Ngoài thu thập thông tin từ phía doanh nghiệp, nguồn thông tin từ quần chúng cung cấp rất hữu ích cho công tác QLRR Hải quan. Trường hợp một số đối tượng che dấu gỗ của nước Lào dưới các mặt hàng đã được làm thủ tục hải quan hoặc che dấu trên các phương tiện là xe du lịch, xe vận chuyển hành khách.
Sau khi rà soát, đánh giá và nhận định tình hình, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã giao cho bộ phận QLRR của Chi cục thu thập thông tin, đánh giá diễn biến và quá trình làm thủ tục của một số doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến việc lợi dụng hàng hóa được phân vào luồng xanh, luồng vàng để che dấu hàng hóa không khai báo hải quan, một số phương tiện vận chuyển hành khách xuất phát từ bến xe Thà Khẹt- Khăm Muộn- Lào.
Sau một thời gian đánh giá, phân tích, Chi cục Hải quan đã sàng lọc được một số đối tượng có dấu hiệu lợi dụng hàng hóa đã làm thủ tục hải quan, mặt hàng có dấu hiệu dễ bị lợi dụng là đá Thạch cao, một số phương tiện là xe ô tô loại 4, 5 chỗ ngồi của cá nhân, phương tiện vận chuyển hành khách. Một số đối tượng đãđược lựa chọn để tiến hành kiểm tra thực tế.
Trường hợpA: Vào lúc 07 giờ 00 ngày 30 tháng 03 năm 2012, nhận được nguồn tin báo chiếc xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi nhãn hiệu Hyundai biển kiểm soát Lào 0397 có vận chuyển gỗ nhập lậu từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo. Đến hồi 07 giờ 30 phút cùng ngày, chiếc xe ô tô nói trên do ông A Tibouaphanh– địa chỉ: bản Naxaikham, huyện Outhoumphone, tỉnh Savannakhet, Lào điều khiển đến làm thủ tục
Trường Đại học Kinh tế Huế
nhập cảnh vào Việt Nam. Sau khi khai báo xong, đến 07 giờ 45 tiến hành kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật trước sự chứng kiến của ông Keo Tibouaphanh, và lực lượngBộ đội Biên phòng, phát hiện thấy một số lượng gỗ trắc xẻ hộp nhóm 2axuất xứ Lào gồm 71 thanh = 1,036 m3 giấu dưới than củi để trên sàn xe không có giấy tờ hợp lệ. Trị giá tang vật khoảng 66,3 triệu đồng. Ông A Tibouaphanh cho biết khối lượng gỗ trắc xẻ hộp nói trên là của ông mua từ Lào đưa về Việt Nam bán kiếm lời, khi qua cửa khẩu đã tự tay cất giấu nhằm trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Trường hợpB: Vào lúc 12 giờ 00 ngày 20 tháng 06 năm 2012, nhận được nguồn tin báo chiếc xe ô tô con (loại 4 chổ) nhãn hiệu Toyota biển kiểm soát Lào 2373 (số khung: 053BK40072562; số máy: 2AZEO95634), có vận chuyển gỗ nhập khẩu trái phép từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo. Đến hồi 13 giờ 00 phút cùng ngày, sau khi làm thủ tục đăng ký tạm nhập cảnh cho chiếc xe ô tô trên do bà Phạm Thị H quốc tịch Việt Nam, số hộ chiếu: B1821999 do cục quản lý xuất nhập cảnh cấp ngày:
24/12/2007– địa chỉ: Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An điều khiển, lực lượng Hải quan cửa khẩu Lao Bảo tiến hành kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật trước sự chứng kiến của bà Phạm Thị H , và lực lượng Bộ đội Biên phòng, phát hiện thấy một số lượng gỗ trắc xẻ hộp nhóm 2a xuất xứ Lào gồm 09 thanh = 0,169 m3 giấu trong hầm gia cố dưới sàn xe không có giấy tờ hợp lệ. Trị giá tang vật khoảng 14 triệu đồng. bà Phạm Thị H cho biết khối lượng gỗ trắc xẻ hộp nói trên là của bà mua từ Lào đưa về Việt Nam bán kiếm lời, khi qua cửa khẩu đã tự tay cất giấu nhằm trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan Hải quan.
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) 2.3.2. Đánh giá rủi ro
Thực tế cho thấy, hiện nay, còn nhiều nguồn thông tin chưa được tận dụng, khai thác, sử dụng phục vụ công tác quản lý hải quan nói chung và quản lý rủi ro nói riêng, như: thông tin về các vụ việc, đối tượng bị xử lý hình sự và xử lý vi phạm khác do các cơ quan pháp luật và các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật; thông tin thanh toán qua ngân hàng; thông tin trước về hàng hoá XNK và hành khách, phương tiện XNC;... Đây là vấn đề cần nghiên cứu và xử lý trong giai đoạn trước mắt
Trường Đại học Kinh tế Huế
cũng như lâu dài.
2.3.2.1. Xác định rủi ro
Một là, rủi ro được quy định trực tiếp hoặc gián tiếp trong các văn bản của pháp luật về hải quan, văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp đơn vị trong ngành Hải quan; như quy định đối tượng cần phải áp dụng biện pháp kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu... Ví dụ như quy định tăng cường kiểm soát hàng tiêu dùng (rượu, bia ...), trong quản lý rủi ro, đây được hiểu là những hàng hoá có rủi ro cao cần tập trung nguồn lực, biện pháp để kiểm tra, kiểm soát.
Hai là, hệ thống phân tích, xử lý thông tin dữ liệu để xác định và đánh giá mức độ của rủi ro. Các rủi ro này được lượng hoá trên cơ sở các số liệu cụ thể, như: rủi ro của doanh nghiệp, rủi ro về thuế và các rủi ro chung do tiêu chí tính điểm xác định.
Ba là, công chức trực tiếp phân tích thông tin, dữ liệu để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường cho thấy có khả năng tiềm ẩn vi phạm pháp luật hải quan. Các hoạt động này thường được thực hiện bởi công chức thực hiện quản lý rủi ro của Cục và của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục (phân tích để xác định các đối tượng rủi ro cụ thể).
Thời gian qua, tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, do đặc thù địa lý, điều kiện kinh tế nên hoạt động xuất nhập khẩu không sôi động và không đa dạng mặt hàng, chủng loại hàng hóa ít, loại hình hoạt động thương mại không đa dạng, chủ yếu là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thương mại, hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa để gia công (số lượng ít), nhập sản xuất xuất khẩu (số lượng ít), tạm nhập- tái xuất hàng hóa (không thường xuyên).
Do những đặc thù đã nêu trên, vì vậy, lĩnh vực rủi ro tại Quảng Trị trong thời gian qua được xác định chủ yếu là: rủi ro trốn thuế, gian lận thuế; rủi ro về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; rủi ro về trị giá hải quan; rủi ro về phân loại hàng hóa; rủi ro về ma túy, tiền chất; rủi ro về vi phạm sở hữu trí tuệ.
2.3.2.2. Phân tích đánh giá xếp loại rủi ro
Thứ nhất, hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro được thực hiện theo quy định hướng dẫn của ngành Hải quan về quản lý rủi ro theo ba cấp độ rủi ro: cao, trung bình
Trường Đại học Kinh tế Huế
và thấp, áp dụng đối với doanh nghiệp, hàng hoá, lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu và rủi ro cụ thể. Hoạt động phân tích này chủ yếu được thực hiện tự động trên hệ thống quản lý rủi ro; ngoài ra công chức quản lý rủi ro có thể trực tiếp tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro để xác lập hồ sơ rủi ro hoặc phục vụ việc đưa ra một quyết định cụ thể.
Để chuẩn hoá việc đánh giá rủi ro, Quyết định số 465/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ Tài chính đã quyđịnh áp dụng thống nhất ba (03) bộ tiêu chí quản lý rủi ro: tiêu chí đánh giá tuân thủ, tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tiêu chí lựa chọn.
Thứ hai, tổ chức xây dựng, ứng dụng, quản lý hồ sơ rủi ro. Thực chất đây là hoạt động nghiệp vụ cốt lõi của công tác quản lý rủi ro. Để thống nhấtviệc tổ chức xây dựng hồ sơ rủi ro, Tổng cục Hải quan đã ban hành Danh mục rủi ro. Hồ sơ rủi ro được chuẩn hoá về dữ liệu, có khoảng trên 30 loại dữ liệu khác nhau được sử dụng cho mỗi hồ sơ rủi ro. Một hồ sơ rủi ro không nhất thiết phải đầy đủ tất cả các dữ liệu, mà chỉ bao gồm các dữ liệu sau khi đãđược thu thập, phân tích làm rõ có liên quanđến rủi ro đó.
Cục Hải quan tỉnh căn cứ vào kết quả xây dựng hồ sơ rủi ro tại Cục và thông tin về khả năng vi phạm của doanh nghiệp hoặc hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể trên địa bàn, tiến hành thiết lập, cập nhật tiêu chí lựa chọn vào hệ thống thông tin quản lý rủi ro, để phục vụ đánh giá rủi ro đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi Cục. Việc áp dụng tiêu chí này phải đảm bảo các điều kiện: (1) được lựa chọn dựa trên mức độ rủi ro và cấp độ ưu tiên xử lý đối với đối tượng rủi ro, nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc xử lý rủi ro; (2) phù hợp với tình huống rủi ro và đúng đối tượng trọng điểm cần kiểm tra. Cục trưởng Cục Hải quan phê duyệt áp dụng tiêu chí lựa chọn trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh theo đề xuất của đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục
Chi cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thu thập, cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro, để đề xuất thiết lập tiêu chí lựa chọn lên đơn vị Quản lý rủi ro của Cục, hỗ trợ quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Để tổ chức có hiệu quả hoạt động nghiệp vụ này, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành hướng dẫn thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (theo Quyết định số 282/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2015) và xây dựng, sử
Trường Đại học Kinh tế Huế
dụng cơ sở dữ liệu hồ sơ rủi ro. Tất cả rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ được cập nhật vào hệ thống; mỗi công chức thực hiện công tác quản lý rủi ro đều có thể cập nhật các dấu hiệu rủi ro vào hệ thống. Đồng thời, hệ thống cũng được tự động tích hợp các dấu hiệu rủi ro theo định dạng thống nhất.
Cơ sở dữ liệu rủi ro giữ vai trò cung cấp dữ liệu cho phép hệ thống tự động đánh giá rủi ro đối với từng mã hàng hoá, từng doanh nghiệp; cung cấp dữ liệu rủi ro để hỗ trợ đánh giá rủi ro doanh nghiệp. Cung cấp kho dữ liệu về rủi ro giúp cho công chức hải quan khai thác, so sánh, đối chiếu, phân tích rủi ro trên phạm vi địa bàn quản lý, phục vụ cho yêu cầu thiết lập tiêu chí quản lý rủi ro, điều phối hoạt động kiểm tra trên địa bàn.
Thứ ba,ứng dụng hệ thống thông tin quản lý rủi ro cho việc đánh giá rủi ro, phân luồng để hỗ trợ quyết định kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá thương mại. Chương trình ứng dụng của hệ thống thông tin quản lý rủi ro được xây dựng theo các yêu cầu nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan phê duyệt, cho phép tự động tích hợp, xử lý dữ liệu và đánh giá rủi ro theo ba (03) phân lớp (loại) tiêu chí quản lý rủi ro. Kết quả đánh giá cho phép phân luồng tờ khai thuộc một trong ba trường hợp: luồng xanh (áp dụng hàng hóa được miễn kiểm tra); luồng vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan); luồng đỏ (bao gồm kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá). Dữ liệu đánh giá rủi ro của hệ thống thông tin quản lý rủi ro là một trong những căn cứ để xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Do thực trạng tổ chức hệ thống thông tin chung của ngành Hải quan hiện nay còn phân tán, dẫn đến việc xử lý dữ liệu của hệ thống thông tin quản lý rủi ro chưa đáp ứng yêu cầu dữ liệu thực và xử lý trực tiếp. Điều này gây ra những vướng mắc và ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá rủi ro của hệ thống trong việc hỗ trợ quyết định kiểm tra hải quan.
Thứ tư,ứng dụng hồ sơ rủi ro trong các hoạt động kiểm tra hải quan.
Việc xây dựng hồ sơ rủi ro nhằm thiết lập đầy đủ nhất các rủi ro trong lĩnh vực thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu. Phiên bản này thường xuyên được cập nhật, bổ sung theo quy trình quản lý rủi ro. Điều này giúp cho từng cấp, đơn vị Hải quan xác
Trường Đại học Kinh tế Huế
định được những rủi ro ở cấp đơn vị mình, cũng như những rủi ro cần ưu tiên xử lý;
trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng các phương án, tổ chức các biện pháp, phân công lực lượng để xử lý rủi ro một cách có hiệu quả. Việc triển khai thực hiện hồ sơ rủi ro được thực hiện theo 3 cấp: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh và Chi cục Hải quan và các đơn vị tương đương. Cơ chế này đã được quy định cụ thể tại Quyết định số 282/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Tại Cục Hải quan tỉnh, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục có trách nhiệm thu thập, phân tích thông tin, xác định rủi ro để cập nhật vào phiên bản hồ sơ quản lý rủi ro tại cấp Cục. Trên cơ sở phiên bản hồ sơ quản lý của Cục được xây dựng, đơn vị Quản lý rủi ro của Cục thống nhất xây dựng phương án, kế hoạch xử lý đối với từng loại rủi ro và phương án, kế hoạch kiểm soát từng đối tượng rủi ro cụ thể, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trong Cục đảm nhận việc theo dõi, xử lý đối với từng loại rủi ro. Phương án, kế hoạch xử lý rủi ro phải đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả giữa các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục.
Phương án, kế hoạch xử lý rủi ro bao gồm các nội dung chủ yếu như: tên, mã rủi ro; kết quả phân tích, đánh giá rủi ro (mức độ rủi ro và cấp độ ưu tiên xử lý rủi ro); các hình thức, biện pháp đã hoặc đang được Cục Hải quan áp dụng để ngăn chặn và phát hiện xử lý đối với rủi ro, ví dụ như kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng trọng điểm hoặc hàng hóa của doanh nghiệp trọng điểm có trong hồ sơ rủi ro; nguyên nhân, điều kiện của tình trạng rủi ro hiện tại; kiến nghị, đề xuất hình thức, biện pháp xử lý để đảm bảo hiệu quả quản lý rủi ro; những công việc cần thực hiện cho việc xử lý rủi ro; phân công lực lượng thực hiện, bao gồm việc xác định cụ thể đơn vị/cá nhân chủ trì, đơn vị/cá nhân phối hợp; thời gian thực hiện và các điều kiện đảm bảo thực hiện. Phương án, kế hoạch xử lý rủi ro được lập theo biểu mẫu thống nhất; trường hợp có nhiều nội dung cần đưa vào Phương án, kế hoạch thì có thể trình bày bằng báo cáo kèm theo, nhưng trong Phương án, kế hoạch phải có nội dung ghi dẫn chiếu theo báo cáo nêu trên. Phương án, kế hoạch phải được Cục trưởng Cục Hải quan phê duyệt và chuyển giao cho các đơn vị thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.
Thứ năm, thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát hải quan theo kết quả
Trường Đại học Kinh tế Huế
phân tích, đánh giá rủi ro.
2.3.2.3. Đánh giá, tuân thủ pháp luật và quản lý đối tượng
Việc tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm soát hải quan theo kết quả phân tích, đánh giá rủi ro được thể hiện thông qua việc quyết định lựa chọn đối tượng và việc triển khai thực hiện kiểm tra trong thông quan, sau thông quan và tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan.
Việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trong thông quan hàng hoá thương mại được thực hiện theo quy trình quản lý rủi ro; trong đó quy định cụ thể bốn (04) căn cứ cho việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan, bao gồm: (1) Kết quả đánh giá rủi ro của hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro đối với lô hàng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; (2) Tiêu chí phân tích do Chi cục Hải quan đề xuất thiết lập hỗ trợ việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan; (3) Văn bản chỉ đạo, yêu cầu của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, của Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh về việc tăng cường hoặc miễn kiểm tra đối với các đối tượng cụ thể trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; (4) Thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
Việc tiến hành kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan được thực hiện theo các quy định của pháp luật về hải quan và quy trình thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành trong từng giai đoạn cụ thể.
Việc tiến hành hoạt động kiểm tra sau thông quan và các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các thông tin nghiệp vụ, các dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan được phát hiện trong quá trình thu thập, phân tích thông tin. Các hoạt động này chưa có sự phối hợp chặt chẽ với công tác quản lý rủi ro, cũng như việc ứng dụng hồ sơ quản lý rủi ro vào việc đánh giá, phân loại đối tượng áp dụng biện pháp kiểmtra, kiểm soát; dẫn đến hiệu quả của công tác này còn thấp.
Trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã triển khai xây dựng, cập nhật nhiều tiêu chí phân tích và hồ sơ rủi ro để quản lý chủ yếu đến một số hàng hóa trị giá lớn, có dấu hiệu rủi ro trong việc lợi dụng để vi phạm pháp luật hải quan và một số doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường trong hoạt động xuất nhập khẩu. Xây
Trường Đại học Kinh tế Huế