Bài học kinh nghiệm rút ra từ quản lý rủi ro ngành Hải quan các nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 48 - 52)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO

1.3. Cơ sở thực tiễn công tác quản lý rủi ro trong ngành hải quan

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quản lý rủi ro ngành Hải quan các nước

Phần phân tích nêu trên đã chỉ ra rằng, các tiêu chuẩn quy định về quản lý rủi ro của WCO chỉ có tính chất khung định hướng; cơ quan Hải quan căn cứ vào điều kiện và thực tiễn của quốc gia mìnhđể xây dựng, phát triển các chương trình quản lý rủi ro một cách phù hợp. Điều đó lý giải, mỗi quốc gia triển khai quản lý rủi ro theo mục tiêu, cách thức, mô hình khác nhau.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cơ quan Hải quan luôn quan tâm đến việc xây dựng các kế hoạch chiến lược để có những bước đi thích hợp; từ đơn giản đến phức tạp, từ phạm vi trong một hoặc một số lĩnh vực để triển khai mở rộng ra các lĩnh vực khác, tiến tới triển khai toàn diện trong các nghiệp vụ hải quan.

Vấn đề nhận thức và cách tiếp cận về quản lý rủi ro luôn được quan tâm hàng đầu. Nhận thức về quản lý rủi ro được thể hiện ở sự hiểu biết thế nào về quản lý rủi ro, vị trí, vai trò, của quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan và ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện phương pháp này; từ đó có sự quan tâm đúng mức và sự chỉ đạo nhất quán trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện. Cách tiếp cận về quản lý rủi ro được hiểu là cách thức tư duy có tính chất hệ thống, đồng bộ trong việc đề ra mục tiêu, kế hoạch chiến lược và các bước đi thích hợp; bao gồm cả các thức tổ chức quản lý rủi ro nhằm đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, đồng bộ trong việc xử lý rủi ro; đồng thời nó cũng được thể hiện trong quan điểm xem xét, xử lý rủi ro trong tính cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi.

1.3.2.2. Cơ quan Hải quan luôn quan tâm phát triển kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý rủi ro.

Một điều dễ nhận thấy trong quá trình triển khai áp dụng quản lý rủi ro của Hải quan các nước đó là việc họ liên tục đưa vào áp dụng các chương trình quản lý rủi ro

Trường Đại học Kinh tế Huế

cùng với việc phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro. Đây là một đòi hỏi có tính tất yếu, xuất phát từ ngay chính trong nội tại hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan. Khi mà yêu cầu tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian thông quan, giảm thủ tục hải quan, giảm kiểm tra trong thông quan ngày càng gia tăng thì đòi hỏi sự đối trọng trong việc phát triển các kỹ thuật, công cụ phục vụ quản lý rủi ro ngày càng cao và hiệu quả; đặc biệt là việc phát triển kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý rủi ro.

Điều này đã được thấy rõ trong phần kinh nghiệm của Hải quan Hoa kỳ, chỉ trong thời gian 5 năm (1993- 1998), Hải quan đã xây dựng và đưa vào ứng dụng 04 hệ thống xử lý dữ liệu tự động phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro; cùng với hàng loạt các chương trìnhđược đưa vào áp dụng như lựa chọn dựa trên mẫu thống kê; chương trình đo lường và đánh giá tuân thủ; quản lý tài chính... Hoặc như Hải quan Trung Quốc ưu tiên phát triển các hệ thống tích hợp, xử lý thông tin dữ liệu nhằm cung cấp các công cụ hiệu quả cho việc phân tích, xác định rủi ro.

1.3.2.3. Chuyển hướng trọng tâm từ quản lý các giao dịch sang quản lý doanh nghiệp dựa trên việc đo lường, đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp

Việc quản lý rủi ro dựa trên phân tích, đánh giá rủi ro đối với từng giao dịch đã từng được thực hiện phổ biến trên thế giới và đãđem lại những kết quả nhất định trong giai đoạn đầu của quá trình quản lý rủi ro. Tuy vậy, cách thức áp dụng này cũng bộc lộ những hạn chế trong bối cảnh cơ quan Hải quan tham gia vào thiết lập môi trường tuân thủ (tạo thuận lợi cho các đối tượng tuân thủ, trong khi kiểm soát chặt chẽ các đối tượng không tuân thủ). Để giải quyết vấn đề trên, đồng thời với việc quản lý theo các giao dịch (dựa trên phân tích, đánh rủi ro theo các thông tin về hàng hóa, xuất xứ, tuyến vận tải, phương thức thanh toán,... của giao dịch đó), cơ quan Hải quan tập trung nguồn lực vào việc theo dõi, phân tích hoạt động, đánh giá rủi ro tuân thủ của doanh nghiệp. Điều này được thấy rõ trong cách thức quản lý rủi ro tuân thủ của Hải quan Hoa Kỳ, họ đã áp dụng nhiều phân lớp để theo dõi, đánh giá quá trình tuân thủ của doanh nghiệp, như: hệ thống thương mại tự động, quản lý tài khoản doanh nghiệp, ứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

dụng hệ thống đo lường thương mại tích hợp, hệ thống đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, hệ thống theo dõi, phân tích rủi ro có sự kết hợp, đối chiếu dữ liệu của các cảng,... đồng thời triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, sáng kiến quản lý tuân thủ, cùng với việc thiết lập các hệ thống thực thi để đảm bảo thực hiện các chương trình này.

1.3.2.4. Công tác quản lý rủi ro phải được tổ chức có tính hệ thống, đồng bộ và toàn diện trong việc thu thập, cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro

Với quan điểm mỗi tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia vào hoạt động hải quan đều là một bộ phận của quy trình quản lý rủi ro, cơ quan Hải quan thiết lập và cụ thể hóa quy trình quản lý rủi ro đối với từng cấp, đơn vị trong ngành Hải quan và quan hệ phối hợp, trao đổi thông tin của các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài ngành Hải quan. Bởi vậy, quy trình quản lý rủi ro được hiểu là một cơ chế tổng thể được vận hành dựa trên bộ máy và hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro. Hoạt động của từng lĩnh vực phải được xem xét trong mối liên hệ với quy trình quản lý rủi ro; mỗi hệ thống công nghệ thông tin khi xây dựng phải tính toán đáp ứng, hỗ trợ yêu cầu nghiệp vụ quản lý rủi ro. Việc xử lý rủi ro được xem xét trong cơ chế chung, đảm bảo tính mục tiêu, hiệu quả, đồng bộ và thống nhất.

Bài học trên cần được xem xét, vận dụng triệt để vào tình hình của Việt Nam, khi mà chúng ta vẫn còn thiếu một quy trình quản lý rủi ro có tính chất tổng thể làm nền tảng cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Các lĩnh vực nghiệp vụ, như thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thu thuế, kiểm soát... còn tách rời; điều này dẫn đến sự chồng chéo, trùng dẫm, đôi khi tạo ra những kẽ hở cho việc lợi dụng vi phạm pháp luật hải quan.

1.3.2.5. Quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực thực hiện quản lý rủi ro đi đôi với việc xây dựng, chỉnh đốn ý thức đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức hải quan

Cán bộ, công chức hải quan là những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện công tác quản lý rủi ro; kiến thức, trìnhđộ và năng lực thực thi của họ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác này. Ý thức được điều đó, Hải quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

các nước đều dành nhiều sự quan tâm cho việc phát triển nguồn nhân lực, như tập trung đào tạo trong nước, cử cán bộ đi học tập kiến thức, kinh nghiệm về quản lý rủi ro của Hải quan các nước phát triển. Kinh nghiệm này không chỉ thấy ở các nước đang phát triển, như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin,... mà cả ở những nước đã có trình độ phát triển về quản lý rủi ro, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… cũng luôn quan tâm đến vấn đề này; thông qua các hình thức cử cán bộ, công chức đi đào tạo chuyên sâu hoặc khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại các nước như Mỹ, Hà Lan, Úc,...

Trong tổ chức thực hiện quản lý rủi ro, vấn đề ý thức, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức cũng luôn được đặt ra hàng đầu. Việc áp dụng quản lý rủi ro đã tạo ra những cơ chế ưu tiên, tạo thuận lợi cho những đối tượng được đánh giá rủi ro thấp, tuân thủ pháp luật hải quan và tăng cường kiểm tra đối với các đối tượng rủi ro cao.

Trong thực tế, yếu tố rủi ro thường được xem xét một cách linh hoạt, đôi khi theo cảm tính. Điều này có thể tạo ra những điều kiện để cán bộ, công chức thông đồng hoặc bỏ qua hành vi gian lận của doanh nghiệp; trong nhiều trường hợp, công chức có thể lợi dụng cơ chế này để gây phiền hà, sách nhiều cho doanh nghiệp. Mặt khác, đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý rủi ro, công việc của họ thường gây ra sự nhàm chán và ít gắn liền với “lợi ích” cá nhân nên có thể dẫn đến sự thiếu quan tâm hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc. Cả hai khuynh hướng trên đều là nguy cơ cản trở quá trình triển khai áp dụng quản lý rủi ro. Để giải quyết vấn đề này, Hải quan các nước luôn quan tâm đến vấn đề đào tạo, giáo dục về nhận thức, đạo đức nghề nghiệp;

thiết lập chế độ kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức vi phạm, đồng thời với việc áp dụng các chế độ, chính sách ưu đãi thỏa đáng về tiền lương, tiền thưởng, khen thưởng, đề bạt,... đối cán bộ, công chức làm công tác này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)