Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 86 - 90)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CỤC HẢI

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý rủi ro của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

2.4.2. Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh những kết quả nêu trên, quá trình áp dụng quản lý rủi ro cũng đã bộc lộ những hạn chế, như:

Thứ nhất,trìnhđộ và nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực sự ngang tầm với tiến trình cải cách, hiện đại hoá nói chung và công tác quản lý rủi ro nói riêng. Do sự hạn chế về nhận thức trong một số lãnh đạo ở các đơn vị hải quan, dẫn đến thiếu sự quan tâm trong việc chỉ đạo, điều hành, bố trí sắp xếp cán bộ công chức cũng như các điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý rủi ro; và cũng do sự hạn chế về trìnhđộ, năng lực của cán bộ, công chức hải quan dẫn đến việc ứng dụng công tác này vào thực tế hoạt động nghiệp vụ hải quan gặp nhiều khó khăn, thậm trí có lúc hoạt động này bị gián đoạn.

Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều vấn đề bất cập, không thống nhất; nhiều nội dung không phù hợp với thực tế. Một số nội dung quy định của các văn bản không thống nhất, gây khó khăn cho người thực hiện; dẫn đến tình trạng, nếu thực hiện đúng quy định thì không đáp ứng mục tiêu, yêu cầu quản lý của ngành;

hoặc ngược lại sẽ vi phạm pháp luật. Các văn bản ban hành còn chồng chéo, có nhiều nội dung quy định về kiểm tra hải quan không phù hợp với nguyên tắc về quản lý rủi ro.

Thứba, hiện nay, quy trình quản lý rủi ro chưa liên kết, thống nhất được với một số hoạt động nghiệp vụ hải quan. Việc thu thập, xử lý thông tin tại các đơn vị còn mang tính cục bộ, chia cắt thông tin. Việc thực hiện kiểm tra trong và sau thông quan chưa có sự điều phối đồng bộ, thống nhất; có hiện tượng chồng chéo (cùng kiểm tra một lô hàng ở giai đoạn trong và sau thông quan) hoặc bỏ sót rủi ro không được kiểm tra trong cả 2 giai đoạn này.

Thứ tư, thời gian qua, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật quản lý rủi ro, như hồ sơ quản lý rủi ro, hồ sơ quản lý doanh nghiệp, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, đánh giá rủi ro lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, thực hiện Chuyên đề kiểm tra... nhưng do hạn chế về năng lực của cán bộ, công chức nên chưa

Trường Đại học Kinh tế Huế

phát huy được hiệu quả.

Thứ năm, về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro. Đây là hạn chế chung của ngành Hải quan.

- Việc xây dựng, ứng dụng hệ thống thông tin, dữ liệu, chuẩn hoá dữ liệu, khả năng kết nối, chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin dữ liệu trong và ngoài ngành còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc thu thập, phân tích thông tin hiện nay vẫn mang tính thủ công; đặc biệt có sự chồng chéo, kém hiệu quả (ví dụ như thông tin về doanh nghiệp hiện nay có nhiều đơn vị cùng thực hiện như:CụcQuản lý rủi ro thu thập thông tin để đánh giá tuân thủ doanh nghiệp;CụcKiểm tra sau thông quan thu thập thông tin để phân tích, theo dõi và lựa chọn kiểm tra sau thông quan; Cục Điều tra chống buôn lậu thu thập, xây dựng hồ sơ sưu tra doanh nghiệp...). Các đơn vị này chưa liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình triển khai nghiệp vụ

- Về phần mềm quản lý rủi ro, cho đến nay, ngành Hải quan vẫn đang sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan ở hai phần mềm là VCIS và Riskman, ngoài ra còn một số phần mềm khác hỗ trợ, cung cấp thông tin. Khả năng kết nối giữa các phần mềm này còn nhiều trục trặc, thường xuyên lỗi và chưa được đồng bộ đầy đủ. Cả hai phần mềm này chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong thông quan và chưa có chức năng đánh giá, lựa chọn đối tượng phục vụ kiểm tra sau thông quan.

Thứsáu, tổ chức bộ máycòn nhiều khó khăn, áp dụng quản lý rủi ro đồng nghĩa với việc thay đổi về phương thức quản lý, trong đó đòi hỏi sự thay đổi cơ bản về cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực, tập trung chủ yếu cho việc phân tích, đánh giá rủi ro.

Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức như hiện nay chưa thể đáp ứng đầy đủ các mặt công tác quản lý rủi ro.

Ngoài ra, thời gian qua, do yêu cầu luân chuyển công tác của ngành Hải quan đối với cán bộ, công chức làm tại một vị trí hoặc 1 đơn vị không quá 3 năm. Do đó, có một số cán bộ, công chức đang thực hiện rất tốt công tác quản lý rủi ro, nhưng lại phải luân chuyển đến đơn vị khác hoặc đảm nhận công tác khác, trong khi đó, công chức khác thay thế vị trí công tác này đa phần là chưa có kinh nghiệm trong thực hiện công tác

Trường Đại học Kinh tế Huế

quản lý rủi ro. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do ngành Hải quan chưa có một cơ chế riêng, đặc thù đối với công chức thực hiện công tác quản lý rủi ro.

Thứ bảy, trang thiết bị, kỹ thuật, cơ sở vật chất, như địa điểm kiểm tra tập trung, máy soi, camera, các thiết bị kiểm tra, chó nghiệp vụ… chưa phù hợp với yêu cầu quản lý rủi ro. Cho đến nay, Cục Hải quan Quảng Trị chưa được trang bị máy soi container hiện đại để đáp ứng nhu cầu soi chiếu ngày càng tăng của hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh.

Những hạn chếnêu trên chủ yếu do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Quản lý rủi ro là một phương pháp mới và khó, đối với ngành Hải quan vẫn được coi là mới được áp dụng trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai Luật Hải quan. Do yêu cầu về tiến độ, nên thời gian dành cho việc nghiên cứu, chuẩn bị, xây dựng và triển khai chưa thoả đáng. Các điều kiện mang tính nền tảng về thông tin, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng..

chưa được đáp ứng. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý rủi ro chưa được đào tạo đúng mức.

+ Ngành Hải quan chưa có một cơ chế đặc thù đối với công chức thực hiện công tác này; chế độ khen thưởng, kỷ luật chưa rõ ràng, dẫn đến việc các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt không khác gì với những đơn vị, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

+ Chế độ chính sách và các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện công tác chưa được đáp ứng đầy đủ.

- Nguyên nhân chủ quan: chủ yếu thuộc về công tác chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện cũng như khả năng thực thi tại các đơn vị trong công tác này. Một số vấn đề chủ yếu được đánh giá như sau:

+ Lãnhđạo tại một số đơn vị chưa nhận thức đúng và đầy đủ về quản lý rủi ro, dẫn đến thiếu sự quan tâm trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện công tác

Trường Đại học Kinh tế Huế

này.

+ Công tác chỉ đạo phối hợp giữa các đơn vị còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất.

Một số đơn vị chưa thực hiện đúng trách nhiệm được phân công.

+ Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro đối với cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)