính thời vụ, vì vậy, ý thức tuân thủ pháp luật được các doanh nghiệp xem nhẹ, trong khí đó, việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
chưa được chú trọng. Lỗi vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế chủ yếu thường xuyên xảy ra như các lỗi hành chính thông thường: khai báo sai xót trong quá trình làm thủ tục hải quan; khai sai tờ khai dẫn đến thường xuyên tự ý hủy tờ khai; chậm nộp báo cáo kế toán, báo cáo thuế với cơ quan thuế nội địa ... Các lỗi của doanh nghiệp được hệ thống của cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế tổng hợp và tự động đánh giá việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.
- Công tác phối hợp để phổ biến, tuyên truyền giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Hàng năm Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã tổ chức đối thoại doanh nghiệp, tại các đơn vị đều có Tổ tư vấn giải đáp thủ tục hải quan.
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp không thường xuyên chủ động trao đổi với cơ quan Hải quan, ít tham gia các cuộc đối thoại doanh nghiệp do cơ quan hải quan tổ chức, chỉ đến khi phát sinh lỗi, các vước mắc trong khi thực hiện công việc cụ thể mới chủ động liên hệ.
Số liệu bảng2.9 cho thấy, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị còn thấp. Năm 2012, không phát hiện vụ vi phạm nào, trong tổng số 17.153 tờ khai thuộc luồng vàng, đỏ (chiếm 44,62% tổng số tờ khai). Năm 2013, phát hiện 23 vụ vi phạm trong tổng số 28.229 tờ khai thuộc luồng vàng và đỏ (chiếm 73,45% tổng số tờ khai) vì vậy tỷ lệ vụ vi phạm trong tổng số tờ khai luồng vàng đỏ chỉ đạt 0,08%.
Năm 2014, phát hiện 27 vụ vi phạm trong tổng số 24.766 tờ khai thuộc luồng vàng, đỏ (chiếm 75,34% tổng số tờ khai) và đạt 0,11%, như vậy số vụ phát hiện thông quan quản lý rủi ro đãđược cải thiện. Đặc biệt, năm 2015, phát hiện 100 vụ vi phạm trong tổng số 19.308 tờ khai thuộc luồng vàng, đỏ (chiếm 83,25% tổng số tờ khai) và đạt 0,52%. Năm 2016, phát hiện 24 vụ vi phạm trong tổng số 16.561 tờ khai thuộc luồng vàng, đỏ (chiếm 84,62% tổng số tờ khai) và đạt 0,14%.
Bảng2.9 Thống kê số vụvi phạm phát hiện thông qua công tác quản lý rủi ro
Năm
Số tờ khai luồng vàng, đỏ
Mức tăng số tờ khai
luồng vàng, đỏ Số vụ vi phạm
Mức tăng số vụ vi
phạm Tỷ lệvụ vi phạm
+/- % +/- % (%)
Trường Đại học Kinh tế Huế
2012 17.153 - - 0 - - 0
2013 28.229 11.076 64,57 23 23 - 0,08
2014 24.766 -3.463 -12,27 27 4 17,39 0,11
2015 19.308 -5.458 -22,03 100 73 270,37 0,52
2016 16.561 -2.747 -14,23 24 -76 -76 0.14
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, tính toán tác giả
Như vậy, năm 2015 là năm phát hiện vụ vi phạm cao nhất 100 vụ, mặc dù số tờ khai thuộc luồng vàng và đỏ của năm 2015 giảm 22,03% so với năm 2014. Tuy nhiên đến năm 2016 thì tỷ lệ vụ vi phạm giảm xuống còn 0,14% so với số tờ khai luồng vàng và đỏ.
Mặc dù, số vụ vi phạm phát hiện được thông qua áp dụng công tác quản lý rủi ro đã được cải thiện theo từng năm, tuy nhiên, số vụ vi phạm phát hiện được so với số lượng tờ khai thuộc luồng vàng, luồng đỏ còn rất thấp. Trong khi đó, theo các chuyên gia quản lý rủi ro hải quan cho biết, để được đánh giá áp dụng quản lý rủi ro đạt hiệu quả, số vụ vi phạm phát hiện được luôn phải đạt từ 20% đến 30% trong tổng số tờ khai được phân luồng vàng, luồng đỏ. Thực tế cho thấy, để đạt kết quả như trên không riêng gì Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị mà các Cục Hải quan trong cả nước vẫn chưa đạt được.