Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 97 - 103)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Các giải pháp chung

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức hải quan về công tác quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan.

Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này có ý nghĩa quyết định cho sự thành công trong việc áp dụng quản lý rủi ro. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế chất lượng, hiệu quả quá trình áp dụng quản lý rủi ro của Hải quan Quảng Trị, thời gian qua, còn một số cán bộ, công chức hải quan, thậm trí cả những người đang trực tiếp làm công tác quản lý rủi ro, cho rằng:

quản lý rủi ro là phân luồng kiểm tra trong thông quan, do hệ thống công nghệ thông tin tự động thực hiện, thuộc về trách nhiệm của Tổng cục Hải quan và công chức làm quản lý rủi ro trực tiếp, công chức làm ở các nghiệp vụ khác không có liên quan đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

công tác này; hoặc cho rằng, quản lý rủi ro chỉ đơn thuần là việc xác định đối tượng trọng điểm để kiểm tra,... Do những nhận thức không đầy đủ nêu trên, dẫn đến không quan tâm đến việc thu thập, cập nhập thông tin vào hệ thống cũng như việc phối hợp xử lý các rủi ro theo một cơ chế đồng bộ, thống nhất. Đây đang là một thực trạng đáng lo ngại, gây cản trở quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. Do đó, việc nâng cao nhận thức đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò, mối quan hệ của công tác quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan là một đòi hỏi cấp bách. Trong thời gian tới, ngành Hải quan, CụcHải quan tỉnh Quảng Trịcần phải tăng cường hơn nữacác biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức Hải quan theo một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, cần có biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức hải quan hiểu sâu về bản chất, vị trí, vai trò, mối quan hệ của công tác quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan.

Một là,tăng cường công tác giáo dục và đào tạo về quản lý rủi ro, không giới hạn ở những người làm công tác này. Các chương trình đào tạo nên tổ chức linh hoạt, đa dạng bằng nhiều hình thức, phương pháp thích hợp. Đặc biệt cần coi trong việc đào tạo kiến thức nghiệp vụ quản lý rủi ro cho tất cả đội ngũ cán bộ chủ trốt của các cấp, đơn vị hải quan; những người giữ trọng trách quản lý điều hành, triển khai thực hiện quản lý rủi ro. Đây chính là một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của việc áp dụng quản lý rủi ro.

Hai là, để công tác giáo dục, đào tạo về quản lý rủi ro có hiệu quả cần phải có định hướng rõ ràng về mục tiêu, nội dung và đối tượng được đào tạo. Điều quan trọng đối với ngành Hải quan hiện nay là cần có những chương trình có hiệu quả, do chúng ta đang thiếu kiến thức và kỹ năng thực hiện. Để làm tốt vấn đề này, cần có chiến lược đào tạo cụ thể trong đó chú trọng lựa chọn một số cán bộ, công chức có trìnhđộ, tâm huyết để đào tạo chuyên sâu thành các chuyên gia thực thụ; những chuyên gia này sẽ thực hiện việc đào tạo lại cho cán bộ, công chứctrong Cục.

Ba là, tăng cường, tranh thủ sự hỗ trợ của Cục Quản lý rủi ro- Tổng cục Hải quan bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung; qua đó vừa học hỏi được kiến thức, kinh nghiệm về quản lý rủi ro, vừa đào tạo được độicán bộ, công chứcvề lĩnh vực này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Những năm gần đây, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã chủ động, tích cực tranh thủ sự hỗ trợ đào tạo về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan, cũng như cử cán bộ, công chứctham gia các cuộc hội thảo về quản lý rủi rodo Tổng cục Hải quan tổ chức.

Cho đến nay, đã tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 100 cán bộ, công chức về quản lý rủi ro. Đội ngũ này đã góp phần quan trọng vàothay đổi nhận thức vềcông tác quản lý rủi rocủa Cục Hải quan tỉnh Quảng Trịtrong thời gian qua.

Thứ hai, đối với vấn đề ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý rủi ro; cần xác định rằng, việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức hải quan, trong đó lực lượng chuyên trách quản lý rủi ro là nòng cốt, đảm bảo kiểm soát toàn diện các rủi ro, điều phối hoạt động kiểm tra hải quan thông qua hoạt động nghiệp vụ hồ sơ rủi ro và thiếp lập, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro. Đối với cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ trong các nghiệp vụ khác; việc thực hiện đúng, hiệu quả các nội dung quy định, quy trình nghiệp vụ của ngành Hải quan, là thể hiện vai trò và trách nhiệm tham giathực hiện quy trình quản lý rủi ro.

Thứ ba, áp dụng quản lý rủi ro làm nền tảng cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan, trong đó quản lý rủi ro vừa đóng vai trò là phương pháp luận vừa là kỹ thuật nghiệp vụ (phân tích, đánh giá rủi ro) hỗ trợ cho công chức trong việc đưa ra các quyết định kiểm tra, kiểm soát hải quan. Do vậy, quản lý rủi ro không thể tách rời các hoạt động nghiệp vụ, vì nếu tách rời, quản lý rủi ro sẽ không có môi trường để áp dụng.

Đồng thời, các hoạt động nghiệp vụ cũng không được xa rời quản lý rủi ro, vì nếu xa rời, hoạt động nghiệp vụ không thể đạt được các mục tiêu đặt ra của ngành Hải quan trong bối cảnh hiện nay.

Công tác quản lý rủi ro có liên quan đến tất cả các nghiệp vụ hải quan, do vậy để đảm bảo hiệu quả của công tác này, cần phải đặt nó trong một cơ chế thực hiện thống nhất, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong việc thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin, cũng như việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát và phản hồi thông tin về quá trình này của tất cả các cấp, đơn vị Hải quan. Cơ chế trên phải được đặt trong một quy trình quản lý rủi ro tổng thể của ngành Hải quan, trong đó phải mô tả được cụ thể, chi tiết quan hệ phối hợp của các cấp đơn vị, luồng thu thập, xử lý thông tin dữ liệu, các biện pháp, cách thức và phân công lực lượng cụ thểtiến hành xử lý theo các tình huống rủi ro.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.1.2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung, tiến tới hoàn thiện các văn bản pháp luật về hải quan và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.

Trong tình hình hiện nay, việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn đường lối, chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước ta, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cơ quan Hải quan trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát hải quan là những yêu cầu hết sức bức xúc. Thực trạng những quy định về thực hiện kiểm tra, kiểm soát hải quan nói chung, công tác quản lý rủi ro nói riêng, trong hệ thống pháp luật về hải quan, còn nhiều chồng chéo, không thống nhất, gây sơ hở, vướng mắc trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro của ngành Hải quan. Điều này đặt ra yêu cầu cần sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hải quan và các văn bản quy định của ngành Hải quan về kiểm tra hải quan, trong đó đặc biệt là những quy định liên quan đến áp dụng quản lý rủi ro.

Để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiệnmột số giải pháp sau đây:

- Ngành Hải quan cần rà soát, đánh giá thực trạng nêu trên, xác định rõ những văn bản không còn giá trị thì loại bỏ (thuộc thẩm quyền của Tổng cục) hoặc báo cáo Bộ trao đổi với các Bộ, ngành chức năng đã ban hành văn bản để xem xét, huỷ bỏ. Đồng thời, ngành Hải quan cần tham mưu cho Bộ trong việc xây dựng một cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài chính với các Bộ, ngành trong việc chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra hải quan; có cơ chế theo dõi,đánh giá để loại bỏ các văn bản không còn giá trị áp dụng.

- Trong nội bộ ngành Hải quan cần có cơ chế điều hành thống nhất việc chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra hải quan; việc kiểm tra này cần được thống nhất qua đầu mối là Cục Quản lý rủi ro theo quy định hiện hành tại Quyết định số 282/QĐ- TCHQ của Tổng cục Hải quan. Đồng thời cần có chế độ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện công tác này.

- Tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố cần tăng cường tổ chức xây dựng, ứng dụng hồ sơ rủi ro theo phiên bản cấp Cục vào việc điều phối hoạt động kiểm tra hải quan.

Để thực hiện công tác này có hiệu quả, tại từng Chi cục cần đảm bảo cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong việc trao đổi thông tin và xử lý rủi ro; trong đó đặc biệt là vai trò chỉ đạo của Cục trưởng và sự tham gia của các đơn vị nghiệp vụ thuộc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cục, như Phòng nghiệp vụ, Phòng Tham mưu chống buôn lậu và Xử lý vi phạm, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội Kiểm soát và các Chi cục Hải quan … tham gia vào cơ chế này. Cơ chế phối hợp này cần được xây dựng và ban hành dưới hình thức một văn bản chính thức (có thể là một Quy chế) để đảm bảo hiệu lực triển khai thực hiện.

Công khai một số văn bản liên quan đến công tác quản lý rủi ro, như liên quan đến các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp tuân thủ pháp luật để doanh nghiệp chủ động trong việc áp dụng, cũng như biết được việc doanh nghiệp đang được đánh giá như thế nào trong hệ thống quản lý rủi ro của ngành Hải quan. Thực tế hiện nay cho thấy, các văn bản liên quan đến công tác quản lý rủi ro, chủ yếu là văn bản “MẬT”. Đối với các hoạt động mang tính nghiệp vụ chuyên sâu, việc quản lý văn bản theo chế độ “MẬT”

là hợp lý. Tuy nhiên, các văn bản mang tính chỉ đạo, định hướng thì cần xây dựng lại để công khai phổ biến cho không riêng đối với cán bộ, công chức hải quan tiếp cận mà cả cộng đồng doanh nghiệp được tiếp cận để chủ động trong việc tuân thủ pháp luật hải quan.

3.2.1.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị..

Thực tiễn cho thấy rằng, áp dụng quản lý rủi ro là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tích cực tham gia của toàn thể cán bộ, công chức trong Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, một số giải pháp đề xuất như sau:

Một là, xây dựng, kiện toàn Phòng Quản lý rủi ro thuộc Cục, số lượng biên chế từ 05 đến 08 công chức, bao gồm cả lãnh đạo Phòng. Đối với các Chi cục Hải quan (Lao Bảo, La Lay) bố trí từ 03đến 04 công chức chuyên trách trực thuộc Đội Nghiệp vụ- Tổng hợp, trong đó có 01 lãnhđạo Đội phụ trách trực tiếp. Tạicác Chi cục khác và 02 Đội Kiểm soát bố trí 01đến 02 công chức kiêm nhiệm để thực hiện triển khai công tác quản lý rủi ro theo kế hoạch của Phòng Quản lý rủi ro.

Thực tế cho thấy, các đơn vị trực thuộc là lực lượng trực tiếp triển khai, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ quản lý rủi ro, đây là lực lượng chính, chủ yếu đưa quản lý rủi ro vào áp dụng thực tế, cũng như có những phản hồi kịp thời và xác thực. Vì vậy, chú ý, quan tâm và sắp xếp, bố trí lực lượng làm trực tiếp sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công của công tác quản lý rủi ro.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việc kiện toàn về tổ chức bộ máy phải luôn đi cùng với việc phân công, phân cấp cụ thể nhiệm vụ cho các cấp, đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro; đây là cơ sở quan trọng cho việc tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý rủi ro ở các cấp, đơn vị này. Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 282/QĐ-TCHQ hướng dẫn quy trình công tác quản lý rủi ro, trong đó đã nêu cụ thể chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp thực hiện công tác quản lý rủi ro.

Ba là, bố trí, sắp xếp công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về quản lý rủi ro phải đảm bảo về số lượng, đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức cần phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ cũng như tính chất công việc của đơn vị. Thời gian qua có hiện tượng cán bộ, công chức được bố trí, sắp xếp thực hiện công tácquản lý rủi ro chủ yếu là còn trẻ, chưa có kinh nghiệm tại các vị trí khác nhau trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tính đặc thù của công tác quản lý rủi ro, tại Phòng Quản lý rủi ro, biên chế nên bố trí, sắp xếp từ 01 đến 02 công chức quản lý hệ thống, trìnhđộ kỹ sư tin học; xây dựng, ứng dụng, quản lý hồ sơ quản lý rủi ro; phân tích, đánh giá rủi ro và thiết lập tiêu chí quản lý rủi ro và điều phối hoạt động quản lý rủi ro trong phạm vi Cục Hải quan, từ 04 đến 05 công chức, có trình độ chuyên môn sâu về các nghiệp vụ hải quan như: thủ tục hải quan; phân loại hàng hoá; thuế; trị giá;

xuất xứ; sở hữu trí tuệ; phân tích, xử lý thông tin;kiểm soát hải quan.

Bốn là,tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành công tác quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thời gian qua cho thấy, nhiều ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Cục, đơn vị quản lý rủi ro của Cục không được một số đơn vị tham mưu, trực thuộcthực hiện triệt để, làm qua loa mang tính đối phó. Trong khi, quan hệ phối hợp giữa các đơn vị đối với lĩnh vực công tác này thiếu tính đồng bộ, thống nhất.

Trong thời gian tới, lãnh đạo Cục cần hành động quyết liệt trong việc tổ chức triển khaithực hiện công tác quản lý rủi ro, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện không quan tâm, câu dầm hoặc làm qua loa, không nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công

Trường Đại học Kinh tế Huế

việc; đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm đối với những cán bộ, công chức cố ý vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc dẫn đến việc triển khai, áp dụng công tác quản lý rủi ro đạt hiệu quả không như mong muốn.

Năm là, áp dụng quy chế luân chuyển cán bộ, công chức một cách phù hợp, đảm bảo bố trí sắp xếp theo đúng năng lực, sở trường về công tác quản lý rủi ro. Không bố trí cán bộ, công chức tại các khâu nghiệp vụ quản lý rủi ro quan trọng khi chưa có kinh nghiệm thực hiện công tác quản lý rủi ro; đồng thời, duy trì công tác đào tạo, bổ sung lực lượng mới, kế cận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)