CHƯƠNG 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT
2.1. Những nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Bằng Việt
2.1.1 Cảm hứng về đất nước
2.1.1.1 Cảm hứng về đất nước trong chiến tranh
Những năm 60 của thế kỉ trước, cuộc chiến tranh chống Mỹ bắt đầu bước vào thời kì khốc liệt. Thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ nhƣ Bằng Việt sớm nhận rõ mặt quân thù, cảm nhận rõ những đau thương, gian khó đang đè nặng lên Tổ quốc. Hơn bao giờ hết, họ xác định rõ trách nhiệm của mình trong cuộc kháng chiến vĩ đại. Đất nước vốn đã có một vị trí đặc biệt trong những trang thơ xƣa và nay lại càng trở nên mãnh liệt, bỏng rát trong hoàn cảnh đặc biệt ấy. Suy nghĩ, trăn trở về đất nước trở thành cảm hứng và đề tài chính trong thơ ca của họ.
Cùng viết về một đề tài đất nước nhưng mỗi nhà thơ với những cảm hứng khác nhau, những cách cảm, cách nghĩ của riêng mình và có cách khám
phá, lí giải riêng. Nhà thơ Tố Hữu gắn hình tƣợng Tổ quốc với hình ảnh bà mẹ sớm chiều gánh nặng, âm thầm nhẫn nại, là hạt giống để mùa sau, là trái tim Đan kô rực sáng trong đêm, là sức sống diệu kì…
Việt Nam
Người là ta mà ta chưa bao giờ hiểu hết Người là ai? Mà sức mạnh thần kì Giữa cái chết, không phút nào chịu chết Lửa quanh mình, một tấc cũng không đi
(Với Đảng, mùa xuân) Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu
Người vươn lên như một thiên thần
(Việt Nam máu và hoa)
Chế Lan Viên khái quát tình yêu Tổ quốc từ những tình yêu bình dị, cụ thể:
Ôi Tổ quốc, ta yêu nhƣ máu thịt Nhƣ mẹ cha, nhƣ vợ nhƣ chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
(Sao chiến thắng)
Nguyễn Đình Thi cảm nhận đất nước mang tính khái quát, tổng hợp từ vẻ đẹp tự nhiên đến những truyền thống kiên cường, bất khuất:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xƣa vọng nói về (Đất nước)
Cùng hòa nhịp với cảm hứng bất tận về đất nước, Bằng Việt đã góp những vần thơ trong trẻo, tinh tế mà hết sức giản dị. Đất nước, quê hương
trong những năm tháng bom đạn gian khổ, ác liệt ấy đƣợc ông thể hiện tập trung trong nhiều sáng tác.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã tác động đến mọi mặt của đời sống và con người trong thời đại ấy. Chiến tranh tràn vào thơ ca một cách ồ ạt từ những sự kiện lịch sử to lớn, những thử thách của đời sống chiến trường, những kì tích anh hùng đến những chi tiết hết sức bình thường của cuộc sống. Các nhà thơ hầu hết là những chiến sĩ đi vào cuộc chiến tranh, ở giữa cuộc chiến tranh, trực tiếp tham gia chiến đấu, giáp mặt với kẻ thù. Hơn ai hết, họ hiểu rất rõ hiện thực của dân tộc. Và họ đã đƣa vào trong thơ tất cả những cảm nhận sâu sắc, cả niềm tin và nỗi buồn, cả chiến thắng và mất mát, thậm chí cả hơi thở của vạn vật. Cũng bởi vậy, Bằng Việt đã có nhiều suy tƣ, trăn trở về đất nước, bằng chiều sâu của sự nhận thức với tư duy thơ khái quát, tổng hợp và những chất liệu chi tiết cụ thể của hiện thực, nhà thơ đã ghi lại cuộc chiến tranh mang đậm chất kí sự.
Nhiều bài thơ của Bằng Việt nhƣ: Trọng điểm; Vùng sâu; Từ chiến trường lại viết cho con; Những gương mặt, những khoảng trời; Trước cửa ngõ chiến trường; Đêm gió Trường Sơn,… đã ghi lại chân thực không khí lịch sử những năm tháng chiến tranh chống Mỹ dữ dội, ác liệt mà hào hùng của dân tộc. Trong chiến tranh đất nước còn nhiều khó khăn, gian khổ. Những hi sinh, mất mát cả về vật chất và tinh thần, nhƣ thấm sâu vào từng mảnh đất, từng dòng sông của quê hương.
Lửa sôi nhựa, cây đen thui, chết đứng Dốc lắc lƣ, xiên xẹo hố bom dày Đất cỏ mùn đen trộn với xác cây
Cây chết, xoãi nhƣ con trăn nằm, xoắn nhƣ con rắn mốc, Cây xám xịt nhƣ ngấm vào thuốc độc
Cây như con rồng quằn quại phơi lưng, cuồn cuộn rễ bên đường
Con sông cũ đi qua, bom đánh mất lòng Thành một bãi đồng lầy nhƣ cháo vữa
(Trọng điểm)
Tội ác mà kẻ thù gây ra trên đất nước ta quá nặng nề. Không nơi nào trên mảnh đất chữ S còn lành lặn. Khắp nơi đều bị tàn phá, hủy diệt. Những cánh rừng bạt ngàn xanh tươi bỗng chốc biến thành những cây đen thui, chết đứng. Kẻ thù không từ bất cứ thủ đoạn nào để hoàn thành âm mưu xâm lược.
Chúng phá rừng, chúng đốt rừng bằng lửa, bằng bom đạn và bằng cả thứ thuốc độc đi- ô- xin. Chúng làm biến dạng vạn vật trên mặt đất và hủy hoại cả những dòng sông… Tất cả nỗi đau ấy đã cứa vào lòng người dân Việt những nỗi căm hận không thể phai mờ. Tột cùng của sự hi sinh, mất mát là nỗi đau mất đi những người thân yêu, khi chứng kiến bom đạn của kẻ thù cướp đi từng người trong gia đình: Cát bỏng lặng tinh thần không nói cùng ta/ cha mẹ anh em kẻ thù chôn sống/…Sắc trắng phơi trụi trần/ Vết đau hằn khô máu…
(Vùng sâu)
Những tội ác mà quân thù gieo rắc, những chính sách dã man chúng thi hành, bom đạn khủng khiếp chúng dội xuống nước ta không thể hủy diệt được tinh thần yêu nước. Những nỗi đau ấy đã trở thành động lực để con người vùng lên, hợp thành làn sóng yêu nước mạnh mẽ đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Con đường tất yếu dân tộc ta phải đi đó là đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù. Trong sự khốc liệt của chiến tranh, không có chỗ cho sự ủy mị, đớn hèn con người phải mạnh mẽ, khát khao giành lại tự do từ những kẻ xâm lƣợc bạo tàn:
Anh khát đƣợc nghìn lần ra trận Khát đƣợc suốt đời căm giận Trả thù cho nơi lơ đãng đi qua!
Trong những gian khổ nhất, lòng yêu nước lại càng ngời sáng trong trái tim mỗi người Việt Nam, sức mạnh lớn lao ấy cùng lời hiệu triệu của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã đưa đất nước ta từ đau thương, máu lửa chắp cánh bay lên nhƣ một thiên thần: Hàng trăm binh trạm ngầm/
ẩn hiện dọc Trường Sơn/ Mười mấy năm nay không tàn ánh lửa/ Những chiến sĩ không tên, chung sức nhau/ Làm nên lịch sử/ Vạn chuyến xe đƣa thoi, ƣớc đã bon quanh trái đất/ Mấy mươi vòng? Những hình ảnh mang đậm chất sử thi, lãng mạn đã khiến cho những chiến sĩ trở nên kì vĩ, phi thường. Và chiến thắng cuối cùng đã thuộc về những con người dám đấu tranh dến cùng để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ tự do:
Im lặng trước cơn đau và khóc trước niềm vui Ôi tôi nhớ đêm công đồn Quảng Trị
Một vạn quả pháo ta bay trên trời kì dị
Rực thác lửa vàng xanh, tuôn xuống mặt quân thù
(Những gương mặt những khoảng trời) Niềm hạnh phúc của tự do vỡ òa khi chiến thắng. Niềm hạnh phúc ấy càng lớn lao, càng có ý nghĩa hơn với những người “thử lửa”:
Hạnh phúc quá bao la
Một hạnh phúc của những người thử lửa Biết làm chủ niềm vui và nỗi khổ
Mỗi xúc động đi qua đều không thể nửa vời
(Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc) Đọc thơ của Bằng Việt ta nhận thấy sự phấn khích, say mê lí tưởng của nhà thơ. Chiến tranh vô cùng tàn khốc nhƣng không thể hủy diệt đƣợc cái đẹp, sự sống tiềm tàng của đất nước, không thể làm cạn kiệt những rung động xanh non của tâm hồn. Tiếng bom đạn từ chiến trường dù có dữ dội đến đâu cũng không át được những âm thanh của sự sống, của tinh thần yêu nước.
Thơ của Bằng Việt đặc biệt ở chỗ ông nhìn đất nước bằng con mắt lịch sử với thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai đan cài cùng một giọng thơ mang nhiều ƣu tƣ, triết lí. Thời gian trong thơ ông không cố định ở thời điểm hiện tại mà có sự liên tưởng đến quá khứ và tương lai. Trong những năm tháng đất nước còn chìm trong bom đạn, nhà thơ vẫn thể hiện niềm tin vào độc lập và sự phát triển của dân tộc. Hay trong thời bình, nhà thơ lại hồi tưởng về những ngày tháng lịch sử của đất nước để thấy yêu thêm, trân trọng thêm những giá trị của cuộc sống hôm nay. Chính sự đan cài về mặt thời gian nhƣ vậy đã góp phần tạo nên tính triết lí trong thơ ông. Giọng thơ Bằng Việt vốn đã chứa đựng nhiều suy tư, nhất là khi ông viết về đất nước, lại được kết hợp với cái nhìn lịch sử càng tô đậm thêm tính chất này. Cũng nhƣ các nhà thơ cùng thế hệ kháng chiến chống Mỹ, ông viết về đất nước không chỉ bằng tình yêu tha thiết chân thành mà còn vì niềm tự hào dân tộc, về một đất nước bốn nghìn năm văn hiến, về những truyền thống văn hóa đã tạo nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, về những trang sử vẻ vang của ông cha ta trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các bài thơ như: Thị trấn; Về Nghệ An thăm con; Truông nhà Hồ; Đất nước; Huế, tấm lòng em;… đã thể hiện rõ cái nhìn lịch đại của Bằng Việt về đất nước:
Ôi tôi yêu những cửa ô, nghe đã xa rồi tiếng voi lồng ngựa hí,
Còn truyền lại những gương mặt quắc thước tinh anh của mỗi chiến binh già,
Rồi lửa bốc ở Ngọc Hồi. Giặc lụi ở Đống Đa.
Lửa bốc khắp Hàng Bạc, Đồng Xuân, đêm Trung đoàn thủ đô quyết tử
(Để tám năm sau, tên lính Pháp cuối cùng lê chân ra khỏi đó, Đã đánh đến đất này, giặc chỉ có đường lui!)
(Đất này, Thăng Long – Hà Nội)
Bằng Việt nhìn vào đất nước mình với đôi mắt đậm màu thời gian.
Cùng hòa chung với thơ ca kháng chiến giai đoạn 1954-1975, nhà thơ đã tái hiện đất nước không phải là một khái niệm mơ hồ, xa xôi mà trở nên gần gũi, ấm áp, gắn liền với tình yêu quê hương của mỗi người. Tình yêu đất nước luôn là mạch cảm hứng tinh khôi, bình dị. Cái thân thương nhất mỗi con người đều trải qua thời thơ ấu: Những phố mộc mạc và yên tĩnh/ Như chiều sâu của một tâm hồn người. Những hoài niệm về đất nước yên bình, giản dị.
Những con phố mộc mạc, yên tĩnh thanh bình như tâm hồn con người thuở nào. Đất nước trong hoài niệm của nhà thơ còn gắn với những kỉ niệm. Đó là một bếp lửa nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay, đó là chùm hoa gạo đỏ tươi, một tiếng tu hú, một căn nhà đơn sơ, một xóm ven đồi, một con gà mái, một góc tường rêu, hay một cánh hoa bìm bìm cũng gợi nhớ xa xôi:
Hoa bìm ơi hoa bìm!
Vẫn tròn trặn đơn sơ màu tím thế Nhƣ ƣớc vọng mở lòng ta thủ thỉ Có nét gì vẫn quyến rũ nhƣ xƣa
(Từ giã tuổi thơ)
Với tình yêu sâu đậm thì cái đẹp quê hương chính là ở trong lòng người, cho nên nhà thơ nhìn cái gì cũng đẹp, cái gì của quê hương cũng gắn bó thân thương. Nghĩ về nơi mình sinh ra và lớn lên, Bằng Việt luôn có những lời thơ ấm áp, tin yêu. Trong thơ ông, cảnh vật quê hương đất nước hiện lên tươi đẹp qua những chi tiết rất bình thường: Ôi những đồi chè đang lên xanh mướt/ Mạ nô đùa rồng rắn đuổi theo nhau/ Hoa tím ngát trong nắng chiều hạnh phúc/ Những nương khoai bừng trổ nỗi vui đầu… (Lời chào từ Việt Nam 1966). Cái đẹp gắn với những gì giản dị, bình thường nhất như tình yêu quê hương đã thấm vào máu thịt của nhà thơ.
Một đặc điểm nữa trong thơ Bằng Việt khi ông viết về đất nước đó là ông đƣa vào thơ rất nhiều những địa danh. Những mảnh đất từ Nam đến Bắc, từ chiến trường đến hải đảo… những nơi ông đã đi qua, đã gắn bó. Các bài thơ tiêu biểu như: Học trò Hà Tĩnh; Đêm gió Trường Sơn; Đất này, Thăng Long – Hà Nội; Bên địa đạo Vĩnh Quang; Huế, tấm lòng em; Trở lại Thái Bình; Truông nhà Hồ; Về Nghệ An thăm con; Quảng Bình, đêm nghe bom toạ độ; Hòn Khoai; Bến Ninh Kiều;… Ngay từ cách đặt nhan đề cho các tác phẩm của mình, Bằng Việt đã đưa vào hàng loạt các địa danh của đất nước. Điều này không chỉ chứng tỏ sự trải nghiệm của nhà thơ với nhiều vùng đất ông đã đặt chân tới. Những địa danh còn là cách Bằng Việt thể hiện lòng yêu nước, sự tự hào dân tộc. Đọc những nhan đề ấy, ta nhƣ cảm nhận đƣợc tác giả muốn tô đậm thêm bản đồ đất nước bằng những dấu ấn tài hoa.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ mà hào hùng, chúng ta không chỉ có tiền tuyến lớn miền Nam mà còn có sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc. Đất nước bị chia cắt, miền Nam oằn mình gánh chịu đạn bom của kẻ thù, miền Bắc miệt mài lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện người và của cho miền Nam kháng chiến. Khi viết về đất nước trong những năm tháng ấy, Bằng Việt không chỉ khắc hoạ sự hào hùng của đất nước trong chiến tranh mà còn khắc hoạ vẻ đẹp của đất nước trong lao động sản xuất.
Nhiều tác phẩm của ông như: Hương mùa thu, phố biển; Trở lại trái tim mình; Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh; Trở lại Thái Bình;…là những nét phác hoạ của nhà thơ về không khí lao động hăng say của miền Bắc để xây dựng đất nước và chi viện cho miền Nam.
Sau 1954, miền Bắc đƣợc giải phóng. Bên cạnh công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, miền Bắc còn gánh trách nhiệm nặng nề: là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Mỗi người dân đều ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của đất nước. Nhà thơ đã tinh tế
nắm bắt được những khoảnh khắc rất đời thường nhưng lại toát lên tinh thần của cả dân tộc. Đó là quê lúa Thái Bình – quê hương “năm tấn” đang cùng
“nắm tay nhau xây dựng lại đời ta” (Tố Hữu), quyết tâm đưa đất nước từ đói nghèo, hoang tàn vì chiến tranh tới ấm no, hạnh phúc:
Tiếng máy bơm, máy khoan đất liên hồi Tiếng búa đập, tiếng cƣa bào hối hả Thuyền đạm, thuyền than, thuyền đá Ruộng từng tầng đắp nổi vòng cung
(Trở lại Thái Bình)
Không khí rộn ràng, vui tươi của máy khoan, máy bơm, của tiếng cưa, tiếng búa…đã tạo nên âm thanh của cuộc sống mới. Bản hoà tấu ấy chính là hành trình của những con người “nghìn đời đói khổ” đang xoá đi vết thương của chiến tranh và của xã hội cũ để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Không chỉ ở Thái Bình mà khắp nơi đều vang lên tiếng gọi thiết tha, giục giã của ấm no:
Thành phố của bộn bề cần cẩu thép
Của những trụ, những đà, những xà ngang tời dọc Của màu khói xi măng, những ánh chớp lửa hàn Hàng cây số dài, búa máy râm ran…
(Hương mùa thu, phố biển)
Nhà thơ đã tái hiện cuộc sống lao động chân thực, không khí rộn ràng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Lời thơ vừa mộc mạc, giản dị vừa thiết tha đã đem đến cho người đọc những rung động sâu lắng. Đó là những lời thơ được viết ra từ trái tim vui sướng tột độ khi chứng kiến sự hồi sinh của đất nước. Đó cũng là lời khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng.
Chính sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần đó đã tiếp thêm nguồn sức mạnh lớn lao cho nhân dân miền Nam ngày đêm chiến đấu với kẻ thù và cuối cùng giành đƣợc thắng lợi vẻ vang trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975.
Nếu nhƣ mỗi nhà thơ có một miền đất riêng cho sáng tác của mình, thì với Bằng Việt, mảnh đất khởi nguồn cho cảm hứng thơ ca là Hà Nội. Những câu thơ của ông viết về Hà Nội qua chiến tranh xứng đáng xếp vào những câu thơ hào hùng, sinh động với những hình tƣợng thơ đẹp đẽ bậc nhất trong thơ Việt Nam về đề tài này:
Sông Hồng ơi! Dông bão chẳng thay màu Rùa thần thoại vẫn nhô lƣng đội tháp Chùa Một Cột đổ trên đầu giặc Pháp Lại nở xoè trọn vẹn đoá hoa sen
(Trở lại trái tim mình)
Dù vậy, nhìn một cách tổng quát các sáng tác của Bằng Việt, có thể thấy thế mạnh của ông không phải là những bài thơ về chiến tranh hay thế cuộc. Thơ Bằng Việt không có xu hướng vươn mạnh ra những đề tài về cái chung rộng lớn. Ngay khi viết về Hà Nội, bên cạnh những hình ảnh hào hùng, những ngôn từ ca tụng vẻ huyền diệu của một xứ sở, nhà thơ vẫn luôn có cái nhìn riêng, thể hiện những rung động riêng gắn với những kỉ niệm của đời mình. Bằng Việt không nhấn vào hình ảnh Hà Nội trong máu lửa mà thường tìm ra những khoảnh khắc đẹp đẽ, mộng mơ như hình ảnh người con gái Hà Nội dung dị, tươi tắn, thuỷ chung:
Thành phố trong mƣa. Hoa rắc trên đầu:
Hoa mƣa nở từng bông trên mái tóc Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhất Nhƣng thuỷ chung nhƣ một sắc mai già
(Tình yêu và báo động)
Chính vì cách khai thác đề tài đó mà thơ Bằng Việt khi viết về cái chung, cái lớn lao vẫn không sáo mòn và người đọc luôn nhìn thấy sau mỗi bài thơ là một nỗi lòng, một kỉ niệm riêng tƣ, một ấn tƣợng mới mẻ, một vẻ