CHƯƠNG 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT
2.1. Những nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Bằng Việt
2.1.1 Cảm hứng về đất nước
2.1.1.2. Cảm hứng về đất nước trong hoà bình
Mùa xuân 1975, sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước ta được hoàn toàn giải phóng. Chưa có niềm vui nào lớn hơn niềm vui đất nước vẹn toàn một dải và sạch bóng quân thù. Sự kiện ấy mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: độc lập, tự do. Toàn dân tộc nô nức, hân hoan trước niềm vui đất nước được giải phóng. Từ đây, nhân dân ta thoát khỏi sự đô hộ, bóc lột của thực dân, đế quốc, đứng lên làm chủ đời mình. Nói bao nhiêu cũng không đủ để diễn tả niềm vui độc lập, nói bao nhiêu cũng không hết cái vị nồng đượm, ngọt ngào của đất nước ngày toàn thắng. Hình ảnh đất nước tươi đẹp trong hoà bình đã đi sâu vào tâm hồn các nhà thơ và trở thành nguồn đề tài phong phú, cảm hứng bất tận giục giã họ sáng tác. Cùng chung mạch nguồn ấy, Bằng Việt cũng viết về đất nước với cả tấm lòng trân trọng, ngợi ca. Ở giai đoạn trước, khi viết về đất nước, thơ Bằng Việt mang đậm chất kí sự thì ở giai đoạn này khi viết về đất nước trong hoà bình, thơ ông nghiêng nhiều về triết lí, suy tư, giọng thơ cũng thâm trầm hơn, gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm.
Những bài thơ đầu thời kì hoà bình ông viết về đất nước bằng cái nhìn hồi tưởng. Đây cũng là đặc điểm chung của văn học nước ta trong thời hậu chiến. Bằng Việt đã đi qua những vùng đất sau mƣa bom, bão đạn, nay đang dần hồi sinh nhƣ bến Ninh Kiều, Tây Ninh, Huế, Hòn Khoai, Quảng Bình,…
Và ở đâu nhà thơ cũng cảm nhận sự đổi thay mạnh mẽ của cuộc sống. Từ giây phút đầu tiên của nền độc lập khiến con người còn chưa tin vào sự thật, niềm vui quá lớn khiến ai cũng ngỡ ngàng:
Ngọn đèn nghìn thước miền Tây Chia tay đêm ấy, ngập đầy xa xanh…
Buồn, vui…dâng hết trong mình Sớm mai ra…đã hoà bình thật sao?
(Đêm cuối cùng trên đường 20)
đến đổi thay của từng mảnh đất, từng con người sau đạn bom khốc liệt:
Tôi đi như bốc lên trên bụi đường số Một Gạch vụn hai bên, người đang tới dựng nhà
Nhịp cầu mới vươn tay kéo những nhịp cầu đã sập Cây nham nhở tàn tro vừa kịp nhú nhành hoa…
(Đất nước)
Sức mạnh của bom đạn có thể vùi lấp, đốn ngã chứ không thể huỷ diệt sự sống trên mảnh đất quê hương. Những vết thương do chiến tranh gây ra đang dần dần đƣợc hàn gắn. Những đống gạch vụn, tro tàn của cuộc chiến ác liệt lại một lần nữa có sự hồi sinh. Những con người cần mẫn đang dựng lại nếp nhà, dựng lại cuộc sống ngay trên đống đổ nát, hoang tàn, ngay tại nơi mà giặc Mỹ muốn chôn vùi mọi sự sống, mọi niềm hy vọng:
Tới cực Nam rồi… Trời, nước, bãi, bờ… đâu?
Một giải sông xa óng ánh hai màu, Bên tả ngạn thấm mùn tràm đỏ lựng Bên hữu ngạn ngời ngời muôn lớp sóng Nhƣ mây báo hừng đông, nhƣ vô tận sắc cờ!
(Đất trẻ)
Đất nước sau chiến tranh đang thay da đổi thịt từng ngày, và đó cũng là niềm vui chung của tất cả mọi người. Chính vì thế, mỗi địa danh, mỗi vùng đất đi qua đều để lại dấu ấn trong lòng tác giả và đƣợc soi chiếu vào thơ bằng niềm vui bất tận. Niềm vui của một cuộc sống mới, độc lập, tự do, bốn bề đông vui và cả những trăn trở về công cuộc xây dựng lại quê hương từ những mất mát, đau thương:
Đây chính thực làng ƣ?
Đâu dấu mộ ông bà?
Lƣợm bát nhang vỡ đôi, ngó bờ kênh san phẳng
Những tội ác mà kẻ thù gây ra có những vết thương dễ dàng thay da đổi thịt nhưng có những vết thương không dễ gì hàn gắn được. Tất cả hầu như đều bị bom đạn kẻ thù phá huỷ hoàn toàn, những nơi gắn bó thân quen nhất cũng khó lòng nhận ra được. Nhưng vượt lên mọi nỗi đau, con người vẫn tin vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp: Ấy! Cái sức của con người lạ lắm/ Trổ hết mình ra, ai đã biết bao giờ? (Dọn về làng cũ)
Trong thơ Bằng Việt, hình ảnh đất nước Việt Nam trong hoà bình gắn với những đức tính ngàn đời của dân tộc:
Dân tộc lam làm, thảo lảo bao đời Mà lận đận suốt ngàn năm đánh giặc
Dành dụm chút yên hàn, nai lƣng thời bóp chắt Để gây dựng cơ đồ qua bao bước gieo neo
Dân tộc không hằn thù, dân tộc thích thương yêu (Gương mặt)
Bằng con mắt chiêm nghiệm và mạch suy tƣ, nhà thơ đã suy nghĩ về đất nước theo chiều dài lịch sử với những chứng tích của một thời vàng son đã qua. Gương mặt như một lời tổng kết về lịch sử để đúc rút đến hiện tại và tương lai. Đó là Thánh Gióng, Văn Lang, Âu Lạc với tầm bánh dầy, bánh
chƣng; đó là tình nghĩa thuỷ chung với Tiên Dung, Chử Đồng Tử; đó là trí tuệ dân gian nhƣ Trạng Quỳnh, Trạng Lợn; là hát đúm giao duyên… Tác giả đã dùng những nét bút tài hoa để vẽ nên gương mặt của một dân tộc vốn là thứ vô hình, khó nắm bắt. Gương mặt ấy không chỉ là sông núi mà còn được thổi hồn bằng chính những con người yêu chuộng hoà bình, cần cù chịu khó và bề dày văn hoá mấy nghìn năm.
Hình ảnh đất nước sau chiến tranh được nhà thơ khắc hoạ trong dòng chảy bất tận của niềm say sƣa ca ngợi. Bằng Việt đã tập trung ở những vẻ đẹp của những điều giản dị “đất nước xôn xao trong ta, thì thầm trong ta” với muôn vàn trạng thái hồi sinh trên mọi miền quê hương yêu dấu. Trên khắp mọi miền Tổ quốc, đâu đâu cũng là không khí vui tươi, hăng say lao động sản xuất. Từ vùng quê lúa Thái Bình (Trở lại Thái Bình), đến thành phố cảng Hải Phòng (Hương mùa thu, phố biển), sự thay da đổi thịt của vùng đất Điện Biên (Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh), sự phát triển của làng gốm Bát Tràng (Nghe trong mƣa Bát Tràng) đến những vùng đất sinh sôi của Nam bộ và vùng cực Nam của Tổ quốc (Đất trẻ, Hòn Khoai)… Những bài thơ đều mang cảm hứng vui tươi của nhà thơ trước sự đổi mới của đất nước.
Không còn súng, còn bom, còn hoả châu nhấp nhoáng Không còn xe xích khuya nghiến lạo xạo trên đường
Không còn tiếng người kêu, tiếng thở hắt của những đêm bóp cổ Đời trở lại hiền hoà trên mặt đất thong dong
(Về xóm nhỏ trên cồn)
Mọi thứ đã lùi xa vào quá khứ để trả lại cuộc sống yên bình, hiền hoà vốn có. Trên đất nước không còn sự hiện diện của những vũ khí giết người nhƣ súng, bom, hoả châu mà kẻ thù đem đến và cũng không còn sự đe doạ nào cả về thể xác lẫn tinh thần đối với nhân dân. Trong niềm vui sướng ấy, thiên nhiên và con người hoà hợp trong bức tranh quê hương đang chuyển
mình: Một dải U Minh trải dài phía dưới/ Xanh ngút ngàn xanh, kênh rạch xẻ trùng trùng/ Nước bao la ôm lấy bãi, lấy đồng/ Đất sinh nở từng ngày, nước đổi thay từng phút…
Cả đất nước ngập tràn trong niềm vui độc lập. Nhưng con người vốn hiền lành chân chất buộc phải cầm súng trong chiến tranh nay lại đƣợc trở về với đồng ruộng quê hương. Họ tin vào tương lai và bắt tay xây dựng cuộc đời ngay tại nơi mà chiến tranh tàn phá, huỷ diệt. Tinh thần hăng say ấy đƣợc nhà thơ nắm bắt và thể hiện ngay từ lúc mới định hình:
Những vòng đồi quanh anh còn mở ra xa ngái Dãy phố sẽ định hình, vườn tược sẽ sinh sôi, Từ lúc mới tay không, chƣa sinh cơ lập nghiệp Đã nhìn ra hạnh phúc của nhau rồi!
(Bè bạn một vùng đồi)
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết trong Mùa lạc: “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hy sinh, gian khổ”. Và trong chính hoàn cảnh sự sống tưởng như đã bị chôn vùi thì sức mạnh phi thường của những con người bình thường lại làm nên sự sống, đặt những viên gạch nền móng cho một trang sử mới của dân tộc Việt Nam.