CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THUỘC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là phương tiện trực tiếp của tư duy. Ngôn ngữ gắn liền với hoạt động lời nói, hoạt động tƣ duy của con người. Ngôn ngữ chính là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Trong văn học, ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng hình tƣợng, thông qua hình tƣợng để phán ánh hiện thực khách quan. Thông qua ngôn ngữ, quá trình tƣ duy đƣợc tái hiện, văn học có thể khắc họa được chân dung tư tưởng của con người, phản ánh bất kì một phương diện nào của hiện thực đời sống.
Tƣ duy thơ đƣợc biểu đạt bằng ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt, là phương tiện để thể hiện bản lĩnh nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn, bộc lộ rõ cái tôi trữ tình. Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, hình tƣợng thơ là hình tƣợng của cảm xúc. Ngôn ngữ thơ đƣợc tổ chức trên cơ sở nhịp điệu nên rất giàu nhạc tính, sự trầm bổng trong các thanh
điệu, sự trùng điệp ở các vần điệu và các từ ngữ. Độ dài của văn bản thơ đòi hỏi sức nén của nội dung trong câu chữ. Vì vậy, ngôn ngữ thơ bao giờ cũng cô đọng, hàm súc. Đặc điểm này đòi hỏi sự lao động nghiêm túc của nhà thơ để ngôn ngữ thơ mang nhiều ý nghĩa mới. Cũng giống nhƣ tất cả các thành tố cấu tạo nên tác phẩm, ngôn ngữ thơ cũng luôn luôn biến đổi vận động theo thời gian. Có những từ ngữ bị mất đi, Có những từ ngữ dùng theo nghĩa khác có những từ mới, kết hợp mới đƣợc ra đời phù hợp với tƣ duy mới.
Tiến trình lịch sử thơ ca cho thấy ngôn ngữ thơ luôn có một sự vận động. Từ ngôn ngữ hồn nhiên, dân dã trong ca dao đến ngôn ngữ mang tính quy phạm trong thơ trung đại cho đến thơ mới đã phá vỡ những quy tắc, ràng buộc, để cảm xúc tràn ra câu chữ. Đến thơ ca cách mạng ngôn ngữ thơ đã thoát khỏi những khuôn sáo, những hoa mỹ bóng bẩy và trở nên khỏe khoắn, gần gũi với ngôn ngữ đời thường… Sáng tạo ngôn ngữ thơ ca là sự phấn đấu không ngừng nghỉ của mỗi nhà thơ chân chính, đồng thời nó cũng là công việc vô cùng gian khổ. Nói nhƣ Maiacốpxki: “Quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống người lọc quặng rađium lọc lấy tinh chất, tìm ra trong cái bề bộn của những tấm quặng những ánh sắc kim cương”… Vì vậy, Bằng Việt luôn có ý thức trong cách diễn đạt hình ảnh, ngôn ngữ và thực sự đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển ngôn ngữ thơ ca hiện đại.
3.2.1. Sự gia tăng các yếu tố văn xuôi vào thơ
Ngôn ngữ thơ Bằng Việt nằm trong khuynh hướng chung của thơ ca hiện đại Việt Nam là ngôn ngữ văn xuôi ùa vào thơ ca và chất văn xuôi đƣợc gia tăng tạo cho ngôn ngữ thơ sắc thái tươi mới và gần với đời sống thực tế.
Những câu thơ mấp mé văn xuôi nhƣng vẫn ở bên này ranh giới thơ mang theo đặc điểm thẩm mĩ riêng của hiện thực lại vừa của chất thơ thi vị [5; 34].
Đó là khuynh hướng đưa ngôn ngữ thơ ca trở về gần với ngôn ngữ đời sống để khám phá, thể hiện đời sống ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Đặc
biệt là phản ánh đƣợc hiện thực phong phú, đa dạng, phức tạp nhiều chiều của đời sống. Vì thế, ngôn ngữ thơ đã mở rộng để ngôn ngữ đời thường ùa vào, tạo nên sự gần gũi của thơ ca và đời sống.
Trong thơ Bằng Việt, trước hết là sự gia tăng yếu tố tự sự cho những bài thơ viết trước chiến tranh nhằm khắc họa nổi bật cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Việt Nam một cách chân thực nhất. Trong những bài thơ giàu chất tự sự nhƣ Bếp lửa; Đôi dòng tiễn đƣa bà nội; Xứ sở của niềm hi vọng ở tận cùng; Đêm gió Trường Sơn;… Đồng thời ông còn đưa vào trong thơ một cách rất tự nhiên lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân với những từ nhƣ:
ô hay, ừ nhỉ, chửa, thôi,… Chẳng hạn như ngôn ngữ đời thường đã được đưa vào thơ, làm cho câu thơ thêm gần gũi, thân thiết:
Hoa bí, hoa bầu mọc ở Trường Sa Ô hay! Đất ngỡ đất quê nhà
…Những ba má chú cô trong đó Chửa một lần thấy mặt đã đi xa
(Qua Trường Sa)
Chính ngôn ngữ đời thường ấy đã đem đến cho thơ Bằng Việt một không khí gần gũi, thân thuộc. Thậm chí ngay đến chi tiết hiện thực đời sống trần trụi nhƣ “phân trâu” cũng đƣợc Bằng Việt đƣa vào trong trang viết:
Bộng ong bào mỏng thế Vết phân trâu miết đều Mảnh vườn khi nắng xế Nghe ong rù rì kêu!
(Về Nghệ An thăm con)
Trong những vần thơ thời bình sau này, đặc biệt là tập thơ Oẳn tù tì mới xuất bản gần đây nhất, lời ăn, tiếng nói của người dân vẫn được Bằng Việt vận dụng đƣa vào thơ để khắc sâu hiện thực nhiều góc cạnh biến động
của đời sống hằng ngày. Nhiều bài thơ trong giai đoạn này thể hiện rất rõ tính chất văn xuôi, dung dị đời thường của ngôn ngữ: Từ điển danh nhân; Du lịch sinh thái; Vợ thời @; Phim về Lí Công Uẩn;… Sự gia tăng chất văn xuôi trong giai đoạn này là yêu cầu tất yếu của hoàn cảnh, nhằm diễn tả chân thực nhất hiện thực đời sống:
Chồng để làm gì nhỉ Để làm bung xung chơi!
Thời buổi này ngắn lắm Ƣu tƣ mà hết hơi!
(Vợ thời @)
Những câu thơ nhƣ bỡn cợt nhƣng đầy chua xót cho sự thay đổi chóng mặt của xã hội và những chuẩn mực đạo đức. Thời đại mở cửa đã đem đến nhiều đổi thay cho đất nước, trong đó có cả sự thay đổi làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mĩ tục của dân tộc. Những người vợ không biết chăm lo cho gia đình mà chỉ lo ăn chơi, làm đẹp thì ở bất cứ thời đại nào, xã hội nào thì cũng không thể chấp nhận đƣợc. Những câu thơ dung dị nhƣ ngôn ngữ hằng ngày đã dễ dàng đi vào tâm trí người đọc để thức tỉnh lại những giá trị chuẩn mực.
Với những câu chữ gồ ghề, Bằng Việt đã hòa mình vào cuộc sống thô nhám, xù xì và xích lại gần cuộc sống hiện tại hơn. Những từ ngữ hàng ngày rất đa dạng: Ừ thì; lại ừ thì; dào ôi; xả láng… xuất hiện với mật độ khá dày.
Trong thơ Bằng Việt sử dụng khá nhiều câu có cấu trúc đối thoại. Lời thơ là lời nói của những con người bình thường với nhiều sắc thái cảm xúc:
khi tâm tình, trìu mến, khi phủ định, dứt khoát. Có những câu thơ khiến người đọc như lạc vào cuộc trò chuyện của người trong cuộc:
Vị thiếu tướng công an cầm chai rượu ra bàn
“Ông Nguyễn Cao Kỳ mới về gửi tặng”
Mọi người đang vui gật gù bảo “Uống”
Nhưng một người bảo “không”
(Rƣợu của Nguyễn Cao Kỳ)
Thơ ông dễ đi vào lòng người bởi những câu thơ đậm chất đời thường nhƣ thế. Những câu thơ cất lên nhƣ lời đối thoại trực tiếp, xƣng hô thân mật, gần gũi, tự nhiên khiến cho tình cảm, thái độ đƣợc bộc lộ hồn nhiên, chân thật. Đôi khi trong thơ, ông sử dụng liên tiếp nhiều câu hỏi và những lời đáp để gợi mở suy nghĩ cho độc giả:
Một vị tăng hỏi bậc chân tu: “Bạch thầy, thế nào là phật?”
Người đáp: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
Lại hỏi: “Thế nào là pháp?”
Người đáp: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
Hỏi tiếp: “Vậy thế nào là Tăng?”
Người phủi tay, cười: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
(Đệ nhất tổ phái Trúc Lâm giảng thiền) Những câu hỏi đƣợc đƣa ra liên tiếp nhƣng câu trả lời giống nhau khiến cho người đọc cảm thấy băn khoăn, khó hiểu. Và chính cách sắp xếp ấy của nhà thơ đã gợi mở nhiều suy nghĩ cho người đọc. Mượn câu chuyện về đức vua Trần Nhân Tông trả lời và giải thích cho các môn đệ, Bằng Việt đã gợi dẫn đến xã hội hôm nay với những chuẩn mực và cách hành xử khác.
3.2.2. Ngôn ngữ giàu màu sắc gợi hình gợi cảm
Đọc thơ Bằng Việt ta thấy như một vườn ngôn ngữ nhiều gam mầu và tràn đầy hương sắc. Nhà thơ đã tạo nên một hệ thống ngôn ngữ giàu tính từ, đặc biệt là các tính từ chỉ màu sắc, giúp khơi gợi những liên tưởng tinh tế cho bạn đọc. Các tính từ chỉ màu sắc nhƣ xanh, đỏ, tím, vàng, …trong thơ ông vô cùng phong phú và mỗi màu lại có những sắc độ đa dạng, gợi cảm:
Nhớ sao ánh vàng hoa bầu hoa bí Ánh vàng bảng lảng chiều quê hương
…Áo đỏ áo xanh trảy hội cào cào Bướm trắng chuồn kim thơ thẩn bờ ao
(Đọc lại “Dế mèn phiêu lưu ký”)
Bằng những sắc màu, nhà thơ đã kể lại câu chuyện tuổi thơ với những xúc cảm chân thành. Màu vàng của hoa bí hoa bầu, màu xanh của những cánh cào cào, màu trắng của bướm trắng… tất cả hòa quyện để tạo nên một bức tranh đầy ngọt ngào, đầy hương sắc. Nhà thơ đã làm công việc của một người họa sĩ khi ông dầy công pha màu để vẽ lên những bức tranh thơ rực rỡ. Bên cạnh những sắc màu truyền thống sẵn có trong vốn từ ngữ chung thông thường, tác giả còn dùng cách kết hợp tính từ với danh từ hoặc gắn tính từ chỉ màu sắc như: hoa gạo đỏ tươi, vồng cải vàng hoe, đất khô đỏ quạnh, bốn phía đen rầm, núi trập trùng xanh ngắt, tấm màn đỏ chang… cùng với phép liên tưởng và so sánh đã làm nên những vần thơ đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn.
Cùng với các tính từ chỉ màu sắc là các từ láy giàu sức gợi tả nhƣ: ngẩn ngơ, chờn vờn, lƣa thƣa, liêu xiêu, chói chang, lim dim, dập dờn, chúm chím để tăng thêm giá trị biểu đạt cho câu thơ, bài thơ: Chút xôn xao trong hàng cây nắng nhỏ/ Giọt nước tròn rung rinh trong lá sen/ Cả gợn sóng mơ hồ trong ánh mắt riêng em.
Bên cạnh đó, chúng ta còn bắt gặp nhiều câu thơ giàu chất tạo hình nhờ tác giả đã có những tưởng tượng và liên tưởng đặc sắc như nhà phê bình văn học Trịnh Thanh Sơn nhận xét: “Chất suy tưởng vốn là điểm mạnh trong thơ Bằng Việt và góp phần làm nên thi pháp và phong cách độc đáo – một giọng riêng trong dàn đồng ca cùng thế hệ”. Trong những bài như: Đất nước; Mừng em tròn mười sáu tuổi; Những điều giản dị; Trở lại trái tim mình… là những bài thơ có nhiều câu thơ rất giàu tính tạo hình. Chẳng hạn, ngọn gió vô hình
nhưng trong con mắt của tác giả, ngọn gió ấy lại như con người: Gió thổi vô tƣ trong lá/ Gió thổi nhƣ từ tuổi thơ trở về. Hay đó còn là sự so sánh liên tưởng ấn tượng khi mà chúng ta đọc lên để lại dấu ấn đậm nét trong tâm hồn:
Những tảng đá đầu sƣ nhƣ tóe lửa trong chiều Núi sừng sững – cái mím môi kì lạ
hay
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ nhƣ đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu
(Nghĩ lại về pauxtopxki)
Có thể nói, nhà thơ rất tài hoa khi sử dụng ngôn ngữ. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn, chất tươi mói cho hiện thực cuộc sống trong thơ. Khi đọc thơ Bằng Việt, chúng ta bắt gặp một tƣ duy ngôn ngữ sáng tạo và hiện đại, khám phá khả năng truyền tải lớn lao của ngôn ngữ dân tộc.