CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ TƯ DUY THƠ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ BẰNG VIỆT
1.2. Hành trình sáng tác thơ của Bằng Việt
1.2.2. Bằng Việt và những nhà thơ cùng thời
Cũng nhƣ nhiều nhà thơ khác xuất hiện cùng thời, Bằng Việt có hàng chục bài thơ về chiến tranh và lòng yêu nước, về những biến động của thời cuộc. Phần ấn tƣợng của thơ Bằng Việt chính là khi nhà thơ đi sâu vào những suy nghĩ về kiếp người, về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Thế giới thơ ông là thế giới của nỗi lòng, của mộng tưởng, của hoài tiếc xen với nỗi ngậm ngùi.
Đó là điều làm nên phẩm chất thi nhân và tài năng của tác giả. Ông có những hình tƣợng thơ độc đáo, những câu thơ sang trọng nhƣ chắt ra từ chính nỗi lòng tinh khiết:
Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa
(Nghĩ lại về Pauxtopxky)
Nét nổi bật tạo nên phong cách thơ Bằng Việt là ở giọng thủ thỉ, tâm tình. Ngôn từ điềm đạm, cấu tứ mạch lạc, những câu thơ giàu tính nhạc và hệ thống hình ảnh đƣợc sử dụng trong thơ đặc sắc. Ông là một trong số ít nhà thơ cùng thế hệ sớm biết tạo dựng cho mình hệ thống hình ảnh riêng, đầy mộng mơ, quyến rũ, gợi những cảm xúc tinh khiết:
Chút xôn xao trong hàng cây nắng nhỏ Giọt nước tròn rung rinh trong lá sen
Cả gợn sóng mơ hồ trong ánh mắt riêng em
(Thơ tình ngày biển động)
Cùng với thời gian, những xao xuyến ban sơ buổi đầu dần qua, thơ Bằng Việt ngày càng thêm nặng ưu tư, mang xu hướng ngẫm ngợi về sự đổi thay, còn mất trong cuộc đời, trong tình yêu, tình bạn. Đôi khi thơ ông nhƣ một khúc nhạc trầm gợi ngẫm về suy nghĩ, hạnh phúc lứa đôi. Có lúc là sự thức ngộ về những bí ẩn của hạnh phúc. Biết bao nhiêu người từng sống, từng mơ ước, tưởng chừng như có thể đạt đến cái đích của cuộc đời. Nhưng không, hoá ra tất cả chỉ nhƣ một ảo giác, gần đấy mà xa đấy, hiện hữu đấy mà nhƣ trong ảo vọng:
Hạnh phúc ta cần thực cũng giản đơn thôi Như chỉ ở trước ta một tầm tay với
Ngỡ rảo bước là sớm chiều sẽ tới Suốt một đời sao vẫn giục mình đi
(Nghĩ lại về Pauxtopxky)
Không phải tự nhiên mà nhiều thế hệ thanh niên, sinh viên, bao nhiêu người trẻ tuổi đã thuộc lòng những câu thơ này của Bằng Việt. Cách suy tư của nhà thơ đã chạm đến trái tim, đến những băn khoăn, run rẩy của con người trên đường đi tìm kiếm hạnh phúc của đời mình.
Có một điều cần nói là trong thơ Bằng Việt luôn có nỗi nhớ tiếc cuộc đời, niềm khao khát sống trở thành một cảm giác thường trực và lớn dần lên theo năm tháng. Con người không thể chống lại những quy luật hà khắc của thời gian, cho nên thơ ông vẫn vang vọng lời than trách cho kiếp phận và những nghịch lí đời người:
Nhanh quá thế mà cũng buồn quá thế Chớp mắt xong, là đã một đời người
(Tự sự)
Đó là nỗi buồn của tình yêu đời, nỗi buồn làm cho người ta khao khát sống hơn, làm cho người ta có trách nhiệm hơn với chính mình và những người xung quanh.
Những năm gần đây, Bằng Việt có dịp suy nghĩ lại nhiều điều. Khi cuộc sống chuyển sang cơ chế thị trường, khi sự hội nhập toàn cầu đã tạo nên nhiều biến chuyển, đảo lộn nhiều giá trị, thơ ông cũng có những tìm tòi mới.
Ngoài những bài thơ mà phần lớn là những bài thơ buồn nói lên nghịch lí, những đổi thay của thời thế, có lúc ông chuyển sang làm những bài thơ gần với thơ thiền, có xu hướng thoát tục để tìm về bản thể và sự thanh tĩnh:
Cỏ hữu hạn, xanh veo vào bất tử
Lòng hoàn nguyên rửa sạch với thinh không (Vườn Nhật Bản)
Như đã trình bày ở trên, Bằng Việt trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, vì vậy để đánh giá về thơ ông, ta không thể tách rời Bằng Việt với các nhà thơ cùng thời. Đó là thế hệ những nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ và ở giai đoạn sau là những nhà thơ đương đại.
Thơ chống Mỹ đƣợc hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: thế hệ nhà thơ xuất hiện từ trước Cách mạng (Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,…), thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp (Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông,…) và thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mỗi thế hệ nhà thơ nói trên đều có những đóng góp đáng ghi nhận đối với nền thơ chống Mỹ. Bên cạnh đó, mỗi nhà thơ bằng phong cách riêng của mình đã đem đến một cách nhìn, cách cảm nhận riêng về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc, nói lên đƣợc một phần hiện
thực lớn lao của đất nước. Thế hệ nhà thơ – chiến sĩ , những nhà thơ trẻ xuất hiện từ đầu những năm 60, đặc biệt đông đảo trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, đem lại cho thơ sức sáng tạo mới, trẻ trung, trong sáng, gợi cảm, mà trong đó không ít tài năng đã sớm đƣợc chú ý và khẳng định nhƣ: Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Thanh Thảo, Lê Anh Xuân, Hữu Thỉnh,… Trong đội ngũ đông đảo hàng vạn thanh niên cầm súng đi vào chiến trường miền Nam đã nảy nở nhiều tài năng thơ nhƣ một nhu cầu tự ý thức và tự biểu hiện của thế hệ trẻ. Tình cảm lớn lao đã trở thành mạch nguồn dồi dào cho cảm hứng thơ ca. Vừa cầm súng, vừa cầm bút, họ đã viết về thế hệ mình một cách đáng trân trọng, tự hào: Không có sách chúng tôi làm ra sách/ Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình (Hữu Thỉnh). Tiếng thơ của họ trẻ trung mà luôn trăn trở, nghĩ suy đầy trách nhiệm về Tổ quốc, về dân tộc. Họ đã thật sự vươn lên, khẳng định mình, vừa tiếp nối truyền thống của thế hệ trước vừa có những sáng tạo độc đáo làm nên nét riêng biệt của thơ trẻ thời chống Mỹ.
Trong không khí cách mạng sục sôi và sự nở rộ của thơ ca chống Mỹ, Bằng Việt đã có những đóng góp nhất định để hoàn thiện hơn bức tranh sinh động của văn học giai đoạn này và để lại đƣợc dấu ấn riêng. Cùng viết về cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc nhƣng ông không đi sâu vào hiện thực chiến trường mà tập trung vào những suy nghĩ sâu lắng trong thơ. Dù viết về những ngày tháng rực lửa, hào hùng nhƣng thơ Bằng Việt vẫn thiên nhiều về lí trí. Đây cũng là nét phong cách nổi bật của ông, tạo nên thanh âm riêng của Bằng Việt trong dàn đồng ca của các nhà thơ thời chống Mỹ.
Sau đổi mới, hoàn cảnh đất nước có nhiều chuyển biến lớn, tác động đến thơ ca đặc biệt là các nhà thơ trẻ đương đại thuộc thế hệ 8X, 9X. Những cây bút thế hệ chống Mỹ vẫn viết đều, đóng góp cho thi đàn cùng với những nhà thơ trẻ trưởng thành sau này – đại diện cho một thế hệ mới với cách suy
nghĩ, nhìn nhận mới. Lớp nhà thơ mới xuất hiện sau 1975 rất đông đảo, có thể kể đến: Nguyễn Thị Hồng Ngát, Dƣ Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Trung Quân,… và những nhà thơ đương đại như: Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Quang Hƣng, Lữ Thị Mai, Du Nguyên, Phan Tuấn Anh, Nguyễn Phong Việt,… Con người, nhất là những người trẻ tuổi hôm nay, trong không gian đương đại, đã nếm trải một cách khá thấm thía những điều kiện của hiện hữu. Không chỉ là cái sống, cái chết mà gần gũi hơn là cái ăn, cái mặc, gặp gỡ, chia li, xa gần, hạnh phúc, khổ đau, gia đình, xã hội… Muôn vàn truy bức của cuộc sống giăng lên xung quanh. Thơ nhƣ là tiếng kêu, là lời tâm sự, một âm thanh vang vọng lên từ “hố thẳm” về nỗi ƣu tƣ của phận người. Không cứ điệu sống trẻ, nguồn sống trẻ là thanh tân, xuân sắc, là khoẻ khoắn, vui tươi hay rộn ràng, mới mẻ. Điệu sống trẻ là điệu sống của một hiện hữu trong ưu tư về chính tồn tại của mình. Bởi thế thơ của người trẻ có nét riêng khác với thế hệ cha anh. Vẫn nhận ra những vệt sáng, những mảng màu vui tươi, rạng rỡ, nhưng sắc thái chủ đạo của thơ trẻ dường như là nỗi buồn.
Đúng hơn là những ưu tư về cuôc đời, con người và tồn tại. Đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thảm hoạ, sự cô độc, sự vô cảm,… đã đè nén niềm hân hoan của tuổi trẻ. Sống là thực hiện hành trình kiến tạo tính người của mình. Họ nhận thức trên chính thân thể, hơi thở, đời sống của mình những giới hạn:
Chúng ta ngồi cạnh nhau ở một góc thật xa cuộc đời/ nghe tuổi thanh xuân trôi qua từng giây phút (Cứ im lặng vậy thôi – Nguyễn Phong Việt). Và họ không quan tâm đến khuôn khổ, thể loại, chỉ lấy đạt ý, đạt tình làm trọng. Thể thơ cũng nhƣ vần, khổ là một khái niệm đã bị “thất sủng” trong không gian thơ đương đại. Sự tự do từ việc thể hiện ý thơ trên một trường ngôn ngữ phi định hướng, chỉ giữ lại cấu trúc nhịp điệu, nhạc tính. Ngay cả khi nhà thơ lựa chọn một thể thơ nào đó cũng không bị ràng buộc vào một quy ƣớc nào.
Chính điều này đã nở ra sự sáng tạo không giới hạn trong thơ đương đại. Đó là một câu chuyện chƣa hoàn tất.
Trong hoàn cảnh mới, Bằng Việt vẫn tiếp tục tìm tòi, sáng tác tuy nhiên những sáng tác của ông ngày càng thiên nhiều về lí trí mà thiếu đi mạch cảm xúc dạt dào. Trong giai đoạn này, thơ ông không ghi đƣợc dấu ấn nhƣ thời kì chống Mỹ. Những sáng tác vẫn bám sát hiện thực đời sống nhƣng nhà thơ chưa đổi mới được cách nhìn nhận những vấn đề về con người và thân phận con người, nhất là con người của thời đại mới. Cũng cần nhìn nhận trong không gian chung của thơ ca đương đại, vị thế của thơ ca trong văn học không còn đóng vai trò chủ đạo. Các nhà thơ đua nhau sáng tác, loại thơ kém phẩm chất quá nhiều, nhất là thơ tình khiến cho khối lƣợng sản xuất càng lớn, thơ càng mất giá trị trước con mắt độc giả. Những tìm tòi thử nghiệm táo bạo không thiếu nhƣng thành tựu không đƣợc bao nhiêu. Những nhà thơ vẫn cố gắng tìm lối đi riêng cho mình và cho thơ nhưng chặng đường ấy còn quá nhiều gian nan và thử thách.
Trong cái nhìn mang tính lịch đại, xa là Thơ mới, gần hơn là thơ chống Mỹ, ngay bên cạnh những người trẻ là các nhà thơ lớn tuổi đã có những thành tựu định hình, thơ của thế hệ 8X, 9Xvà sau nữa, đã mang nhiều sắc thái khác.
Và đó là những bước chuyển mình, đổi mới tất yếu của thơ ca. Chúng ta vẫn luôn tin tưởng và chờ đợi sự sáng tạo và toả sáng của thơ đương đại giữa nhịp sống hiện đại và vô số phương tiện giải trí đang phát triển rầm rộ.