Quan niệm về thơ của Bằng Việt

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ TƯ DUY THƠ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ BẰNG VIỆT

1.2. Hành trình sáng tác thơ của Bằng Việt

1.2.3. Quan niệm về thơ của Bằng Việt

Bằng Việt là một trong số những nhà thơ thời chống Mỹ rất có ý thức về sáng tạo thơ ca. Có thể thấy những quan niệm đó đƣợc bộc lộ qua những bài phát biểu dưới dạng lí luận vừa được thể hiện qua những sáng tác của nhà thơ.

Con đường đến với thơ ca của Bằng Việt có ảnh hưởng trực tiếp từ bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam những năm 60. Nhƣ những nhà thơ trẻ cùng thời, ông có ý thức sâu sắc về vai trò, sứ mệnh lịch sử của thế hệ mình “cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai”, để từ đó ông xác định rõ tư tưởng, nhận

thức cho con đường sáng tạo thơ ca của mình. Nói về quan niệm của Bằng Việt về thơ ca thực chất là đi tìm hiểu quan điểm nghệ thuật của ông. Với hành trình hơn bốn mươi năm sáng tạo, Bằng Việt tự đúc kết cho mình lí luận đúng đắn và tâm huyết về thơ. Ông từng phát biểu: “Thơ viết trong thời kì ấy cũng là thước đo một thái độ sống, một nhân cách sống. Không một nhà thơ nào sống đớn hèn, lẩn tránh, đào ngũ trong thời kì ấy mà lại thành một nhà thơ lớn được”. Rõ ràng, những năm tháng hào hùng ấy, người nghệ sĩ và người chiến sĩ như hoà nhập, những vần thơ được viết từ chính trái tim đầy nhiệt huyết, không sợ hy sinh, bom đạn chiến trường mới thực sự lay động được người đọc.

Bằng Việt rất quan tâm đến sự chân thành trong thơ. Với ông, thơ là tiếng nói của tâm hồn và phải đƣợc cất lên từ tâm hồn. Đây chính là yếu tố đầu tiên người nghệ sĩ phải xác định cho mình trước khi cầm bút. Khi trả lời câu hỏi của nhà báo: “Những phẩm chất nhà thơ cần có là gì?” Bằng Việt đã xác định phẩm chất đầu tiên của người làm thơ là sự “chân thành”. Có lẽ chính bằng sự chân thành ấy mà thơ Bằng Việt đƣợc tin yêu, từ đó dễ dàng ghi dấu trong lòng bạn đọc.

Với Bằng Việt thơ là phần tinh tuý nhất của phương tiện thể hiện và trình diễn bằng lời, càng thể hiện súc tích và sâu xa bản chất và nội tâm mỗi con người càng đặc sắc. Từ kinh nghiệm của một nhà quản lí nghệ thuật, Bằng Việt rất coi trọng tính cá biệt và tính đặc thù, tính độc đáo trong mỗi khám phá nội tâm của mỗi chủ thể trong thơ. Khát khao khẳng định cái Tôi độc đáo ấy luôn hoà quyện với những lí tưởng nhân văn cao đẹp của cái Ta. Trong bài viết thay lời tựa của nhà thơ Bằng Việt cho tập sách Tác phẩm chọn lọc của ông, nhà thơ đã khái quát và đúc kết lại các đặc điểm về phương pháp và thế giới quan chung cho các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Qua đó Bằng Việt phác hoạ nên những đặc trƣng của các sáng tác trong thời kì

này. Đây là câu chuyện của cả một đời người cầm bút với hơn bốn mươi năm trăn trở, suy ngẫm, chiêm nghiệm và sáng tạo. Ông viết: “Có một điểm, có lẽ là điểm mấu chốt nhất của thế hệ văn học trưởng thành trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đó là phạm trù cái tôi biết tự nguyện điều tiết thế nào trong cái ta, bản thể cá nhân mình hoà nhập đến đâu với cả thế hệ mình và biết đặt mình vào mối quan hệ tương hỗ như thế nào để đóng góp trên ý thức xây dựng chung, cho tất cả cộng đồng”. Bằng Việt mong “sẽ đƣợc cởi tấm lòng trọn vẹn với bạn đọc cũng nhƣ thơ mình luôn luôn là nơi giãi bày, chia sẻ”, nhƣng đồng thời cũng mong muốn mỗi nhà thơ cần luôn phấn đấu làm sao để con người luôn được quyền đứng thẳng, được hít thở hết mình, vươn cao đến hết tầm vóc thực sự của mình để sánh bước đồng hành cùng nhân loại.

Quan niệm thơ đúng đắn và nghiêm túc đó xuất phát từ một trái tim tràn đầy nhiệt huyết, một tƣ duy thơ sắc sảo, thông minh. Xuất phát từ quan niệm đó mà nhà thơ Bằng Việt đã và sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc bằng tình cảm yêu mến, chân thành.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)