PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị
3.2.2. Các giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro nhằm giảm tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, trong khi đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật hải quan.
Hiện nay, việc thực hiện kiểm tra hải quan trong thông quan hàng hoá xuất, nhập khẩu thương mại được thực hiện theo quy trình quản lý rủi ro (quy định chi tiết tại Quyết định số464/2015/QĐ-BTC của Bộ Tài chính và Quyết định số282/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan). Cán bộ, công chức quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan phải dựa trên các căn cứ: kết quả đánh giá rủi ro, phân luồng của hệ thống thông tin quản lý rủi ro; văn bản chỉ đạo, yêu cầu của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, của Tổng cục và Cục Hải quan; tiêu chí phân tích do Tổng cục và Cục Hải quan thiết lập; và thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Như vậy, tỷ lệ kiểm tra hải quan (kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá) bị ảnh hưởng trực tiếp của việc điều chỉnh áp dụng đối với từng loại tiêu chí quản lý rủi ro và việc thực thi của cán bộ, công chức trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Để nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro, Cục Hải quan Quảng Trị cần triển khai các biện pháp sau đây:
- Tăng cường công tác tổ chức xây dựng, ứng dụng hồ sơ rủi ro và hồ sơ doanh nghiệp, đào tạo, phát triển năng lực phân tích, đánh giá rủi ro của cán bộ, công chức hải quan;
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp trao đổi, cung cấp thu thập thông tin rủi ro; đảm bảo thông tin về rủi ro được cập nhật và cung cấp kịp thời theo cơ chế phản hồi từ các đơn vị cấp dưới lên đơn vị cấp trên, chia sẻ phổ biến thông tin rủi ro từ đơn vị cấp trên xuống và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong cùng cấp;
- Tổ chức thu thập, cập nhật đầy đủ kịp thời thông tin doanh nghiệp theo phân công, phân cấp; trong đó đặc biệt chú ý theo dõi, phân tích quá trình hoạt động và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp để phân loại, đánh giá và có biện pháp kiểm soát phù hợp;
- Đề xuất Tổng cục Hải quan phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu rủi ro và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp; đảm bảo việc thu thập, cập nhật, lưu trữ và sử dụng một cách có hiệu quả thông tin, dữ liệu rủi ro trong phạm vi toàn ngành;
- Tăng cường ứng dụng hồ sơ rủi ro vào việc theo dõi, đánh giá, điều phối hoạt động kiểm tra hải quan và thiết lập áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, nhằm đảm bảo yêu cầutất cả cácrủi ro đều bị kiểm soát phù hợp và hiệu quả.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về kiến thức phân tích, đánh giá rủi ro, kết hợp với việc bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ, công chức làm công tác quản lý rủi ro một cách phù hợp, trên cơ sở đảm bảo cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá rủi ro phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực trình độ chuyên môn và kiến thức, kinh nghiệm thựctế.
- Kết hợp đào tạo với việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí của công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện quản lý rủi ro. Qua đó vừa nâng cao trìnhđộ, vừa nâng cao nhận thức và ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với công tác này.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra hải quan thông qua việc áp dụng thống nhất, đồng bộ các biện pháp, quy trình thủ tục hải quan, tăng cường theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kiểm tra của công chức hải quan.
Phần phân tích nêu trên đã chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phát hiện vi phạm thấp trong hoạt động kiểm tra theo kết quả đánh giá rủi ro; trong đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật, phương tiện kiểm tra, sự thiếu thống nhất, đồng bộ giữa các quy trình thủ tục và biện
Trường Đại học Kinh tế Huế
pháp được áp dụng, đặc biệt là sự tuỳ tiện, đại khái hoặc thông đồng bỏ lọt vi phạm của cán bộ, côngchức làm thủ tục hải quan hải quan.
Thực tiễn thời gian qua đã có không ít trường hợp tờ khai được hệ thống đánh giá rủi ro cao, phân luồng (đỏ) kiểm tra thực tế hàng hoá, nhưng do thiếu hiểu biết, tuỳ tiện hoặc cố ý thông đồng với doanh nghiệp, cán bộ, công chức đã kiểm tra qua loa, thiếu trách nhiệm, thực hiện kiểm tra theo hình thức đối phó.
Một số đề xuất để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra hải quansau:
- Xây dựng cơ chế điều phối hoạt động kiểm tra sau thông quan dựa trên kết quả phân tích, đánh giá rủi ro gắn với việc đánh giá và xử lý rủi ro trong thông quan; xác định, phân loại và thường xuyên điều chỉnh, bổ sung các hệ loại đối tượng rủi ro, đối tượng thuộc diện đánh giá tuân thủ để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sau thông quan.
- Đề xuất tăng cường trang bị các phương tiện, thiết bị hỗ trợ hoạt động kiểm tra hải quan, như: máy soi hàng hoá, máy soi container,... Đồng thời để phát huy hiệu quả sử dụng các phương tiện, thiết bị này dựa trên ứng dụng quản lý rủi ro.
Cá thể hoá trách nhiệm đối với cán bộ, công chức được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các thiết bị này; tránh để xảy ra tình trạng do không thích làm công việc quản lý, vận hành phương tiện, thiết bị kỹ thuật (công việc này thường nhàm chán), công chức cố ý làm sai lệch kết quả, làm vô hiệu hoá hoạt động hoặc cố ý làm hư hỏng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Ba là,để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra hải quan, cần rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kiểm tra của công chức trong quá trình làm thủ tục hải quan. Đồng thời, thiết chặt kỷ cương, kỷ luật trong việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc cố ý làm trái vì ý đồ, mục đích cá nhân.
3.2.2.3. Tăng cường ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin trong công tác quản lý rủi ro.
Ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý rủi ro. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phải được thực hiện song hành và phù hợp với các cấu phần và điều kiện thực tế về quản lý rủi ro, như: áp dụng quy trình quản lý rủi ro, nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro, yếu tố con người trong
Trường Đại học Kinh tế Huế
vận hành và ứng dụng công nghệ thông tin.
Một số giải pháp để đáp ứng yêu cầu triển khai áp dụng quản lý rủi ro có hiệu quả trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài:
Thứ nhất, Tổng cục Hải quan cần xây dựng, chuẩn hoá hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro, đây là điều kiện có tính chất nền tảng cho việc xây dựng, phát triển một hệ thốngthông tin hiện đại.
- Thực tế công tác quản lý rủi ro cho thấy, để việc phân tích, đánh giá rủi ro được tốt, trước hết phải có hệ thống thông tin tốt. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành và các tổ chức cá nhân liên quan còn gặp nhiều khó khăn (do thiếu cơ chế hoặc chưa đồng bộ về dữ liệu và cơ sở hạ tầng công nghệ thống tin), thì việc hoàn thiện hệ thống thông tin trong ngành là hết sức quan trọng.
- Trên cơ sở quy định của pháp luật và quy chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan với các Bộ, ngành, ngành Hải quan cần sớm xúc tiến việc triển khai xây dựng phần mềm trao đổi thông tin với các Bộ, ngành liên quan, như: Tổng cục thuế, Ngân hàng, Kho bạc,... và chia sẻ thông tin với các đơn vị chức năng tại cửa khẩu, như: Biên phòng, Hàng không, cảng vụ, Công an... và các tổ chức, cá nhân liên quan, như: các hãng vận tải, công ty giao nhận, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi... Về lâu dài, cần chuẩn bị cho việc xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành có liên quan khác, như: Bộ Công thương, Bộ Công an, Tòa án,... kết nối, trao đổi thông tin giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước và các tổ chức thực thi pháp luật quốc tế.
Thứ hai, đề xuất Tổng cục Hải quan xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin quản lý rủi ro và các phần mềm ứng dụng phân tích, đánh giá rủi ro.
Thực trạng hiện nay, ngành Hải quan chỉ đang ứng dụng hệ thống thông tin quản lý rủi ro, phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro trong thông quan hàng hoá xuất, nhập khẩu thương mại. Như vậy, trong thời gian tới ngành Hải quan cần tích cực đẩy mạnh phát triển hệ thống công nghệ thông tin vàứng dụng các phần mềm phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro.
Thời gian tới ngành Hải quan cần xây dựng và phát triển các hệ thống ứng dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
sau đây:
- Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin quản lý rủi ro; ngoài các yêu cầu chung, hệ thống này phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể sau đây:
+ Thu thập, tích hợp thông tin dữ liệu từ các hệ thống trong và ngoài ngành Hải quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cập nhật thông tin, dữ liệu của công chức tại các cấp đơn vị hải quan;
+ Xử lý dữ liệu tập trung, linh hoạt; đảm bảo việc đánh giá rủi ro thống nhất trong toàn ngành.
+ Kết nối, xử lý dữ liệu, đánh giá rủi ro đảm bảo thời gian thực; ghi nhận, lưu trữ dữ liệu rủi ro được thực hiện trong một khoảng thời gian đủ cho việc tra cứu, theo dõi, phân tích, đánh giá;
+ Đáp ứng các yêu cầu phân luồng tờ khai, chỉ dẫn rủi ro, theo dõi, đánh giá, cảnh báo rủi ro trong phạm vi ngành;
+ Tích hợp, cập nhật thông tin phản hồi từ các hoạt động nghiệp vụ;
+ Trao đổi, cung cấp dữ liệu rủi ro cho các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan và các nghiệp vụ khác.
- Phát triển hệ thống quản lý, ứng dụng dữliệu hồ sơ rủi ro, dữ liệu hồ sơ doanh nghiệp và dữ liệu đánh giá rủi ro; xây dựng lưu trữ phục vụ cho việc phân tích rủi ro.
Hệ thống này phải đảm bảo việc chia sẻ thông tin trong toàn ngành để phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro, trong khi vừa phải đảm bảo tính bí mật, vừa phải đảm bảo tính an ninh, an toàn dữ liệu.
- Xây dựng, phát triển các chương trìnhứng dụng quản lý rủi ro. Đây là các công cụ hỗ trợ rất lớn cho công tác quản lý rủi ro, như: chương trình phân tích tuân thủ thương mại; phần mềm phân tích tài chính và hoạt động của các tổ chức, cá nhân liên quan; phần mềm phân tích trước thông tin hành khách, phương tiện; phần mềm phân tích báo cáo kế toán thuế doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan,...
3.2.2.4. Tăng cường các biện pháp đo lường, đánh giá chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; phát triển quan hệ hợp tác giữa Hải quan - doanh nghiệp nhằm tạo môi trường tuân thủ pháp luật hải quan.
Trong những năm qua, ngành Hải quan đã chú trọng đến việc đo lường, đánh
Trường Đại học Kinh tế Huế
giá quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, như áp dụng việc đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế, đánh giá rủi ro doanh nghiệp; coi đây là phần quan trọng của chương trình tổng thể về áp dụng quản lý rủi ro. Cùng với việc áp dụng các biện pháp đo lường, đánh giá này, ngành Hải quan đã áp dụng các chính sách khuyến khích sự tuân thủ, như: công nhận doanh nghiệp ưu tiên, miễn kiểm tra đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, trong khi tập trung kiểm tra, kiểm soát đối với các doanh nghiệp nhiều lần vi phạm; áp dụng chính sách bảo lãnh thuế…. Tất cả các hoạt động đo lường, đánh giá và các chính sách khuyến khích sự tuân thủ nêu trên có thể được hiểu là hoạt động quản lý tuân thủ doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi mà cơ chế tạo thuận lợi ngày càng được ưu tiên hơn thì việc thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quản lý tuân thủ doanh nghiệp ngày càng được coi trọng; xu hướng quản lý rủi ro tuân thủ doanh nghiệp (theo dõi, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp) thay thế cho quản lý rủi ro đối với từng giao dịch ngày càng chiếm ưu thế nổi trội. Một số đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị như sau:
Một là, phân loại nhóm doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO): hiện nay, theo quy định của ngành Hải quan đối tượng doanh nghiệp này được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và được áp dụng một số chính sách khác như: thủ tục, hồ sơ, thuế …. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị chưa có đối tượng doanh nghiệp này.
- Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan (doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan): đây là nhóm đối tượng nằm trong diện áp dụng cơ chế, chính sách về quản lý rủi ro và chỉ áp dụng ưu tiên trong phạm vi quốc gia. Do vậy cần có sự điều chỉnh về điều kiện đánh giá, chính sách ưu tiên cũng như các biện pháp đảm bảo việc theo dõi, đánh giá thường xuyên đảm bảo họ thực sự là những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan. Tạo chính sách thông thoángnhưmiễn kiểm tra toàn bộ, trừ trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan …, có như vậy mới thực sự khuyến
Trường Đại học Kinh tế Huế
khích sự tự nguyện tuân thủ.
- Doanh nghiệp nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan (doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật hải quan): đây là diện đối tượng cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; trong lĩnh vực quản lý rủi ro, các đối tượng thuộc diện này cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để nhằm cải thiện ý thức tuân thủ của họ.
Hai là, để đảm bảo tính hiệu lực của cơ chế, chính sách, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cần xây dựng Kế hoạch áp dụng các quy trình, quy định của ngành Hải quan đối với việc triển khai đánh giá, đo lường tuân thủ doanh nghiệp đảm bảo theo tính đặc thù địa phương. Phân côngtrách nhiệm rõ ràngđối với người thực hiện, đồng thời có các biện pháp theo dõi,đánh giá quá trình thực hiện để điều chỉnh, bổ sung kịp thời những khiếm khuyết; tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, đo lường, đánh giá tuân thủ để phân loại các đối tượng thực sự tuân thủ với các đối tượng lợi dụng cơ chế này để thực hiện các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.
Ba là, cử cán bộ, công chức đi tập huấn tại Tổng cục, đề xuất Tổng cục tập huấn riêng vềcác kỹ thuật đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, trong đó cần tập trung xây dựng nhưng nội dung sau đây:
- Phương pháp và cách thức thực hiện, biện pháp xử lý với từng loại nhóm đối tượng sau sau khi đo lường, đánh giá tuân thủ;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai các giải pháp phân tích, đo lường, đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp.
Bốn là, xây dựng quy chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa giữa các đơn vị trong Cục, trong đó đơn vị quản lý rủi ro đóng vai trò chịu trách nhiệm chính, tham mưu điều phối các đơn vị nghiệp vụ thống nhất phối hợp thực hiện; đồng thời phân công, phân cấp, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện.
Năm là, khuyến khích tuân thủ dựa trên ý thức tự nguyện của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hải quan.
Trong những năm trước đây, ngành Hải quan đặt trọng tâm vào việc kiểm soát các yếu tố có khả năng vi phạm và coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý. Trong bối
Trường Đại học Kinh tế Huế