Tình hình hoạt động và phân cấp quản lý rủi ro Hải quan cửa khẩu tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 58 - 62)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CỤC HẢI

2.2. Tình hình hoạt động và phân cấp quản lý rủi ro Hải quan cửa khẩu tỉnh Quảng Trị

2.2.1. Khái quát tình hình hoạt độngHải quan cửa khẩu tỉnh Quảng Trị

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địabàn tỉnh Quảng Trị không đa dạng, ít về chủng loại và số lượng không lớn. Hàng nhập khẩu chủ yếu là: điện tử, điện lạnh tiêu dùng (quạt điện, nồi cơm điện, ấm điện …); gỗ các loại; đá Thạch cao; Bò sống dùng làm thịt; hạt cà phê; mủ cao su … Xuất xứ chủ yếu từ Lào, Thái Lan. Hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

hóa xuất khẩu chủ yếu là: Hàng tiêu dùng (mì ăn liền, bánh kẹo, sữa, bột mì …); dăm gỗ; một số khoáng sản (cát nhiễm mặn, quặng Titan …). Ngoài ra, hàng hóa nhập quá cảnh chủ yếu là hàng điện tử (ổ cứng máy tính …), than củi, hàng chuyển phát nhanh.

Bảng2.5 Tổng hợp số lượngtờ khaihàng hóa và kim ngạch xuất nhập khẩu

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Số lượng tờ khai (tờ) 38.435 38.941 32.871 23.193 19.572 Kim ngạch (ngàn

USD) 555.744 813.072 752.443 380.237 258.890

Tốc độ tăng trưởng Bình quân

Liên hoàn

2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015

Số lượng tờ khai (%) -15,53 1,32 -15,59 -29,44 -15,61

Kim ngạch (%) -17,38 46,30 -7,46 -49,47 -31,91

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trịvà tính toán của tác giả Số liệu bảng 2.5 cho thấy, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tại địa bàn Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị giảm dần qua các năm, đặc biệt, năm 2016 chỉ có 19.572 tờ khai xuất nhập khẩu, kim ngạch đạt 258.890 ngàn đô la Mỹ, so với năm 2015 giảm 15,61% và kim ngạch giảm 31,91%. Trong giai đoạn 2012-2016 năm 2013 là năm có số lượng tờ khai tăng trưởng dương và kim ngạch tăng mạnh đến 46,3%. Năm 2013, có 38.941 tờ khai đạt 813.071 ngàn đô la Mỹ; đến năm 2014, có 32.871 tờ khai đạt 752.443 ngànđô la Mỹ.

Như vậy trong giai đoạn 2012-2016 số lượng tờ khai và kim ngạch giảm liên tục, mức giảm đỉnh điểm nhất là vào năm 2015. Năm 2015 số lượng tờ khai giảm 29,44%

và kim ngạch giảm 49,47%. Mức giảm số lượng tờ khai bình quân hàng năm là 15,33% và mức giảm kim ngạch hằng năm là 17,38%

Nguyên nhân chủ yếu của 2 năm (2013 và 2014) kim ngạch đạt cao là do phía nước Lào cho phép xuất khẩu gỗ nguyên liệu, các doanh nghiệp Việt Nam đã sang Lào khai thác và mua gỗ từ Lào chuyển về Việt Nam với số lượng lớn để sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra, giai đoạn này, một số mặt hàng như: Trái cây xuất xứ Thái Lan, Đồng tấmnhập khẩu về nước với số lượng lớn đã góp phần không nhỏ cho kim ngạch 2 năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

trên. Tuy nhiên, đến năm 2015 và năm 2016, nước Lào đã siết chặt lại hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu, đồng thờido nguồn hàng Trái cây từ Thái Lan và mặt hàng Đồng tấm có sự thay đổi địa điểm giao hàng (cửa khẩu Cha Lo- Quảng Bình, Cầu Treo- Hà Tĩnh). Ngoài ra, một nguyên nhân không nhỏ làm giảm kim ngạch xuất nhập khẩu là do đa số doanh nghiệp chưa có niềm tin vào việc cửa khẩu Lao Bảo triển khai áp dụng mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng”, sự vào cuộc của chính quyền 02 tỉnh biên giới Việt Nam và Lào chưa có động thái quyết liệt, chưa có chính sách rõ ràng khuyến khích các hoạt động thương mại biên giới.

Hình 2.2 Số thu ngân sách thực tế và chỉ tiêu thu ngân sách tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) Số thu thu ngân sách nhà nước của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị tăng cao đỉnh điểm vào năm 2014, với số thu ngân sách thực tế là 1.105.245 triệu đồng tăng 89% so với kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên kể từ năm 2015 giá trị thu ngân sách giảm dần qua các năm và càng cách xa so với kế hoạch đặt ra. Đặc biệt năm 2016 chỉ thu được304.832 triệu đồngbằng34% so với chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2016 (Hình 2.2).

Về khách quan, những lợi thế của Quảng Trị trong nhiều năm qua đã không còn phát huy hiệu quả tốt trong bối cảnh tình hình thay đổi nhanh chóng. Vị trí địa kinh tế quan trọng là đầu cầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây (EWEC) chưa cho thấy tác động lớn khituyến này đi qua đường 9 đang phải đối diện với nhiều vướng mắc, bất cập như ô tô chưa lưu thông được trên toàn tuyến vì tồn tại về giấy

Trường Đại học Kinh tế Huế

phép và tập quán lưu thông bên trái của Thái Lan, hay như việc thông tuyến từ Đông Bắc Thái Lan qua cầu Hữu nghị 3 và đường 12 đã rút ngắn lộ trình rất nhiều so với đi qua đường 9 khiến luồng hàng hóa đi Trung Quốc đã chuyển hướng, không còn đi qua Lao Bảo, La Lay...

Về chủ quan, thủ tục qua biên giới hiện nay phát sinh một số quy định mới, khác với bộ thủ tục nền tảng khi triển khai mô hình “một cửa, một lần dừng” và thông lệ quốc tế; chi phí chung cho thương mại hàng hóa qua đường 9 đã tăng nhiều so với các tỉnh lân cận nên không còn là lựa chọn cho các lô hàng lớn, doanh nghiệp lớn.

2.2.2. Phân cấpquảnlý rủi ro trong nghiệp vụ Hải quan

Tại đơn vị chuyên trách thực hiện quản lý rủi ro của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị được bố trí trực thuộc Phòng Nghiệp vụ, trong đó giao cho 01 Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ phụ trách và 02 công chức chuyên trách, bộ phận này thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo quy định của Tổng cục Hải quan đối với Cục Hải quan tỉnh về công tác quản lý rủi ro, bao gồm: Tổ chức triển khai công tác quản lý rủi ro trong toàn Cục, hướng dẫn thực hiện, giải đáp vướng mắc, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất, xây dựng và triển khai các kế hoạch quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro ... Tóm lại, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ như một Phòng tham mưu của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị.

Tại các đơn vịtrực thuộc của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, việc triển khai thực hiện quản lý rủi ro được giao cho Đội Nghiệp vụ trực thuộc Chi cục và Tổ Tổng hợp thuộc Đội Kiểm soát. Tại đây, công tác quản lý rủi ro được giao cho 01 Phó Đội/Tổ trưởng phụ trách và tùy theo mỗi đơn vị trực thuộc có thể giao cho từ 02 đến 05 công chức thực hiện. Tuy nhiên, tại các đơn vị chưa có công chức thực hiện công tác quản lý rủi ro theo chuyên trách, các cán bộ, công chức chỉthực hiện công tác quản lý rủi ro theo hình thức kiêm nhiệm (đảm nhiệm nhiều mảng công việc khác nhau). Trong khi đó, tại các đơn vị trực thuộc vẫn phải thực hiện đầy đủ các mảng công việc của công tác quản lý rủi ro như: Thu thập thông tin, đánh giá phân tích, xây dựng kế hoạch, hồ sơ rủi ro, báo cáo định kỳ, đột xuất công tác quản lý rủi ro,theo dõi, phản hồ thông tin quản lý rủi ro, thường xuyên rà soát rủi ro tại đơn vị ...Chức năng, nhiệm vụ thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

đầy đủ như Đội/Tổ thuộc đơn vị. Do thực hiện kiêm nhiệm, nên tại một số đơn vị, công tác quản lý rủi ro không được thực hiện theo quy định hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ dẫn đến hiệu quả công tác này hưa cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)