CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THUỘC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT
3.3. Giọng điệu và thể thơ
3.3.1.1. Giọng trữ tình sâu lắng
Với quan niệm thơ là nơi giãi bày, chia sẻ lòng mình với bạn đọc, Bằng Việt thường gửi gắm rất nhiều tâm sự của mình trong thơ, tạo nên giọng điệu trữ tình sâu lắng. Mỗi bài thơ của ông thường có dáng một lời tâm sự, nhẹ nhàng kín đáo mà thấm thía, xúc động. Đỗ Thuận An nhận xét: Đƣợc sáng tạo theo nguyên tắc tư tưởng riêng của chủ thể trữ tình, thế giới nghệ thuật thơ Bằng Việt là một thế giới mới mẻ, phong phú và đa dạng… Đặc biệt, sự có mặt của chân dung tinh thần tự họa của tác giả với những nét tư tưởng độc đáo, sâu sắc về con người và cuộc đời đã thực sự góp phần tạo nên diện mạo
đầy cá tính cho thơ Bằng Việt [1; 90 - 91]. Những cảm xúc nồng nàn, chân thành nghiêng về giãi bày, thủ thỉ của nhà thơ đã giúp cho việc bộc lộ thơ dễ dàng hơn. Trong nhiều bài thơ, Bằng Việt đã bộc bạch tâm tình đầy chân thành như: Bếp lửa; Về Nghệ An thăm con; Thư gửi người bạn xa đất nước;
Tình yêu và báo động; Beethoven và âm vang hai thế kỉ; Kỷ niệm về Chê Ghêvara; …
Trong thơ mình, tác giả thường chọn hình thức đối thoại giữa chủ thể trữ tình – nhà thơ với nhân vật trữ tình: người bà, người mẹ, anh, em, người bạn, người con,… để cùng sẻ chia tâm tình một cách tự nhiên, chân thành.
Chẳng hạn trong Bếp lửa trong thơ có xuất hiện cuộc đối thoại giữa bà và cháu bằng giọng thủ thỉ, ấm áp, chân tình:
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa (Bếp lửa)
Những dòng thơ không gò bó mà tự nhiên nhƣ lời nói hàng ngày, gần gũi, ấm áp, đầy ắp tình yêu thương. Những kỉ niệm gợi về theo năm tháng, dòng kí ức cứ tuôn dài để nhà thơ bộc lộ những cảm xúc chân thành từ trong trái tim. Bằng giọng điệu trữ tình chân thành ấy, bài thơ đã có sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ. Bất kì ai khi tiếp xúc với những dòng tâm tình ấy đều cảm nhận sự lắng đọng trong tâm hồn. Bếp lửa đã trở thành một dấu ấn Bằng Việt trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhà thơ thường nghiêng về độc thoại nội tâm, nói với mình cũng là nói với mọi người. Lời thơ chứa chan cảm xúc, thủ thỉ, sâu lắng khi tác giả thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc với những mảnh đất, con người.
Đặc biệt là tình yêu với Hà Nội đã chiếm một mảng lớn trong bức tranh thơ ca của ông Trở lại trái tim mình; Sen Hồ Tây; Tình yêu và báo động; Trò chuyện với thành phố của đời mình… là những sáng tác tiêu biểu của nhà thơ về mảnh đất thủ đô. Nhận xét về thơ Bằng Việt, nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nêu cảm xúc của mình: “Giữa những năm tháng chống Mỹ, với bầu không khí ồn ào súng đạn, khói lửa, Bằng Việt mang đến cho thơ một khoảng tĩnh mịch, thanh vắng của một tu viện” hay “ Trước sau, Bằng Việt vẫn hợp với cách diễn đạt trang nhã, kín đáo, không ồn ào, mà nội dung chủ yếu là những suy luận thoát thai trên nền sách vở hoặc cách giãi bày tình cảm trên cơ sở những kỉ niệm riêng nhỏ lẻ gắn bó máu thịt với cuộc đời anh”. Điều mà Trần Đăng Khoa đã nói, ta có thể dễ dàng kiểm chứng trong rất nhiều sáng tác của Bằng Việt. Chẳng hạn trong Trở lại trái tim mình, ông đã viết ra những vần thơ ân tình, lắng đọng, khiến ai đã đọc một lần thì khó mà quên đƣợc:
Tôi trở về những ngõ quen xƣa Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự Tôi trở lại lối mòn quá khứ Có tâm tình mắc nợ cha ông
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn. Hà Nội trong trái tim Bằng Việt không chỉ là quê hương, là nơi gắn bó máu thịt mà còn là một phần trong tâm hồn nhà thơ. Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, ông cũng luôn nhớ về Hà Nội với một tấm chân tình và kí ức không thể nào phai nhạt. Thành phố nhƣ tim tôi êm ả/ Sau rất nhiều gian lao/… Hà Nội bận dẫu không hề phút nghỉ/ Vẫn còn nguyên phong thái hào hoa. Một Hà Nội hào hoa, một Hà Nội sống mãi trong trái tim tác giả nói riêng và tất cả người dân Việt Nam nói chung. Bằng giọng điệu tâm tình sâu lắng, ta có thể lí giải vì sao nhiều bài thơ của ông ra đời từ những năm 60 của thế kỉ trước đến nay vẫn có sự lôi cuốn kì diệu với bạn đọc ở nhiều lứa tuổi khác nhau.